Trong giai đoạn trước năm 1946, việc dạy học của Việt kiều tập trung vào dạy tiếng Việt, văn hóa Việt Nam và phong trào cách mạng đấu tranh giải phóng Việt Nam khỏi ách thống trị của thực dân Pháp. Chính vì vậy, việc giảng dạy trong thời gian này có tác động rất lớn đối với Việt kiều, những người luôn một lòng hướng về tổ quốc. Họ mong muốn giữ được tiếng mẹ đẻ cho thế hệ sau và hun đúc tinh thần yêu nước. Đặng Thúc Hứa là người đầu tiên xin chính quyền địa phương mở lớp học cho Việt kiều. Việc giảng dạy về Việt Nam ban đầu diễn ra thuận lợi. Tiếng Việt là ngôn ngữ chính, tiếng Thái Lan là ngôn ngữ thứ hai được sử dụng trongviệc giảng dạy.
Khi Hồ Chí Minh tới Thái Lan, Người cũng xin mở trường học cho Việt kiều và dạy học song ngữ theo mô hình của Đặng Thúc Hứa trước đây. Kể từ khi Hội Thân ái của Việt kiều được thành lập, các địa phương có trường dạy quốc ngữ cho trẻ em. Ngoài chương trình dạy học chữ Thái do Chính phủ quy định, học sinh được học tiếng mẹ đẻ một cách tự do.112
Trong thời kỳ này, mặc dù trong các nội dung giảng dạy liên quan đến Việt Nam có vấn đề cách mạng Việt Nam nhưng do các hiệp định giữa Pháp và Xiêm lúc đó là Hiệp định Hữu nghị, Thương mại và Hàng hải (14/1/1915) và Hiệp ước Đông Dương thuộc Pháp (France Indo-China) – Xiêm 25/8/1926 tập trung các nội dung liên quan đến hoạt động thương mại và phân định đường biên giới, đặc biệt là dọc sông Mê kông mà không nhắc đến nội dung Xiêm hợp tác với Pháp trong ngăn chặn phong trào cách mạng của Việt kiều
112 Nguyễn Văn Khoan, Nguyễn Tiếng (đồng chủ biên), 2003, Bác Hồ ở Xiêm (1928-1929), NXB Lý luận
trên đất Xiêm nên các nội dung giảng dạy liên quan đến cách mạng của Hồ Chí Minh trong như của Đặng Thúc Hứa trước đó đã không bị chính quyền Xiêm cản trở. Do vậy, chính sách của chính phủ trong thời kỳ này khá mở, chấp nhận việc di cư của Việt kiều vào Thái Lan.113
Việc phái dân chủ tiến bộ thực sự do Pridi Phanomyong dành được thắng lợi và thành lập chính phủ mới vào tháng 3/1946 cũng là một nhân tố quan trọng tạo điều kiện cho việc giảng dạy về Việt Nam nói riêng và việc giảng dạy nói chung của cộng đồng Việt kiều ở Thái Lan. Mặc dù biết rằng cách mạng Việt Nam đang tập hợp và huấn luyện lực lượng trên đất Thái Lan, trong đó những cuộc vận động, tuyên truyền cho Việt kiều về phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam nhưng do “chính sách đối ngoại của Pridi là ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á…, chấp thuận cho Việt Nam đặt cơ quan đại diện tại Băng Cốc chính thức hoạt động từ tháng 4-1947 và được hưởng quy chế ngoại giao”114 nên Pridi thậm chí còn giúp lực lượng cách mạng Việt Nam tiền bạc, vũ khí và cho phép đặt một chiến khu ở vùng biên giới để huấn luyện bộ đội đưa về Nam Bộ.115
Do số lượng Việt kiều tại các tỉnh của Thái Lan khá đông nên Bộ Nội vụ nước này vào các năm 1945 và 1946 đã đưa ra chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng Việt kiều, cụ thể:
1. Việt kiều không cần theo Luật xuất nhập cảnh và đăng ký chứng minh thư của người nhập cư.
2. Phê duyệt ngân sách cho Bộ Giao thông vận tải để xây dựng đường xá và tuyển lao động người Việt.
113 Gun Sirikul (1993), The development of Vietnamese refugee policy in Thailand, 1945-1992, Master
Degree of Arts, Department of Social Policy and Planning Graduate School, Institute of Social Technology (Krirk), tr.29-30.
