ĐẶC ĐIỂM CỦA DỊCH HỌC VIỆT NAM TRƯỚC THẾ KỈ XX:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chu dịch cứu nguyên phong cách kinh học và tư tưởng của lê văn ngữ (Trang 52 - 67)

CHƯƠNG II : LÊ VĂN NGỮ VỚI CHU DỊCH CỨU NGUYÊN

1.3. ĐẶC ĐIỂM CỦA DỊCH HỌC VIỆT NAM TRƯỚC THẾ KỈ XX:

KỈ XX:

Trở lại với chín bộ sửđã nói ở trên, chúng tôi muốn tìm hiểu xem các sử

gia và các Nho gia Việt Nam đã vận dụng tư tưởng Chu Dch trong tác phẩm của mình như thế nào, đã mượn những câu chữ nào và nội dung nào của Chu Dch. Từ cách tìm nguồn gốc những lời trích dẫn, dẫn dụng (tức là các trường hợp của tiểu loại A2) chúng tôi sẽ tìm đường vào ngôi nhà Dịch học Việt Nam.

Các nguồn trích dẫn, dẫn dụng cho kết quả cụ thể như sau:

1.Trong sách An Nam chí lược: Không có dẫn chứng thuộc loại A2. 2.Trong sách Đại Vit s lược: Không có dẫn chứng thuộc loại A2. 3.Trong sách Lam Sơn thc lc: Không tìm được dẫn chứng nào. 4.Trong sách Đại Vit s kí toàn thư: ST T V trí xut hin Phân loi Ngun dn 1 Ngoại kỉ, q.1 (tr.4 bản dịch) A2 Hệ từ

2 Ngoại kỉ, q.2 (tr.14 bản dịch) A2 Đại tượng truyện 3 Ngoại kỉ, q.5 (tr.51 bản dịch) A2 Hệ từ 4 Bản kỉ, q.1 (tr.66 bản dịch) A2 Tự quái truyện 5 Bản kỉ, q.3 (tr.124 bản dịch) A2 Quẻ Ly 6 Bản kỉ, q.3 (tr.128 bản dịch) A2 Đại tượng truyện 7 Bản kỉ, q.5 (tr.183 bản dịch) A2 Đại tượng truyện 8 Bản kỉ, q.5 (tr.193 bản dịch) A2 Lời hào Cửu tứ quẻ Tùy 9 Bản kỉ, q.6 (tr.214 bản dịch) A1 Sơ đồ Bát quái 10 Bản kỉ, q.6 (trang 237 bản dịch) A2 Tiểu tượng truyện

11 Bản kỉ, q.8 (trang 272 bản dịch) A2 Lời Tượng của quẻ Khôn 12 Bản kỉ, q.8 (trang 278 bản dịch) A2 Hào sơ lục quẻ Khôn 13 Bản kỉ, q.8 (tr.285 bản dịch, tờ 21b bản chữ Hán) A2 Hệ từ của hào sơ lục quẻ Tiết 14 Bản kỉ, q.8 (tr.285 bản dịch, tờ 22a bản chữ Hán) A2 Hào cửu tam quẻ Càn 15 Bản kỉ, q.8 (tr.290 bản dịch) B Khái niệm Lục kinh 16 Bản kỉ, q.8 (tr.292 bản dịch) A2 Hào cửu ngũ quẻ Càn 17 Bản kỉ, q.10 (tr.359 bản dịch) A2 Quẻ Càn 18 Bản kỉ, q.11 (tr.419 bản dịch) A2 Hào lục tam quẻ Giải 19 Bản kỉ, q.12 (tr.449 bản dịch) A1 Khái niệm Ngũ kinh 20 Bản kỉ, q.12 (tr.465 bản dịch) A2 Hào cửu tam quẻ Lữ 21 Bản kỉ, q.13 (tr.487 bản dịch) A2 Tượng từ 22 Bản kỉ, q.14 (tr.524 bản dịch) A2 Hệ từ hạ 23 Bản kỉ, q.14 (tr.525 bản dịch) A2 Tượng từ quẻ Lữ 24 Bản kỉ, q.14 (tr.528 bản dịch) A2 Quẻ Tiệm 25 Bản kỉ, q.15 (tr.575 bản dịch) A2 Hệ từ 26 Bản kỉ, q.17 (tr.625 bản dịch) A2 Quẻ Hoán và Khôn 27 Bản kỉ,q.18 (tr.665 bản dịch) A2 Hào lục ngũ của quẻ Khôn và quẻ Sư 28 Bản kỉ, q.19 (tr.690 bản dịch) A2 Quẻ Mông và quẻ Thái

