GIẢI CHU DỊCH:
Để tìm hiểu vấn đề này, chúng ta sẽ bắt đầu đi từ trình tự chú giải 64 quẻ
kinh Dịch của Lê Văn Ngữ:
Về quẻ Càn (乾) và quẻ Khôn (坤)1, tác giả trình bày theo trình tự sau: Tên quẻ Lời giải thích của tác giả về thứ tự, vị trí của quẻ. Quái từ (lời quẻ) Thoán văn (lời Thoán) Lời giải thích của tác giả cho Thoán văn Đại Tượng truyện
Lời giải thích của tác giả cho Đại tượng truyện Hào từ (lời hào) của hào 1
Tiểu tượng truyện của hào 1
Lời giải thích của tác giả cho hào 1 và Tiểu tượng của hào 1 Hào từ (lời hào) của hào 2
Tiểu tượng truyện của hào 2
Lời giải thích của tác giả cho hào 2 và Tiểu tượng của hào 2 Hào từ (lời hào) của hào 3
Tiểu tượng truyện của hào 3
Lời giải thích của tác giả cho hào 3 và Tiểu tượng của hào 3 Hào từ (lời hào) của hào 4
Tiểu tượng truyện của hào 4
Lời giải thích của tác giả cho hào 4 và Tiểu tượng của hào 4 Hào từ (lời hào) của hào 5
Tiểu tượng truyện của hào 5
Lời giải thích của tác giả cho hào 5 và Tiểu tượng của hào 5
Hào từ (lời hào) của hào 6 Tiểu tượng truyện của hào 6
Lời giải thích của tác giả cho hào 6 và Tiểu tượng của hào 6 Lời dụng cửu/lục
Tiểu tượng truyện của lời dụng cửu/lục
Lời giải thích của tác giả cho lời dụng cửu/lục và Tiểu tượng của lời dụng cửu/lục. Còn đối với các quẻ khác thì thứ tự trình bày là: Tên quẻ Lời giải thích của tác giả về thứ tự, vị trí của quẻ. Quái từ (lời quẻ) Lời giải thích của tác giả cho quái từ Đại tượng truyện của quẻ
Lời giải thích của tác giả cho Đại tượng truyện.
Riêng đối với ba quẻ đứng ngay sau Càn và Khôn là Truân (屯), Mông (蒙), Nhu (需) thì cuối phần giải thích của tác giả cho Đại tượng truyện còn có một đoạn chú giải trình bày theo hình thức hỏi đáp.
Như vậy là Lê Văn Ngữ chỉ sử dụng Thoán truyện và Tượng truyện để
chú giải kinh Dịch, còn các truyện: Văn ngôn, Hệ từ, Thuyết quái, Tự quái và
Tạp quái thì sao? Có phải Lê Văn Ngữ không đọc đến những truyện đó không? Xin trả lời ngay rằng chắc chắn không phải thế, bởi như chính Lê Văn Ngữ viết trong sách này rằng ông xuất thân trong một gia đình có truyền thống Nho học, bản thân rất quan tâm đến Dịch, ông bắt đầu học Dịch từ năm 30 tuổi và sau 27 năm ròng nghiên cứu ông mới cho ra đời cuốn sách này. Viết một cuốn sách
Dịch dụng công đến thế với một con người sẵn mang trong mình dòng máu Nho học mạnh mẽ như Lê Văn Ngữ thì không thể có chuyện không đọc đến mấy phần truyện trên. Hơn nữa Thập dực là những gợi ý rất quan trọng để tìm hiểu kinh Dịch, trên thực tế từ khi Thập dực ra đời các nhà Nho Trung Quốc và
sau đó là các nhà Nho Việt Nam luôn coi đó là bộ phận không thể thiếu của
Chu Dịch. Vậy phải chăng Lê Văn Ngữ không coi trọng những truyện đó? Qua khảo sát chúng tôi thấy tác giả nhắc đến Văn ngôn ở các trang 31, 76, 82, 109 của văn bản chữ Hán; nhắc đến Hệ từ ở các trang 07, 69, 84, 85 của văn bản chữ Hán; nhắc đến Thuyết quái ở các trang 84, 85 của văn bản chữ Hán; nhắc
đến Tự quáiở trang 84 của văn bản chữ Hán; còn Tạp quái thì không thấy ông nhắc đến. Để biết Lê Văn Ngữ nhìn nhận Văn ngôn, Hệ từ, Thuyết quái, Tự
quái, Tạp quái như thế nào chúng ta hãy đọc những dòng biện luận của tác giả:
Xưa họ Phục Hy nắm được lý của kim và hỏa mà soạn ra âm dương và vẽ ra các quẻ, ba thánh là Văn Vương, Chu Công, Khổng Tử lại làm tiếp
Thoán văn buộc vào hào tượng để giải thích cho rõ; tuy nói lý đã đích xác nhưng vẫn còn là sự truyền tâm, người thường chưa thể giải thích đến tận cùng
được. Người đời sau lại làm tiếp Hệ từ, Thuyết quái, Tự quái, xem chừng ý ấy là cũng muốn mượn thánh nhân để làm sáng nguyên nhân làm ra Dịch. Nhưng khảo sát những thuyết ấy thì đều là chỗ ẩn chứa của âm dương hỗn độn, hoàn toàn không phải là cái lý kim hỏa cõng đội nhau. Người xưa cho rằng Tự quái
không phải là lời của thánh nhân, kẻ sĩ tôi nay cho rằng: Hệ từ và Thuyết quái
cũng không hoàn toàn là lời thánh. Tại sao thế? Bởi vì Hệ từ và Thuyết quái
lời lẽ phần nhiều là vô dụng, cũng phần nhiều là vô lý, ...