114 Nguyễn Tương Lai (chủ biên), 2001, Quan hệ Việt Nam-Thái Lan trong những năm 90, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.61-62.
115 Hoàng Khắc Nam (2007), Quan hệ Việt Nam - Thái Lan (1976-2000), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr.53.
3. Phê duyệt ngân sách cho Bộ Nội vụ để hỗ trợ Việt kiều.
Nhìn chung, dưới thời kỳ Pridi, Việt kiều sinh sống và giảng dạy tương đối thoái mái vì chính sách khi đó khá ủng hộ cộng đồng này.
Tuy nhiên, kể từ khi cuộc đảo chính do Phibunsongkhram tiến hành diễn ra vào 8/11/1947, ‘Phibun hoàn toàn quay lưng lại với phong trào giải phóng dân tộc của Việt Nam’, chính phủ của Thủ tướng Phibunsongkhram ‘công khai bày tỏ lập trường chống cộng sản, tuyên bố công nhận chính quyền bù nhìn Bảo Đại do Pháp dựng lên’, ‘yêu cầu chấm dứt các hoạt động tuyên truyền công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của Việt Nam trên toàn lãnh thổ Thái Lan’.116
Chính phủ của Thủ tướng Phibunsongkhram cho rằng những nội dung giảng dạy về tiếng Việt hoặc văn hóa không gây nguy hiểm cho Thái Lan nhưng những học thuyết về cộng sản như Mác - Lênin làm chính phủ Thái Lan lo ngại sẽ khiến cho Thái Lan mất ổn định. Chính vì vậy, một mặt chính phủ Thái Lan cấm việc giảng dạy về Việt Nam, mặt khác vào năm 1949 hạn chế khu vực sinh sống của Việt kiều trong 15 tỉnh, bao gồm 8 tỉnh biên giới (Chieng Rai, Nan, Uttaradit, Loei, Ubonratchathani, Nong Khai, Nakhon Phanom, và Buriram) và 7 tỉnh không thuộc khu vực biên giới (Udonthani, Khon Kean, Mahasarakhram, Roi Et, Sakhon Nakhon, Chaiyaphum, và Kalasin).117
Vì mối quan ngại rằng lý tưởng cộng sản của người Việt Nam sẽ làm cho Thái Lan mất ổn định, giữa năm 1950, chính phủ của Thủ tướng Phibun tuyên bố quy định cho Việt kiều chỉ được phép cư trú trong 5 tỉnh đó là Nong