Bng kê 1: Tình hình dn dng Chu Dch trong sách Đại Vit s toàn thư

5. Trong sách Lê triu thông sử(hay Đại Vit thông sử): STT V trí xut hin Phân loi Ngun dn 1 Liệt truyện – Nghịch thần truyện (tr.77 bản dịch) A2 Tiểu tượng của quẻ Chấn 2 Liệt truyện – Nghịch thần truyện (tr.78 bản dịch) A2 Hào cửu ngũ của quẻ Bĩ

Bng kê 2: Tình hình dn dng Chu Dch trong sách Đại Vit thông s.

6.Trong sách Khâm định Vit s thông giám cương mc:

S T T V trí xut hin Phân loi Ngun dn Chú thích 1 Chính biên, q.1 (tr.101 bản dịch) A1 Khái niệm Cửu kinh 2 Chính biên, q.2 (tr.103 bản dịch) A1 Phương hướng của quẻ Chấn 3 Chính biên, q.2 (tr.105 bản dịch) A1 Khái niệm Lục nghệ 4 Chính biên, q.6 (tr.206 bản dịch) A1 Khái niệm Tứ thư và Ngũ kinh 5 Chính biên, q.6 (tr.211 bản dịch) A2 Phương hướng của quẻ Càn và Chấn

(tr.241 bản dịch) 7 Chính biên, q.8 (tr.250 bản dịch) A1 Sơđồ Bát quái 8 Chính biên, q.8 (tr.255 bản dịch) A1 Khái niệm Ngũ kinh 9 Chính biên, q.11 (tr.313 bản dịch) A2 H từthượng phần giải thích hào sơ cửu quẻ Tiết 10 Chính biên, q.11 (tr.322 bản dịch) A2 Lời hào cửu ngũ quẻ Càn 11 Chính biên, q.11 (tr.325 bản dịch) A2 Quẻ Càn 12 Chính biên, q.13 (tr.353 bản dịch) A1 Khái niệm Tứ thư và Ngũ kinh 13 Chính biên, q.18 (tr.455 bản dịch) A2 Lời hào lục tam quẻ Giải 14 Chính biên, q.20 (tr.493 bản dịch) A1 Khái niệm Ngũ kinh 15 Chính biên, q.24 (tr.570 bản dịch) A2 Hệ từ hạ 16 Chính biên, q.24 (tr.572 bản dịch) A2 Lời tượng quẻ Lữ 17 Chính biên, q.24 (tr.574 bản dịch) A2 Quẻ Tiệm 18 Chính biên, q.37 (tr.815 bản dịch) A1 Khái niệm Tứ thư và Ngũ kinh

19 Chính biên, q.37 (tr.820 bản dịch)

A1 Khái niệm Ngũ kinh

Bng kê 3: Tình hình dn dng Chu Dch trong sách Khâm Định Vit s thông giám cương mc.

7.Trong Quc triu chính biên toát yếu: Không tìm thấy trường hợp nào. 8.Trong Vit s tiêu án: STT V trí xut hin Phân loi Ngun dn 1 Tr.22 bản dịch A2 Nguyên lí bĩ và thái của Dịch 2 Tr.58 bản dịch A2 Tượng từ quẻ Tiệm

Bng kê 4: Tình hình Chu Dch xut hin trong sách Vit s tiêu án.

9.Trong Vit Nam s lược: Không có dẫn chứng thuộc loại A2.

Như vậy, 04 trong số 09 bộ sử có dẫn chứng loại A2 là: Đại Vit s toàn thư, Lê triu thông sử (hay Đại Vit thông sử), Khâm định Vit s thông giám cương mcVit s tiêu án. Tất cả những dẫn dụng trong ấy đều lấy từ

lời kinh, Hệ từ truyện, Tượng truyện và Tự quái truyện. Có phải là các sử gia Việt Nam không biết đến Văn ngôn, Thoán truyện, Thuyết quái truyện, Tạp quái truyện không? Chúng tôi cho rằng nguyên nhân của hiện tượng này không phải vì sử gia Việt Nam chỉ biết lời kinh, H từ truyện, Tượng truyện và T

quái truyện mà không biết đến Văn ngôn truyện, Thoán truyện, Thuyết quái

truyện. Mà do các trường hợp được viện dẫn phù hợp một cách ngẫu nhiên với những điều các sử gia định nói; hoặc cũng có thể do kiến thức vềDch học của

các sử gia Việt Nam chưa thật sự phong phú và sâu sắc để liên hệ với những lời văn khó hiểu hơn trong các truyện kia. Điều này dưới đây sẽ được giải thích rõ hơn.

