1.2 .Về cộng đồng Việt kiều ở Đông Bắc Thái Lan
1.2.2. Giai đoạn từ năm 1946 đến năm 2013
Đợt di cư lớn nhất của người Việt vào vùng Đông Bắc Thái Lan diễn ra vào năm 1946. Người Thái gọi những người Việt nhập cư vào đất Thái lúc này gọi là “Khôn Duôn Ộp Pạ Dốp”. Nghĩa là người Việt tản cư hay người Việt di cư, hoặc còn gọi với tên khác là “Duôn Mại”, nghĩa là người Việt mới.
Thực dân Pháp vạch kế hoạch tái chiếm Đông Dương nằm trong mưu đồ khôi phục các thuộc địa đã bị mất. Tháng 3 năm 1946, Thực dân Pháp mở đầu chính sách vũ trang xâm lược Lào với mục tiêu chính là các vùng Trung Lào và Thượng Lào. Trong đợt tấn công tái chiếm đầu tiên này, thực dân Pháp đã đàn áp khốc liệt lực lượng vũ trang của quân đội Lào, thường dân Lào và lực lượng quân Việt kiều cứu Quốc.11
Đầu năm 1946, Pháp chiếm Savanakhet khiến cho người Việt, lực lượng cứu nước Lào và lực lượng du kích Việt Nam phải chạy qua sông Mekong sang Thái Lan. Một nhóm khác sang Sepon. Viêng Chăn bị xâm lược ngày 25 tháng 4 năm 1946. Những người Việt Nam đã phải chạy qua sông Mekong tới đất Thái Lan ở huyện Sri Chieng Mai (Nong Khai). Lực lượng
10 Nguyễn Hồng Quang (2007), Tài liệu đã dẫn , tr. 23-24. 11 Nguyễn Hồng Quang (2007), Tài liệu đã dẫn, tr. 24-25.
cứu nước Lào và Việt Nam ở trên đất Lào tại nhiều tỉnh khác nhau nằm dọc bờ sông Mekong từ Chiang San, Nong Khai, Nakhon Phanom, Mukdahan, Ubonratchathani.12
Nhiều cư dân người Việt đang sinh sống ở Lào đã đứng về phía Lào Ixara (người Lào tự do) chống lại các lực lượng Pháp. Họ đã chiến đấu rất dũng cảm và cuối cùng đã bị thất bại. Họ đã phải chạy trốn khỏi Lào, vượt sông Mekong sang đất Thái. Đại bộ phận những người Việt từ Lào sang Thái đều có quê quán ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Họ ở ngay những tỉnh đối diện với Lào như Nong Khai và Udon Thani (đối diện với Viêng Chăn), Nakhon Phanom và Sakon Nakhon (đối diện với Khammuon-Thakhek), Ubon Ratchathani (đối diện với Pakse).
Theo con số thống kê của cảnh sát Thái Lan thì số lượng người Việt di cư từ Campuchia và Lào sang Thái Lan giai đoạn này khoảng 46.700 người với khoảng 13.000 gia đình, từ tháng 3 năm 1946. Phần lớn người Việt Nam sống ở miền Đông Bắc Thái Lan.13
Sau khi đánh chiếm Thakhek vào tháng 3 năm 1946, thực dân Pháp tiếp tục đàn áp quân và dân thủ đô Viêng Chăn, hoàn toàn chiếm Viêng Chăn vào ngày 25 tháng 4 năm 1946. Binh đoàn chiến đấu Lào và bộ đội Việt kiều cứu quốc đã hành quân vượt dòng Mekong sang bờ Thái Lan, tập kết tại các điểm chốt ở Chiang Saen, Nong Khai, Sakon Nakhon, Nakhon Phanom, Mukdahan, và Ubonratchathani để tiếp tục chiến đấu. Trong những ngày tập kết ở đây, bộ đội Lào và quân dân Việt kiều đã nhiều lần vượt sông về Viêng Chăn chiến đấu, quyết liệt giáng trả lực lượng quân Pháp. Trận tấn công huyện Tha Bo tỉnh Nong Khai, thực dân Pháp đã có quân đổ bộ lên bờ sông bên phía Thái Lan tiến sau vào trong thị trấn bắn phá tàn sát người dân trong
12 Thanyatip Sripana và Trinh Dieu Thin (2005), Tài liệu đã dẫn, tr. 25. 13 Nguyễn Hồng Quang (2007), Tài liệu đã dẫn, tr. 25.