116 Nguyễn Tương Lai (chủ biên), 2001, Sách đã dẫn, tr.62. 117 Gun Sirikul (1993), Tài liệu đã dẫn, tr. 31.
Khai, Nakhon Phanom, Sakon Nakhon, Ubon Ratchathani, Prachinburi118 và buộc Việt kiều cấp tốc thi hành trong vòng 1 tháng.119
Việc giảng dạy nói riêng và đời sống của cộng đồng Việt kiều tiếp tục gặp khó khăn khi vào “tháng 9/1952, chính phủ Thái Lan ban hành Luật chống cộng sản và tiến hành đàn áp Việt kiều, thu hẹp phạm vi cư trú của cộng đồng người Việt, dồn cư đưa nhiều Việt kiều đến các đồn điền cao su tại miền Nam Thái Lan”.120 Sau chiến thắng Điện Biên Phủ của Việt Nam vào năm 1954, “giới cầm quyền Thái Lan tiếp tục tăng cường đàn áp Việt kiều và hợp tác chặt chẽ với chính phủ Việt Nam Cộng hòa của Ngô Đình Diệm. Thái Lan đã cử một phái đoàn đến Sài Gòn vào ngày 4-6-1957 để bàn kế hoạch đưa 40.000 Việt kiều ở Thái Lan về miền Nam Việt Nam”.121
Sau khi Hội chữ thập đỏ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Hội chữ thập đỏ Vương quốc Thái Lan ký hiệp định về vấn đề đưa Việt kiều ở Thái Lan, trong suốt 5 năm từ 1959 đến 1964, đối với cộng đồng Việt kiều ở Thái Lan thì vấn đề hồi hương là quan trọng hơn cả bởi ngoài vấn đề phải chuẩn bị cho việc hồi hương, họ còn phải chịu sức ép lớn từ chính phủ Thái Lan khi chính phủ nước này “tiếp tục tăng cường đàn áp Việt kiều, cưỡng ép Việt kiều về miền Nam Việt Nam” với biện minh rằng “an ninh của Thái Lan đang bị đe dọa bởi các lực lượng cộng sản Việt Nam thâm nhập vào Thái Lan thông qua cộng đồng người Việt sinh sống tại miền Đông Bắc Thái Lan”.122
Việc hồi hương Việt kiều bị dừng lại khi sự kiện Vịnh Bắc Bộ diễn ra vào tháng 8/1965. Với mối quan ngại liên quan đến cái mà chính phủ Thái Lan gọi là nguy cơ cộng sản trong cộng đồng Việt kiều, chính phủ nước này đã sửa đổi chính sách liên quan đến vấn đề quốc tịch liên quan đến Việt kiều
118 Gun Sirikul (1993), Tài liệu đã dẫn, tr. 32.
119 Trịnh Diệu Thìn và Thanyathip Sripana(2007), Sách đã dẫn, tr.209. 120 Nguyễn Tương Lai (chủ biên), 2001, Sách đã dẫn, tr.63.
121 Nguyễn Tương Lai (chủ biên), 2001, Sách đã dẫn, tr.64. 122 Nguyễn Tương Lai (chủ biên), 2001, Sách đã dẫn, tr.65.
cũng như tiếp tục việc hồi hương Việt kiều. Ngày 21 tháng 4 năm 1970, Chính phủ Thái Lan đã đưa ra chính sách cho cộng đồng Việt kiều, cụ thể như sau:
1. Chính phủ sẽ đưa số Việt kiều còn lại hồi hương;
2. Trong thời gian chờ đợi, chính phủ sẽ kiểm soát nghiêm ngặt Việt kiều;
3. Chính phủ quan tâm Việt kiều như quan tâm người Thái Lan, nhưng với những người được coi là mối đe dọa thì chính phủ sẽ có những hành động cứng rắn;
4. Cho con cháu Việt kiều được học tại trường của Thái Lan. Cấm Việt kiều tự mở lớp dạy trong cộng đồng.123
Ngày 13 tháng 12 năm 1972, Hội đồng Cách mạng Thái Lan do Thống tướng Kittikachorn đứng đầu đã đưa ra Thông báo Hội đồng Cách mạng số 337, rút quốc tịch Thái của những người sinh ra tại Thái Lan nhưng có bố hay mẹ là người nước ngoài nhưng không có bố hợp pháp (legitimate father) với lý do được đưa ra là để “bảo vệ và duy trì an ninh quốc gia”.124 Điều này khiến cho quyền lợi và quyền tự do của Việt kiều bị giảm đi rất nhiều.125 Sau chính quyền Thanom Kittikachorn, ngày 14 tháng 10 năm 1973, Thái Lan đã quy định lại chính sách Việt kiều hồi hương. Họ tổ chức Đơn vị đặc thù (หน่วยงานเฉพาะกิจ) để phối hợp với Đơn vị địa phương (หน่วยงานท้องถิ่น) và bổ sung thêm cán bộ để kiểm soát dân số, đồng thời cho phép đăng ký chứng minh thư Việt kiều. Đây là cách tăng cường quản lý thông tin, đồng thời là liệu pháp tâm lý để trấn an Việt kiều.
