Giai đoạn từ năm 1946 đến năm 2001

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) việc giảng dạy về việt nam ở đông bắc thái lan trường hợp tỉnh nakhon phanom (giai đoạn 1946 2013) (Trang 56 - 68)

1.2 .Về cộng đồng Việt kiều ở Đông Bắc Thái Lan

2.2. Việc giảng dạy về Việt Na mở tỉnh NakhonPhanom

2.2.2. Giai đoạn từ năm 1946 đến năm 2001

Bước vào năm 1946, việc giảng dạy của cộng đồng Việt kiều ở tỉnh Nakhon Phanom nói riêng và ở Đông Bắc Thái Lan nói chung bước sang một giai đoạn mới khi khu vực này đón nhận nhiều Việt kiều sang lánh nạn từ Lào trong bối cảnh Thakhek thất thủ trước sự tấn công của thực dân Pháp vào ngày 21 tháng 3 năm 1946. Tình hình Thái Lan lúc đó cũng có những thuận lợi lớn cho cộng đồng người Việt nhập cư. “Thủ tướng Pridi Phanomyong đã chuẩn bị chỗ ăn ở cho Việt kiều ở những nơi họ lánh nạn cùng với một số lương thực và thuốc men. Ông đã chỉ thị cho chính quyền địa phương tìm kiếm công việc để giúp Việt kiều tăng thu nhập giảm bớt khó khăn như việc làm đường, sửa các tuyến đường…”.66

Đứng ra tổ chức việc dạy học là một nhóm Việt kiều di cư sang Thái Lan.67 Không ai nói rõ tên cụ thể của những người trong nhóm này nhưng theo Vương Đình Chính, có thể có Vương Đình Chính, Lý Ba (Nong Seang), Nguyễn Trung Thu, Vũ An, Trương Ánh, Thầy Nguyễn Tài....68 Rất may, trong số những Việt kiều di cư tới Thái Lan, có những người đã được học trong các trường dưới thời Pháp thuộc. Ví dụ, một vị học lớp vỡ lòng và lớp 5 thời Pháp thuộc, sau đó sang Lào vẫn học lớp 4, lớp 3 và lớp nhì dưới. Khi tản cư sang Thái Lan vào ngày 21 tháng 3 năm 1946, ông được phân công dạy lớp bình dân học vụ. Tại Nong Seang Nua, giữa năm 1947, ông được bố mẹ cho học chương trình lớp 4 mới ở trường ông Lý Ba Nong Seang. Ông còn nhớ và biết ơn các thầy Nguyễn Trung Thu, Vũ An, Trương Ánh và thầy Nguyễn Tài.69

66 Trịnh Diệu Thìn và Thanyathip Sripana (2007), Sách đã dẫn, tr.143.

67 Nguyễn Sĩ Tường (เทียมศักดิ์ เวียงประเสริฐ), Giáo viên cũ dạy từ lớp 7 (khoảng 1967), Công đồng người Việt thế hệ thứ 2, 67 tuổi, ở Muong Nakhon Phanom, ngày phỏng vấn 28/1/2014.

68 Vương Đình Chính (2004), Tâm sự Giáo Viên Nakhon Phanom Thái Lan, Nakhon Phanom, tr. 1 69 Vương Đình Chính (2004), Sách đã dẫn, tr. 1.

Tập thể giáo viên của cộng đồng Việt kiều gồm trên 30 nam nữ ở các làng Muang, Kat, Watpa, Mongmai, Nong Seang, Ban Nua, Ban Buk huyện Muang tỉnh Nakhon Phanom. Các thầy chia lớp thành hai lớp A và B dạy các môn toán, văn, sử, địa, vẽ, viết, giáo dục công dân. Mỗi ngày học 2 buổi và có giải trí bằng đánh bóng bàn.70 Các thầy thường lấy các tác phẩm của Hồ Chí Minh (các bài thơ, các bức thư, những bài học, sự tích như Sơn Tinh Thủy Tinh, Âu Cơ, Hồng Bàng...) làm tư liệu để dạy Việt kiều, trong đó nhấn mạnh tới lời của Hồ Chí Minh từng dạy Việt kiều khi đang sống ở Thái Lan “Đi cho người ta nhớ, ở cho người ta thương”.71 Các thầy nỗ lực truyền đạt cho Việt kiều yêu quê hương, yêu độc lập, tự do, căm ghét quân thù xâm lược. Cho đến nay đã hơn 60 năm những điều này vẫn còn trong trái tim, khối óc của Việt kiều. Tất cả chương trình học đều theo chương trình tại Việt Nam, vì họ cho rằng khi về nước sinh sống sẽ không khó khăn trong việc học hành.72 Sự phối hợp giảng dạy lúc đó là giáo viên, gia đình và cộng đồng (ba người thầy) phải phối hợp để dạy con em.73