phố, giết hại hàng loạt người Việt Nam vừa tản cư sang, trong đó có nhiều người già và trẻ em. Để tránh những tổn thất xảy ra đối với tính mạng của toàn thể nhân dân Thakhek, ngày 17 tháng 3 năm 1946 Ủy ban bảo vệ tỉnh Thakhek ra quyết định di chuyển bộ phận nhân dân Thakhek bao gồm phụ nữ, người già và trẻ em, bất kể là người Lào hay người Việt hay người nước ngoài khác đều phải ra khỏi thành phố, vượt sông Mekong, tản cư sang phía bên kia đất Thái Lan thuộc tỉnh Nakhon Phanom.14
Tháng 9 năm 1946, người Việt Nam thành lập cơ quan đại diện của chính phủ Việt Nam tại Băng Cốc. Đây là sự kiện rất quan trọng của phong trào yêu nước và cứu quốc Việt Nam hoặc Việt kiều Thái Lan đặc biệt là khu vực Đông Bắc. Theo lời chủ tịch Hồ Chí Minh: “thà hy sinh chứ nhất quyết không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”. Đại diện của Việt kiều khóa năm 1947 - 1948 ở Thái Lan đã hợp tác với quân đội Lào và Việt Nam chống lại thực dân Pháp15 và nhận dược sự trợ giúp từ phong trào Tự do Thái Lan và chính phủ Thái. Do đó, họ có thể sử dụng một phần của các huyện và tỉnh Nakhon Phanom, Nong Khai, Sakon Nakhon như huyện Sri Chiang Mai, Phon Visai, Bung Kan, Tha Bo, Sawang Dindang.
Tuy nhiên, trong vòng 10 năm từ 1948-1957, dưới sự cầm quyền của Pleak Phibulsongkhram, Thái Lan đã đặt ra những chính sách nhập cư nghiêm ngặt với Việt kiều với 4 lần đưa ra chính sách cụ thể vào các năm 1948,1950, 1953 và 1954. Những bước đi này của chính phủ Thái Lan đều liên quan đến việc Thái Lan ngày càng xích lại gần hơn đối với Mỹ để chống lại chủ nghĩa cộng sản, với quan điểm cho rằng Việt kiều ở Thái Lan có sự hỗ trợ lớn đối với chính phủ của Hồ Chủ tịch, là mầm họa cộng sản trên đất Thái.
14 Nguyễn Hồng Quang (2007), Tài liệu đã dẫn, tr. 26.
Đầu năm 1954 khi chiến dịch Điện Biên Phủ gần đến thắng lợi, chính quyền Thái Lan càng thẳng tay đàn áp Việt kiều mạnh mẽ hơn. Hàng loạt cuộc bắt bớ Việt kiều diễn ra, nhà tù Bang Khoang và La hu thot (Lỗi nhẹ) tiếp tục giam giữ tù chính trị Việt kiều ngày một đông. Ngoài ra chính phủ Thái Lan còn tuyên bố sẽ liên hệ với chính quyền miền Nam Việt Nam để đưa Việt kiều về miền Nam theo kế hoạch đã định. Tuyên bố này đã gây ra cuộc đàn áp trong suốt 3 năm buộc Việt kiều về miền Nam Việt Nam, trước khi chính phủ Tướng Plaek Phibunsongkhram bị đảo chính tháng 8 năm 1957. Chính phủ mới của Thái Lan tuyên bố thả tất cả các tù nhân ở cả hai nhà tù vừa nêu, kể cả tù chính trị của Koong Tuad Kon Khau Muang (Ban nhập cảnh) mà họ bắt giam từ trước. Tuy nhiên, những người được thả chỉ được phép trở lại địa phương nơi họ cư trú trước khi bị bắt, hàng tháng phải trình diện với chính quyền địa phương và ở đó để chờ sự đàm phán hồi hương mà hai chính phủ đang nỗ lực tìm kiếm giải pháp để việc hồi hương thành hiện thực.16
Về số lượng người Việt Nam di cư tại Thái Lan, năm 1956, lần đầu tiên chính phủ Thái Lan đã kiểm tra số lượng người Việt Nam di cư, bao gồm 46.600 người như sau:17
Ubonratcha Thani khoảng 6.500 người Nakhon Phanom khoảng 16.200 người Sakon Nakhon khoảng 6.300 người Nong Khai khoảng 12.600 người Prachinburi khoảng 2.000 người
Tổng khoảng 46.600 người
16 Trịnh Diệu Thìn và Thanyathip Sripana(2007), sách đã dẫn, tr. 212-213. 17 Khachatphai Burutsaphat (1978), Việt Kiều, Jareanvit, Bangkok, tr. 19.