123 Gun Sirikul (1993), Tài liệu đã dẫn, tr. 37.
124 Xem Revolutionary Council Announcement No. 337 dated 13 December 1972 tại
http://en.wikisource.org/wiki/Revolutionary_Council_Announcement_No._337_dated_13_December_1972 125 Gun Sirikul (1993), Tài liệu đã dẫn, tr. 37.
Khi chiến tranh Việt Nam kết thúc vào năm 1975, “nỗi lo về sự lớn mạnh của chủ nghĩa cộng sản theo thuyết Đôminô sẽ trùm lên các nước trong khu vực, khiến chính phủ của Thủ tướng Thanin Kraivichien đã gia tăng khủng bố và bài xích cộng đồng người Việt ở Đông Bắc Thái Lan. Đối tượng khủng bố và đàn áp của chính quyền Thái Lan lúc này không chỉ dừng lại ở con người mà còn hướng cả vào tài sản, nhà cửa và phương tiện làm ăn của Việt kiều’.126 Điều này đã làm cho việc giảng dạy nói chung và giảng dạy về Việt Nam của cộng đồng Việt kiều ở Nakhon Phanom phải dừng lại sau khoảng 30 năm được thực hiện khá ổn định dù gặp nhiều khó khăn.
Từ năm 1975 đến 2001, việc giảng dạy về Việt Nam đã không được thực hiện ở Nakhon Phanom. Dù hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao nhưng với mục tiêu để người Việt hòa vào nền văn hóa Thái Lan nên chính phủ đã quyết định không cho phép việc giảng dạy tiếng Việt.127
Việc giảng dạy về Việt Nam ở tỉnh Nakhon Phanom chỉ được thực hiện trở lại vào năm 2002 khi ông Worawit Chareonwatchara (Đậu Văn Khánh) người Thái gốc Việt thế hệ thứ 2 lập truờng dạy ngoại ngữ tư nhân có tên “Trường dạy tiếng các nước láng giềng”, như đã nói ở trên.
Giai đoạn sau này, khi quan hệ giữa hai nước phát triển mạnh toàn diện trên các lĩnh vực, đặc biệt là trong bối cảnh vào năm 2003, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) quyết định xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2020, việc giảng dạy về Việt Nam ở Nakhon Phanom không chỉ dành cho người Việt mà còn dành cho những người Thái Lan có mong muốn tìm hiểu về Việt Nam. Đó là lý do chính phủ Thái Lan cũng như chính phủ Việt Nam khuyến khích việc giảng dạy về Việt Nam ở Nakhon Phanom nói riêng và ở Thái Lan nói chung.
126 Trịnh Diệu Thìn và Thanyathip Sripana(2007), Sách đã dẫn, tr.139.
127 Đặng Minh Cương (เกียงไกร ศรีพงษ์), Giáo viên cũ dạy lớp 9, Cộng đồng người Việt thế hệ thứ 2, 63 tuổi, ở Muong Nakhon Phanom, phòng vấn ngày 27/1/2014.
Hiện nay cộng đồng người Việt vẫn có dạy tiếng Việt trong gia đình và mở các lớp dạy tại Hội Thái - Việt. Ngoài ra, trong các trường học cũng có đào tạo tiếng Việt. Vì vậy sinh viên Thái và con cháu gốc Việt cũng có cơ hội học và tìm hiểu về Việt Nam nhiều hơn. Chính sách của chính phủ đã giúp cho người Thái và người Thái gốc Việt nhận ra tầm quan trọng của việc học tiếng Việt và tìm hiểu về Việt Nam, để từ đó có thể vận dụng trong các hoạt động kinh doanh, đầu tư, thúc đẩy giáo dục… giữa hai nước.
3.2 Tác động đến việc bảo tồn văn hóa Việt Nam trong cộng đồng Việt kiều
Đầu thế kỳ 20, cộng đồng người Việt đã bắt đầu dạy tiếng Việt cho con cháu Việt kiều. Mục đích quan trọng nhất là để các thế hệ Việt kiều tiếp theo không quên tiếng mẹ đẻ và duy trì văn hóa. Đây là nét văn hóa đầu tiên Việt Nam gìn giữ khi tới Thái Lan sinh sống. Ngoài ra, khi người Việt Nam sang Thái Lan mang theo văn hóa của mình làm cho nền văn hóa Thái Lan nói chung và ở Nakhon Phanom trở nên đa dạng hơn.