Nhà trường để ra lịch sinh hoạt học tập và kỷ luật chặt chẽ. Thời khóa biểu cụ thể của một ngày là: buổi sáng 5 giờ dậy tập thể dục, vệ sinh; 6 giờ ăn sáng; 7 giờ vào học; 11 giờ ăn cơm trưa; 12 giờ nghỉ trưa; 13 giờ học chiều; 17 giờ thể thao, làm vườn; 18 giờ 30 ăn cơm; 19 giờ 30 làm bài, đọc sách; 21 giờ tắt đèn đi ngủ.74 Sáng thứ Năm tổng vệ sinh trường và làm vườn, trồng rau, hoa, cắt cỏ..., chiều Chủ Nhật thì thi đấu các môn thể thao. Mỗi tháng có một Chủ Nhật làm vệ sinh các đường đi ở xóm làng Bạn Chích. Các tối thứ Năm và Chủ Nhật thì tham gia dạy các lớp bình dân học vụ trong các xóm.

70 Vương Đình Chính (2004), Sách đã dẫn, tr. 1.

71 Phan Thị Mai Nang, Cô giáo cũ lớp vỡ lòng, phỏng vấn ngày 28 tháng 1 năm 2014.

72 Đặng Minh Cương (เกียงไกร ศรีพงษ์), Giáo viên cũ dạy lớp 9, Cộng đồng người Việt thế hệ thứ 2, 63 tuổi, ở Muong Nakhon Phanom, phỏng vấn ngày 27/1/2014.

73 Đặng Minh Cương (เกียงไกร ศรีพงษ์), Giáo viên cũ dạy lớp 9, Cộng đồng người Việt thế hệ thứ 2, 63 tuổi, ở Muong Nakhon Phanom, phỏng vấn ngày 27/1/2014.

Hai ngày thứ Năm và Chủ Nhật, các giáo viên sẽ được một giáo viên giỏi khác tới phụ đạo ở một nhà người Việt cạnh trường trung học Piyamaharachalai.

Việc khen thưởng được thực hiện thường xuyên. Hàng tháng các thầy cộng điểm và tuyên dương các học trò giỏi từng môn cũng như toàn diện, thầy hiệu trưởng nhận xét, ký tên và gửi về cho gia đình học sinh. Trường còn tổ chức các kỳ thi như thi Tam cá nguyệt (3 Tháng), Lục cá nguyệt (6 Tháng) và thi cuối năm để động viên, khích lệ học trò.75 Bên cạnh các hình thức khen thưởng, việc kỷ luật được áp dụng chặt chẽ. Có trò nam chỉ vì trêu ghẹo con gái kiều bào liền bị đuổi; đi chơi đêm không xin phép, không có lý do sẽ bị trừ điểm và bị thầy giáo thông báo về cho gia đình. (xem Phụ lục 1)

Quý 3 năm 1949, tình hình Thái Lan thay đổi. Hội Việt kiều giải tán, rút vào hoạt động bí mật, báo Độc Lập đóng cửa. Các thầy và nhiều Việt kiều lên đường tòng quân diệt giặc Pháp. Có một số Việt kiều cũng ghi tên tình nguyện nhập ngũ nhưng có người tai hơi điếc, và người cận thị nên không được nhận. Họ liền xung phong vào đoàn giáo viên Việt kiều, bí mật dạy học từ 1950 đến 1976. Đến lúc này, nền tiểu học vụ Việt kiều trên đất Thái phải giải tán, còn một số dai dẳng dạy đến năm1986 thì hoàn toàn chấm đứt.76