Số lượng này có thể nhiều hơn, vì chính phủ mới kiểm tra 5 tỉnh. Ngoài ra, còn người Việt Nam di cư sinh sống ở các khu vực khác.
Đến giữa thập niên 50 của thế kỷ XX, bắt đầu xuất hiện vấn đề hồi hương18 Việt kiều ở Thái Lan về nước. Năm 1955 sau khi thành lập khối SEATO, Mỹ tổ chức một hội nghị liên tịch Mỹ - Thái và chính quyền miền Nam Việt Nam trong đó có đề cập đến vấn đề cộng đồng người Việt Nam tị nạn chiến tranh Đông Dương ở Thái Lan. Theo nhận định của Mỹ, lúc này cộng đồng người Việt khối tản cư ở vùng Đông Bắc Thái Lan là một khối đoàn kết yêu nước vững chắc, cực kỳ nguy hại đối với nền an ninh vùng biên giới phía Đông và Đông Bắc Thái Lan. Đồng tình với nhận định trên và để lấy lòng Mỹ, chính phủ của Thủ tướng Plaek đồng thời tuyên bố: “Chiến tranh Đông Dương kết thúc, cộng đồng người Việt Nam tản cư ở Đông Bắc Thái Lan là những người lánh nạn chiến tranh, nay chưa có điều kiện về miền Bắc Việt Nam thì phải trở về miền Nam Việt Nam”. Về phía chính quyền miền Nam Việt Nam, họ cũng tỏ ra tích cực tiếp nhận việc đưa Việt kiều Thái Lan về miền Nam Việt Nam. Họ chưa chuẩn bị ngân sách, phương tiện đón tiếp và thành lập Ủy ban đón tiếp Việt kiều. Trên thực tế tình hình chính trị miền Nam Việt Nam lúc này về cơ bản đã thay đổi, người Mỹ đã thực sự thay thế vị trí của người Pháp. Do đó việc dàn xếp để chính quyền miền Nam Việt Nam tiếp nhận số đông Việt kiều lần này, ngoài lý do khẳng định việc chính
18 Về mặt ngữ nghĩa, theo Từ điển tiếng Việt (Trung tâm từ điển Ngôn ngữ - Viện Khoa học xã hội Việt Nam, xuất bản năm 1992, tr 459) “Hồi hương” nghĩa là: “Trở về, hoặc cho trở về quê hương, xứ sở, sau nhiều năm sinh sống ở nơi xa, ở nước ngoài, thí dụ: Viềt Kiều hồi hương”. Nghĩa hiển ngôn là như vậy, song trên thực tế, cụm từ này đối với cộng đồng Việt Kiều Thái Lan kể từ cuối thập niên 1950 nó được dùng như một thuật ngữ chính trị để chỉ việc cộng đồng người Việt khối tản cư ở vùng Đông Bắc Thái Lan được tổ chức đưa trở về quê hương sau cuộc đàm phán giữa hai Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và Thái Lan, kết thúc trước sự chứng kiến của Hội Chữ thập đỏ quốc tế tháng 8 năm 1959. Kể từ đó cụm từ “hồi hương” gần như chỉ dùng để chỉ cuộc hồi hương lịch hương sử này, đồng thời chỉ đặc điểm cộng đồng những người tham gia cuộc hồi hương đó, mà không dùng phổ biến đối với các cuộc trở về quê hương của người Việt Nam ở hải ngoại nói chung, cho dù họ về thăm, hay về ở hẳn quê nhà. Những cuộc trở về theo kiểu sau này thường chỉ gọi là Việt Kiều về nước, hay Việt Kiều về ở hẳn quê nhà, không gọi là Việt Kiều hồi hương [Trịnh Diệu Thìn và Thanyathip Sripana; 214].