Những viện dẫn trong chín bộ sử kể trên khá đơn giản. Có lẽ những lời của Chu Dch đã được coi là chân lý nên các sử gia dùng mà không hề biện luận, phân tích gì thêm; hoặc cách viện dẫn này cũng tương tự như lối dùng

điển cố cho thêm phần sang trọng mà thôi.

Đặc điểm thứ ba được rút ra từ các bảng thống kê trên là: các quẻ được viện dẫn trong các bộ sử trên gồm: Càn, Khôn, Mông, Sư, Thái, Bĩ, Tùy, Ly, Giải, Chấn, Tiệm, Lữ, Tiết. Quẻ Càn tượng trưng cho trời; mang ý nghĩa nguyên thủy, hanh thông, hài hòa có lợi, trinh chính vững bền. Quẻ Khôn tượng trưng cho đất; mang ý nghĩa nguyên thủy, hanh thông, lợi về giữ vững chính bền giống như ngựa cái. Quẻ Mông tượng trưng cho sự ngu tối; mang ý nghĩa hanh thông nếu mở mang trí óc hợp lý. Quẻ Sư tượng trưng cho quân đội; mang ý nghĩa giữ vững chính bền, bậc hiền minh trưởng giả mà cầm quân thì

được tốt lành. Quẻ Thái tượng trưng cho sự thông thái; mang ý nghĩa tốt lành, hanh thông. Quẻ Bĩ tượng trưng cho bế tắc; mang ý nghĩa đời bĩ bế, đạo người không thông, thiên hạ bất lợi, người quân tử nên giữ vững chính bền. Quẻ Tùy tượng trưng cho sự theo sau; mang ý nghĩa hết sức hanh thông, lợi về giữ vững chính bền. Quẻ Ly tượng trưng cho sự phụ bám; mang ý nghĩa lợi về giữ vững chính bền, hanh thông. Quẻ Giải tượng trưng cho sự thư giải hiểm nạn; mang ý nghĩa lợi ở chốn Tây nam đông người, không có nguy nan thì không cần phải đi lên thư giải. Quẻ Chấn tượng trưng cho sự chấn động của tiếng sấm; mang ý nghĩa hanh thông, giáo lệnh của quân vương như tiếng sấm vang xa trăm dặm, tông miếu, tế tự do đó được kéo dài không dứt. Quẻ Tiệm tượng trưng cho sự

tiệm tiến, ví như người con gái về nhà chồng phải theo lễ mà từ từ làm mọi việc thì được tốt lành; mang ý nghĩa lợi về giữ vững chính bền. Quẻ Lữ tượng trưng cho lữ khách; mang ý nghĩa khiêm nhu, cẩn thận thì được hanh thông. Quẻ Tiết

tượng trưng cho sự tiết chế nhưng hanh thông. Ý nghĩa của các quẻ đó một lần nữa củng cố cho nhận định rằng sử xưa là sách ghi chép những điều hệ trọng trong công cuộc trị quốc bình thiên hạ của nhà vua và đình thần như: đạo trời

đất, đạo vua tôi, chuyện bang giao, chuyện chiến tranh, quân đội,... Bởi vì có đề

cập chủ yếu đến những vấn đề đó thì mới viện dẫn chủ yếu là 13 quẻ kể trên chứ không dùng các quẻ khác.

Ngoài ra, còn một hiện tượng khá lý thú mà chúng tôi muốn trình bày sau khi khảo sát nguồn tư liệu là chín bộ sử nói trên: cuốn Lam Sơn thc lc

Vit Nam s lược là những sách không có dẫn chứng loại A, nói cách khác đó là những cuốn sử không hề đả động đến tình hình Dch học ở Việt Nam cũng như không mượn lời của Dch để viết sử. Từ trước đến nay đã có ý kiến cho