Về cơ bản, trong giai đoạn từ 1946 đến 1976, việc giảng dạy về Việt Nam ở tỉnh Nakhon Phanom đều theo chương trình của Việt Nam. Họ tin rằng khi họ quay trở lại Việt Nam, học sinh ở đây có thể học theo học sinh Việt Nam mà không gặp khó khăn. Chính vì vậy sách dạy học tại Nakhon Phanom được họ mang từ Việt Nam sang và chép lại. Giáo viên chép trước, sau đó họ hoặc sẽ chôn xuống đất hoặc sẽ đốt quyển sách đó vì không muốn bị chính phủ Thái Lan bắt. Sau khi giáo viên chép xong, họ đưa cho học sinh chép lại. Trong cộng đồng Việt kiều khi đó có những thầy giáo nổi tiếng như

75 Vương Đình Chính (2004), sách đã dẫn, tr.2. 76 Vương Đình Chính (2004), Tài liệu đã dẫn, tr.3.

Đặng Văn Bản, Chú Cơ, Chú Phúc… Các môn học học lúc đó bao gồm văn, địa lý Việt Nam, lịch sử, thủ công, vẽ, luật giao thông, đức dục (đạo đức), vật lý, khoa học…,77 cụ thể như sau:

Môn Đức dục hoặc đạo đức có nội dung về luật giao thông (như xe đi bên tay phải hoặc cách đi qua đường phố); các luật trong xã hội Việt Nam; cách chào hỏi người lớn, biết kính trọng người lớn tuổi hơn giúp đỡ người già và trẻ em. Học sinh kể lại những việc làm tốt cho giáo viên. Nếu học sinh làm điều xấu thì phải nói ra (kiểm thảo) trước mặt cả lớp và thề không làm điều xấu nữa...

Môn Thời sự: học sinh phải nghe tin tức qua radio và ghi chép lại. Sau đó thuyết trình trong lớp ba đến năm tin. Nội dung tin tức là tình hình về Việt Nam lúc đó như tin về việc hôm nay Mỹ ném bom Việt Nam như thế nào. Giáo viên sẽ sau khi nghe tin xong sẽ cho điểm học sinh...78

Môn Chính tả: dạy viết và đánh vần tiếng Việt.

Môn Địa lý: dạy về địa lý Việt Nam và địa lý thế giới như giáo trình địa lý giảng dạy ở miền Bắc Việt Nam lúc đó. Nội dung các bài giảng bao gồm diện tích của Việt Nam như thế nào, có mấy miền, có bao nhiêu tỉnh, những tỉnh nào có đường bờ biển, địa lý thế giới….

Môn Lịch sử: dạy về lịch sử Việt Nam liên quan đến quá trình lập quốc, các triều đại Việt Nam, các cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc hay lịch sử thế giới…79

Môn Toán (đại số và hình học): dạy về lý thuyết toán, các thuật toán. Học sinh phải học bài ở nhà, trình bày bài tại lớp cũng như thảo luận nhóm.80

77 Đặng Minh Cương (เกียงไกร ศรีพงษ์), Giáo viên cũ dạy lớp 9, Cộng đồng người Việt thế hệ thứ 2, 63 tuổi, ở Muong Nakhon Phanom, phỏng vấn ngày 27/1/2014.

78 Lê Thị Hương (โสภา (วรหาญ) อนันต์เจริญกุล), Giáo viên cũ dạy lớp mở lòng đến lớp 5 (khoảng năm 1965), 65 tuổi, ở Na Choc tỉnh Nakhon Phanom, phỏng vấn ngày 26/1/2014.

79 Đào Thị Tâm (มณทิชา ศิริวรเดชกุล), Giáo sinh cũ (khoảng năm 1964), Công đồng người Việt thế hệ thứ 2, 58 tuổi, ở Muong Nakhon Phanom, phỏng vấn ngày 26/1/2014)

Ảnh 2.1: Một số ảnh tài liệu môn hình học của cô giáo Đào Thị Tâm chép tay từ tư liệu Việt Nam ngày 25 tháng 4 năm 1965, ở tỉnh Nakhon

Phanom

80 Đặng Minh Cương (เกียงไกร ศรีพงษ์), Giáo viên cũ dạy lớp 9, Cộng đồng người Việt thế hệ thứ 2, 63 tuổi, ở Muong Nakhon Phanom, phỏng vấn ngày 27/1/2014.

Tuy nhiên, cũng phải mãi tới năm 1955, việc giảng dạy mới được tổ chức một cách có hệ thống (như chia các môn học). Đến năm 1960, việc tổ chức này trở nên cụ thể hơn. Từ năm 1965 bắt đầu có lớp mẫu giáo (vỡ lòng) và từ năm học 1974-1975 mới bắt đầu tổ chức giảng dạy cho các khóa từ lớp 7 trở nên. Cũng cần lưu ý thêm rằng, môn hóa học không nằm trong hệ thống giảng dạy của Việt kiều ở tỉnh Nakhon Phanom.