Những năm 20 của thế kỷ XX, nhà hoạt động cách mạng Đặng Thúc Hứa đã có những nỗ lực để gìn giữ bản sắc văn hóa Việt Nam trong cộng đồng Việt kiều ở Thái Lan. “Những lúc nhàn rỗi Đặng Thúc Hứa tổ chức các buổi nói chuyện về tình hình trong nước và thế giới, tổ chức các hoạt động văn hóa như đọc thơ, bình thơ hoặc kể những tích truyện cổ xưa về truyền thống văn hóa Việt Nam. Việc làm có ý nghĩa tôn vinh văn hóa cội nguồn vừa khích lệ lòng yêu nước thương nòi trong cộng đồng…”.128 Bên cạnh đó, một nét văn hóa cội nguồn của Việt Nam cũng đã được Đặng Thúc Hứa nỗ lực bảo tồn khi ông “xin chính quyền địa phương mở lớp học chính quy cho con
em Việt kiều, lấy tiếng Việt là ngôn ngữ chính,…nỗi lo về sự thất học cho trẻ em Việt kiều phần nào được giải quyết”.129
Trong thời gian Bác Hồ ở Thái Lan, việc gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam trong cộng đồng người Việt thông qua việc giảng dạy và những buổi nói chuyện. Bác Hồ đã chủ trương xin chính phủ Xiêm cho lập trường học của Việt kiều, kêu gọi Việt kiều động viên và khuyến khích nhau học chữ quốc ngữ và tiếng Thái.130 Những giá trị văn hóa tốt đẹp của Việt Nam cũng được Người truyền bá một cách khéo léo tới Việt kiều. Người “luôn nhắc nhở mọi người sinh sống và làm ăn lương thiện, biết tôn trọng pháp luật nước Xiêm, sống có văn hóa, yêu thương cộng đồng, yêu quý nhân dân bản địa, lấy phương châm ‘ăn cây nào rào cây ấy’, ‘đi cho người ta nhớ ở cho người ta thương’, ‘bán anh em xa mua láng giềng gần’ làm lẽ sống”.131
Giai đoạn kể từ khi Thủ tướng Phibun Songkhram lên cầm quyền ở Thái Lan (cuối năm 1947) đến khi việc giảng dạy chính thức của cộng đồng Việt kiều bị tạm dừng ở Thái Lan vào năm 1975, nhiều hình thức bảo tồn văn hóa Việt vẫn được cộng đồng thực hiện.
Ở lớp học, thông qua các môn học được giảng dạy bằng tiếng Việt, ít nhất ngôn ngữ Việt là giá trị văn hóa truyền thống được gìn giữ và phát huy trong bối cảnh mới ở Thái Lan. Những môn học như đạo đức (đức dục) được giảng dạy trong suốt thời gian này đã làm cho việc duy trì một số nét đẹp của văn hóa truyền thống Việt Nam như trung thực, lễ phép, tôn ti trật tự trong gia đình và trong xã hội tiếp tục được lưu giữ.
Trong gia đình, việc thế hệ trước dạy cho thế hệ sau những truyền thống văn hóa của người Việt như nói tiếng Việt, tục thờ cúng tổ tiên, mặc áo dài truyền thống trong các dịp quan trọng, tổ chức các hoạt động nhân các sự
129 Trịnh Diệu Thìn và Thanyathip Sripana (2007), Sách đã dẫn, tr.119. 130 Trịnh Diệu Thìn và Thanyathip Sripana (2007), Sách đã dẫn, tr.130. 131 Trịnh Diệu Thìn và Thanyathip Sripana (2007), Sách đã dẫn, tr.134.
kiện lịch sử văn hóa của dân tộc như tết Nguyên đán, ngày mùng 8 tháng 3, 19 tháng 5, mùng 2 tháng 9, mùng 1 tháng 5, 20 tháng 11… hay thực hiện các