Lam Sơn thc lc là của Nguyễn Trãi; mà như GS.TS Lê Văn Quán viết trong

Các nhà tiên tri Vit Nam (NXB. Văn hóa thông tin 2006) thì Nguyễn Trãi là một người đã vận dụng rất thành thạo và sâu sắc Dch trong các tác phẩm của mình. Do đó hiện tượng không đề cập và vận dụng Chu Dch trong Lam Sơn thc lc có thể coi là một trong những điểm có thể sử dụng để chứng minh Lam Sơn thc lc không phải là tác phẩm của Nguyễn Trãi. Còn hiện tượng Trần Trọng Kim không nhắc đến Dch và vận dụng Dch trong tác phẩm Vit Nam s lược thì sao? Bởi đây là một người có trong mình cả kiến thức Nho học lẫn phương pháp tư duy của khoa học Tây Âu hiện đại, thế nên ông đã không coi

Dch là chân lý của mọi thời đại hoặc coi Dch là một thứ điển cố để trang sức cho sử của mình.

Để tìm hiểu kĩ hơn về Dch hc ở Việt Nam trước thời Lê Văn Ngữ, chúng ta cũng có thể nhìn qua số sách viết trước thế kỉ XX về Chu Dch hiện còn. Kết quả thống kê và tóm tắt nội dung số sách này đã được PGS.TS Trịnh Khắc Mạnh trình bày trong bài viết Thư tch Hán Nôm Vit Nam lun gii v

T thư và Ngũ kinh hin có vin Nghiên cu Hán Nôm (hội thảo quốc tếNho giáo Vit Nam tổ chức tại Hà Nội năm 2004). Từ danh sách thống kê đó

chúng tôi thấy: con số tổng có 19 cuốn sách (kể cả cuốn Chu Dch cu nguyên). Nếu chia số này theo loại hình văn tự thì loại viết bằng chữ Nôm có 04 cuốn, còn lại 15 cuốn được viết bằng chữ Hán; những cuốn viết bằng chữ Nôm có nội dung chính là dịch Chu Dch ra chữ Nôm. Do đó nếu chia số này theo nội dung thì:

04 cuốn viết bằng chữ Nôm thuộc loại phiên dịch kinh Dch (gồm Chu Dch quc âm ca 周易國音歌, Dch kinh chính văn din nghĩa 易經正文演義, Dch kinh đại toàn tiết yếu din nghĩa 易經大全節要演義, Dch kinh ging nghĩa 易經講義).

Loại hướng dẫn cách bói toán, lập quẻ có 02 cuốn (gồm Bc Dch lược biên 卜易略編, Dch qu bí áo tp 易軌秘奧集).

Loại phát triển nghĩa lý có 05 cuốn (gồm Chu Dch cu nguyên 周易究 原, Dch lược 易略, Dch nghĩa tn nghi 易義存疑, Dch phu tùng ký 易膚叢 記, Dch phu tùng thuyết 易膚叢說).

Loại tóm tắt nội dung, ghi chép những kiến thức cơ bản để phục vụ

người học đi thi có 03 cuốn (gồm Chu Dch vn gii toát yếu 周易問解撮要, Dch hc khi mông 易學啟蒙, Dch hc nhp môn 易學入門).

Loại văn sách có 04 cuốn (gồm Chu Dch sách lược 周易策略, Dch kinh đại đon sách mc 易經大段策目, Dch kinh sách lược 易經策略, Dch Xuân kinh sách lược 易春經策略).

Loại biểu đồ có 01 cuốn (Chu Dch khi mông đồ tượng 周易啟蒙圖象).

Đối với nền Dch học của một dân tộc không sản sinh ra Chu Dch như

Việt Nam ta, loại sách có nhiều cống hiến nhất chính là loại thứ ba, tức là loại sách phát triển nghĩa lý. Các tác phẩm này chứa đựng những đóng góp riêng của người Việt về lí luận, lập thuyết, về cách hiểu và lí giải Chu Dch. Số lượng loại sách này trong tương quan đối sánh với các loại khác tuy có nhiều hơn nhưng để làm cốt lõi của một nền Dch học của một dân tộc thì con số này vẫn

là ít ỏi. Trong khi đó, số sách Dch để học, ôn tập và làm bài thi lại có nhiều hơn: 03 cuốn để học, ôn và 04 cuốn tập hợp các bài thi về Dch. Còn loại sách dịch sang chữ Nôm cũng chiếm con số kha khá (04 cuốn), điều này có nghĩa là