Bảng 2.1: So sánh cấp học và môn học của Việt kiều và của Thái Lan giai đoạn từ 1946 đến 1975:

Thời kỳ từ 1968 đến 1975, mỗi năm một kỳ, cụ Ba Đốc (Chủ tịch hội Việt kiều sau này) và các chú lại mời các giáo trưởng của tỉnh và một số huyện lên kiểm thảo tình hình dạy và học năm qua, học tập tình hình đất nước thế giới (ba dòng thác Cách mạng, nhân sinh quan Cách mạng), hướng dẫn cách dạy đạo đức, thời sự theo từng giai đoạn. Các giáo trưởng trao đổi cách

Lớp Tương đương với lớp học ở Thái Lan Môn học Vỡ lòng Anuban Học tập đếm và học

tiếng Việt cơ bản như chính tả, tập đọc

1 Prathom 1

Học tập đọc và tiếng việt cơ bản, làm bài tập toán cộng-trừ

2 Prathom 2 Tập đọc và viết câu bằng tiếng Việt

3 Prathom 3

Tập nhớ và thêm một số môn như

Toán (cộng, trừ, nhân, chia), đạo đức…

4 Prathom 4

5 Prathom 5

Thêm một số môn học như toán, lịch sử, vật lý, đại số, hình học, đạo đức, thời sự ...

6 Mathayom 1

7 Mathayom 2-3

8 Mathayom 4

9 Mathayom 5-6

vận động giáo viên, giáo sinh, cách dạy bài, giáo án, cách kiểm tra tư đức và thi cử, cách quản lý thi đua trong giáo viên và học sinh về học tập và rèn luyện đạo đức của người giáo viên nhân dân, học sinh của Hồ Chí Minh. Đặc biệt là, họ trao đổi việc làm tốt ba mặt phối hợp nhà trường (thầy trò), gia đình và xã hội. Ba mặt cùng gắn bó để thúc đẩy nền giáo dục tiến lên.81

Việc tổ chức giảng dạy nói chung và giảng dạy về Việt Nam trên lớp của cộng đồng Việt kiều ở tỉnh Nakhon Phanom cũng rất đặc biệt. Do số lượng giáo viên có tuổi, có trình độ không nhiều nên phải áp dụng hình thức học sinh lớp lớn dạy học sinh lớp bé.82 Cụ thể, các giáo viên trực tiếp dạy những lớp cao hơn như các lớp 5, 6, 7, 8. Đến lượt mình, các học sinh học ở những lớp này lại dạy học sinh các lớp 1, 2, 3.

Do chính phủ Thái Lan cấm cộng đồng Việt kiều tự tổ chức việc giảng dạy nên công việc này gặp rất nhiều khó khăn. “Vấn đề lớn của việc giảng dạy này chính là cảnh sát. Trong phòng học của họ chỉ có 6-10 người. Nếu số học sinh nhiều hơn thì họ sẽ phá bức tường giữa hai phòng học và gộp sinh viên thành một phòng. Nếu như bị cảnh sát phát hiện họ sẽ chạy trốn ra ngoài. Người nào bị bắt sẽ bị phạt 500 Baht Thái”.83 Đó là lý do trong thời gian diễn ra buổi học phải có một người đứng canh gác trước nhà để đảm bảo an toàn.84 Mỗi khi dạy học bất chợt lính có vào thì chỉ có 3-4 học sinh học bài, còn các thầy cô lẩn mau ra phía sau nhà nhổ cỏ, giã gạo, nhặt rau hay vót đũa. Học sinh hàng ngày đi học phải bỏ sách, bút vào trong áo rồi đi theo lối tắt, dù phải lội bùn hoặc qua vũng nước. Các học sinh phải chú ý nhìn trước ngó sau để tránh con mắt của quan hoặc cảnh sát. Nhiều chỗ thầy, trò phải chui qua lỗ

81 Vương Đình Chính(2004), Tâm sự Giáo Viên Nakhon Phanom Thái Lan, Nakhon Phanom, tr.19.

82 Đào Thị Tâm (มณทิชา ศิริวรเดชกุล), Giáo sinh cũ (khoảng năm 1964), Cộng đồng người Việt thế hệ thứ 2, 58 tuổi, ở Muong Nakhon Phanom, phỏng vấn ngày 26/1/2014.