phủ Thái Lan công nhận chính quyền miền Nam ra, người Mỹ còn hy vọng sẽ có thêm quân số tăng cường cho lực lượng quốc phòng của chính quyền miền Nam nhắm chống lại chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa, nằm trong chiến lược chống cộng sản của Mỹ.19
Nói chung, việc gây sức ép nhằm đưa Việt kiều về miền Nam Việt Nam của chính phủ Thái Lan diễn ra suốt từ năm 1955 đến 1958 đều nằm trong giai đoạn các nhiệm kỳ Thủ tướng Thái Lan thân Mỹ. Họ dựa vào chính sách chống cộng sản của Mỹ để thực thi đường lối kỳ thị, bài xích và đàn áp cộng đồng Việt kiều, nhằm vào Việt kiều khối tản cư là chính.20
Các nhân chứng đều có nhận định chung rằng, sự quyết liệt trong các chiến dịch bài xích, đàn áp Việt kiều xảy ra ở thời kỳ nào cũng như nhau, khác chăng chỉ ở biện pháp thi hành. Riêng thời kỳ của Thủ tướng quân phiệt (Tướng) Sarit Thanarat thì tàn khốc hơn, chính quyền của ông đã lập ra trại tập trung Lat Bua Khao ở Nakhon Ratchasrima, những trại giam hết sức tồi tệ dùng để nhốt Việt kiều. Những năm sau này khi cuộc hồi hương bị tạm hoãn, đến thời kỳ của Thủ tướng Thanom còn mở thêm “trung tâm xét hỏi” ở thủ đô Bangkok cũng dành riêng để tra hỏi Việt kiều bị bắt. Dưới những hình thức bắt giam và tra xét này, sự kỳ thị, bài xích Việt kiều ngày đó được đẩy lên đỉnh điểm căng thẳng, đến nỗi một vài giới chức Thái Lan đương thời gọi nó là thời kỳ của “hội chứng người Duôn”.21
Tuy nhiên, cuối cùng thì lối thoát cũng đã mở ra bằng cuộc đàm phán chính thức về vấn đề hồi hương cho cộng đồng người Việt Nam khối tản cư ở Thái Lan, lần đầu tiên được tổ chức tại thủ đô Rangon Myammar giữa Hội Chữ thập đỏ của hai nước Thái Lan và Việt Nam. Xét ở góc độ chính trị và ngoại giao, về phía Thái Lan, thời gian qua tỏ ra không tán thành giải quyết
19 Trịnh Diệu Thìn và Thanyathip Sripana(2007), Sách đã dẫn, tr. 217. 20 Trịnh Diệu Thìn và Thanyathip Sripana(2007), Sách đã dẫn, tr. 218. 21 Trịnh Diệu Thìn và Thanyathip Sripana(2007), Sách đã dẫn, tr. 219.