đọc và hiểu được Chu Dch cũng là một mục đích chính. Như vậy, ngày nay chúng ta tìm hiểu kho sách Chu Dch của cha ông còn lại sẽ thấy hình ảnh người Việt đọc Dch với mục đích để hiểu, để phổ biến rộng rãi (bằng chữ Nôm) và để thi cử là hình ảnh chủđạo. Ngay những dẫn chứng trong chín bộ sửđược khảo sát ở trên cũng thể hiện rất rõ đặc điểm này. Như:

Đại Vit s kí toàn thư, Bản kỉ quyển 12, tr.449 bản dịch (tờ 32 bản chữ

Hán) và Khâm định Vit s thông giám cương mc, Chính biên quyển 20, tr.493 bản dịch đều nhắc đến sự kiện tháng 3 năm 1467 triều đình bắt đầu đặt chức Ngũ kinh bác sĩ và giải thích rằng: đương thời học sinh trường giám học kinh Thi kinh Thư nhiều hơn kinh Lễ, Chu Dch Xuân Thu.

Sự kiện này cho thấy đương thời, sốđông những người theo Nho học đã không chú trọng nghiên cứu sâu vềChu Dch.

Hay như Khâm định Vit s thông giám cương mc, Chính biên quyển 37, tr.815 bản dịch chép bài sớ của Bùi Sĩ Tiêm, Thái thường tự khanh, dâng lên chúa Trịnh Giang vào tháng 6 năm 1731, trong đó có đoạn viết: Văn chương là mt món để thu hút sĩ phu, là thứ đểđim nhà nước. Văn th triu ta bt đầu chn chnh t thi Thiu Bình, phát huy đầy đủ t thi Hng Đức;

đến trung gian, mt ln thay đổi mà thành ra th văn rp theo các sách cũ, li mt ln thay đổi na mà thành ra th văn tm chương trích cú; hơn na, coi khinh sách ca thánh nhân là du vết cũ rích, s sách v cổ đại là c rác vãi rơi. Sĩ t trong mt thi, b sách kinh, sách truyn mà nghiên cu sách ngoài

để cu được đỗ cao1, đến như nhng li nói v vic cu thi thế nguy nan, sa cha vic t hi, thì không mt câu nào có th dùng được c. Tôi xin vương thượng dc lòng tôn sùng đạo hc chính thng, chn hưng phong thái nhà Nho.

Phàm nhng tp văn do hu Nho viết ra như các sách: Ngc trai, Đề cương và Trường sách, nht thiết cm chỉ.... Ở phía dưới của bài sớ này Khâm định Vit s thông giám cương mc đã chú thích: “Ngc trai thp khoa sách lược” là sách do Lưu Định Chi nhà Minh biên son; “Sách hc đề cương” là sách do Chúc Nghiêu nhà Nguyên biên son; “Tứ đạo trường sách” là sách không rõ tên tác giả.

Bùi Sĩ Tiêm qua bài sớ trên đã cho chúng ta thấy mục đích của người đi học thời bấy giờ là chỉ cầu sao thi cho đỗđiểm cao, bất kể nội dung học tập của họ là các sách chính thống hay không chính thống, tức không thuộc Tứ thư và Ngũ kinh. Như vậy đủ thấy mục đích người ta tìm hiểu Tứ thư và Ngũ kinh không phải vì lòng say mê đối với một học phái, không phải để chiếm lĩnh và phát triển một học thuyết, cũng không phải để tiếp thu và bổ sung cho học thuyết nào đó của mình. Người ta học Nho giáo là để khẳng định tên tuổi và làm quan, tức là để vinh thân và phì gia; thế nên nếu sách nào khác Tứ thư, Ngũ kinh, hay tri thức nào khác tri thức Nho giáo có thể giúp họ đạt được mục

đích đó thì họ sẽ sẵn sàng bỏ Tứ thư, Ngũ kinh và bỏ Nho giáo để theo. Đây là một nền học thực dụng, hời hợt, nên thành tựu đạt được cũng không thể cao, con số 19 bộ sách Dch cho cả một nền Dịch học Việt Nam có quá trình phát triển hai nghìn năm nay đã phần nào thể hiện đặc điểm này.

Trong một học phong được nhắc đến nhưở hai ví dụ trên, Chu Dch thực khó lòng mà được nghiên cứu cẩn thận, tập trung các phát hiện mới, và vì thế

mà thật khó mà có những tác phẩm chuyên luận giá trị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chu dịch cứu nguyên phong cách kinh học và tư tưởng của lê văn ngữ (Trang 52 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)