83 Đặng Minh Cương (เกียงไกร ศรีพงษ์), Giáo viên cũ dạy lớp 9, Cộng đồng người Việt thế hệ thứ 2, 63 tuổi, ở Muong Nakhon Phanom, phỏng vấn ngày 27/1/2014.

84 Trần Thị Lọt (รอด เจริญรัตน์), Giáo viên cũ dạy lớp mở lòng và lớp 1-3, Công đồng người Việt thế hệ thứ 3, 64 tuổi, ở Muong Nakhon Phanom, phòng vấn ngày 28/1/2014.

hàng rào được ngụy trang. Nhiều giáo viên bị lính đuổi bắt đã gan liều nhảy qua hai, ba hàng rào gai cao 2m hoặc hơn nữa, sau đó lẩn vào nhà bà dân.85 Cũng có những trường hợp giáo viên bị bắt, tra hỏi, đánh đập và giam cầm. Đoàn nữ giáo viên ở Nong Seang bị bắt vào tù hai năm. Đoàn giáo viên nam nữ ở Mukdahan bị bắt tù đày hầm tối và chật chội với những đe dọa, khảo tra và đánh đập. Tuy nhiên, tất cả họ đều thể hiện tinh thần quật cường với lý lẽ họ chỉ dạy các em biết chữ, không liên quan gì đến cuộc chiến tranh.86

Trong bối cảnh đó, mô hình Gia đình học hiệu với hoạt động dạy học bí mật tập trung ở một số gia đình đã trở nên phổ biến trong cộng đồng người Việt ở Nakhon Phanom nói riêng và một số tỉnh vùng Đông Bắc nói chung. Theo đó, ở những gia đình Việt kiều tương đối rộng rãi trở thành nơi dạy học. Đối với vùng thị xã, địa điểm đặt lớp phải ở sau trong các ngõ hẻm; ở các làng bản nông thôn thì lớp học ở gầm nhà sàn xung quanh có phên che kín đáo. Ví dụ, làng Kat (ở trung tâm thị xã Nakhon Phanom, hoặc Chum Chon Wat O Kad) (Xem bản đổ cộng đồng Việt Kiều, Phụ lục 2), có nhiều địa điểm tổ chức lớp học. Một trong các địa điểm đó là nhà bác Chắt Lý. Gia đình bác Chắt Lý là một gia đình kiều bào nghèo. Tuy cuộc sống nghèo tạm đủ ăn, nhưng gia đình bác có tinh thần hy sinh và phục vụ cho việc chung rất cao. Khi Hội Việt kiều đến vận động xin địa điểm để mở lớp học, hai bác đồng ý ngay. Diện tích bếp nấu ăn thu nhỏ lại, chỉ vừa đặt hai cái hỏa lò nấu ăn và cái tủ đựng thức ăn. Lớp học được bác trang trí khang trang, có hai cửa ra vào trước và sau, có thể ngồi gần hai chục người. Phía sau lớp học là dãy bụi tre kín đáo của nhà một gia đình người Thái. Nếu đi qua trước cửa nhà, không biết được ở bên trong có lớp học, do đó cảnh sát khó phát hiện ra lớp.87

85 Vương Đình Chính(2004), Sách đã dẫn, tr. 4. 86 Vương Đình Chính(2004), Sách đã dẫn, tr.6. 87 Nguyễn Công Khanh (2009), Tài liệu đã dẫn, tr.12.

Phong trào “Gia đình học hiệu” cũng phát triển mạnh ở những vùng bà con Việt kiều theo Công giáo. Việt kiều làng Nong Seang (ở tỉnh Nakhon Phanom) là một ví dụ. Bà con Công giáo Nong Seang đã số sống bằng nghề đánh cá trên sông Mê Kông, một số buôn bán nhỏ và may vá… Bà con Công giáo rất kính Chúa, yêu nước. Do ở trong làng thiếu giáo viên dạy chữ Việt, nên phải đưa giáo viên dạy chữ Việt ở các làng, chủ yếu là từ làng Don Mong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) việc giảng dạy về việt nam ở đông bắc thái lan trường hợp tỉnh nakhon phanom (giai đoạn 1946 2013) (Trang 56 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)