vấn đề Việt kiều bằng đàm phán, không đơn thuần muốn đẩy Việt kiều về miền Nam Việt Nam, mà vì khúc mắc ở chỗ: nếu chính thức đàm phán với chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa là đồng nghĩa với việc chính phủ Thái Lan công nhận nước Việt Nam dân chủ cộng hòa trên phương diện ngoại giao. Đó là điều hoàn toàn trái ngược với đường lối đối ngoại thân Mỹ mà chính phủ Thái Lan đang đeo đuổi. Về phía chính phủ Việt Nam và cộng đồng Việt kiều ở Thái Lan, cuộc đàm phán thực hiện được coi như là một thắng lợi bước đầu về mặt chính trị và ngoại giao, sao bao nhiêu khó khăn vất vả mới giành được.22
Ngày 14 tháng 8 năm 1959 tại Rangoon, Myanmar, “Thỏa thuận giữa Hội hồng thập tự Thái Lan và Hội hồng thập tự Việt Nam dân chủ cộng hòa” được ký kết. Đây là cơ sở cho việc tổ chức hồi hương tự nguyện Việt kiều ở Thái Lan.23 Thành công lớn trước tiên đến với toàn thể Việt kiều Thái Lan, sau bao nỗ lực tìm kiếm nay đã có được bản Hiệp định hồi hương đầu tiên của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Nói là đầu tiên bởi không lâu sau đó cũng có Hiệp định hồi hương cho Việt kiều Tân thế giới và Tân đảo, hai đảo phía Nam Thái Bình Dương nay là hai quốc gia Nouvelle Caledonia và Vanuatu. Việt kiều ở hai nơi này có chuyến hồi hương về nước Việt Nam ngày 12 tháng 1 năm 1961. Như vậy, từ đây cụm từ “hồi hương” mang tính thuật ngữ dùng cho cộng đồng người Việt ở Thái Lan ra đời. Ở một chừng mực nhất định nó đã góp phần làm thay đổi thân phận của một bộ phận không nhỏ Việt kiều Thái Lan đã hồi hương hiện đang sinh sống trên mọi miền Tổ quốc Việt Nam.24
22 Trịnh Diệu Thìn và Thanyathip Sripana(2007), Sách đã dẫn, tr. 219-220.
23 Phan Hữu Tuấn (2011), “Về cộng đồng người Việt nam tại Thái Lan”. Tập chí Sự kiện & nhân vật nước
ngoài, (số 11), trang 79.
Cuối năm 1959 đầu năm 1960, sau khi có thông báo chính thức của Ủy ban hồi hương về việc đưa Việt kiều tản cư ở Thái Lan hồi hương theo Hiệp định đã ký ngày 14 tháng 8 năm 1959, Việt kiều Thái Lan chấp hành chủ trương chung của tổ chức Việt kiều, xác định cho mình tinh thần về nước là để đóng góp công sức cho sự nghiệp xây dựng quê hương đất nước. Để thực hiện điều này, mọi gia đình đã thu gom đồ nghề, và tranh thủ rèn luyện nâng cao tay nghề, mua sắm dụng cụ để khi về đến quê hương không trở thành gánh nặng cho chính phủ trong thời kỳ đầu khôi phục và phát triển kinh tế theo đường lối xã hội chủ nghĩa.
Ngày đó, trình độ kỹ thuật và kinh nghiệm nghề nghiệp cũng là yếu tố quan trọng giúp bộ phận tuyển dụng ở địa phương gặp nhiều thuận lợi trong việc tạo công ăn việc làm cho Việt kiều ở tuổi lao động mà số lượng tăng lên hàng tháng từ các chuyến tàu hồi hương. Số công nhân có tay nghề cao trong công nghệ cơ khí máy móc được bổ sung vào các nhà máy ở địa phương, phần lớn được phục hồi sau hòa bình lập lại năm 1954.
Một số Việt kiều tham gia vào các hợp tác xã, trở thành xã viên của hầu hết các hợp tác xã tiểu thủ công ở địa phương đồng thời đóng góp công cụ sản xuất vào hợp tác xã. Hình thức góp vốn, góp công cụ sản xuất vào làm ăn tập thể trong các hợp tác xã loại nhỏ hay hợp tác xã cao cấp được Việt kiều Thái Lan hồi hương hưởng ứng và làm ăn có hiệu quả ngay từ những năm từ 1961 - 1963, là những năm phong trào thi đua lao động sản xuất, khôi phục và phát