Có người hỏi: “Như thế thì Hệ từ và Thuyết quái có thể bỏ chăng?”. Trả lời rằng: “Học là bắt chước theo lời nói, chọn điều hay mà theo, người học nên nhớ những điều cần nhớ một cách có hạn định”. (tr. 84, 85 bản chữ Hán).
Lời biện luận trên đã giúp ta thấy rõ quan điểm của Lê Văn Ngữ: ông cho rằng Hệ từ, Thuyết quái, Tự quái không phải là truyện của Khổng Tử mà là của người đời sau làm rồi giả danh Khổng Tử. Chúng không có nhiều giá trị:
Bởi vì Hệ từ và Thuyết quái lời lẽ phần nhiều là vô dụng, cũng phần nhiều là vô lý. Nhưng không vì thế mà ông phủ nhận toàn bộ giá trị của chúng, ngược lại quan điểm của ông là phải cân nhắc khi đọc và sử dụng, chọn điều hay mà
theo, người học nên nhớ những điều cần nhớ một cách có hạn định. Hơn nữa, quan điểm mà Lê Văn Ngữ vẫn theo là Phục Hy làm ra bát quái vốn xuất phát từHệ từ hạ truyện.
Về quan điểm hoài nghi Thập dực của Lê Văn Ngữ, học giả Trung Quốc
đời Tống là Âu Dương Tu cũng đã không tin rằng Khổng Tử viết ra Thập dực,
đến đời Thanh có Diêu Tế Hằng, Khang Hữu Vi viết hẳn những cuốn sách công phu để khẳng định không phải toàn bộ Thập dực đều do Khổng Tử làm ra1. Ở
Nhật Bản thế kỉ XVII và XVIII cũng có những học giả có quan điểm tương
đồng với Lê Văn Ngữ về vấn đề này2. Tuy vậy, tinh thần hoài nghi khoa học của Lê Văn Ngữ rất đáng được coi trọng bởi điều này thể hiện sự chuyển biến trong tư duy của một nhà Nho truyền thống. Đặc biệt, chủ trương tiếp thu có chọn lọc thể hiện cách nhìn khách quan, khoa học của Lê Văn Ngữđối với các kinh điển vốn thường được thần thánh hóa. Thí dụ với Hệ từ, Lê Văn Ngữ
không viện dẫn khi chú giải 64 quẻ Dịch nhưng vẫn trích dẫn để mở lời cho phần giải thích các biểu đồ của Dịch (Chu Dịch đồ thuyết) và phần giải thích các hào của Dịch (Dịch hào tỏa thuyết):
Hệ từ nói rằng: “Số của trời là một, của đất là hai, số của trời là ba, của
đất là bốn, của trời là năm, của đất là sáu, của trời là bảy, của đất là tám, của trời là chín, của đất là mười” tổng cộng có 55 số, số lẻ là dương mà số chẵn là âm. Đó là ý nghĩa các con số của Hà đồ. Các con số của Lạc thư thì đếm theo hình con rùa:... (tr.03 bản chữ Hán).
Hệ từ nói rằng: “Trời cao đất thấp”, và lại nói rằng: “người tụ tập theo loại, vật phân chia theo bầy”, theo đó mà xem xét thì tôn ti [sự phân chia cao thấp] chắc chắn xuất hiện từ khi có phận của tôn ti, như vị trí của sáu hào trong Dịch thật sự có thể cùng lời của Hệ từ suy xét lẫn nhau. (tr.69 bản chữ
Hán)
Với Văn ngôn, Lê Văn Ngữđã nhận xét như sau:
1 Diêu Tế Hằng viết Dịch truyện thông luận, Khang Hữu Vi viết Tân học ngụy kinh khảo.
Lại nhưVăn ngôn của đức thánh Khổng cũng nhân trong tượng của hào mà dựng lên một đoạn văn tự thiên nhiên để gợi mở cho người sau. Cho nên
Văn ngôn và tượng của hào tựa như giống mà lại không giống nhau, tựa như
khác nhau mà cũng có chỗ không khác nhau.... (tr. 82 bản chữ Hán)
Như vậy, theo Lê Văn Ngữ Văn ngôn là một áng văn chương đẹp, một dực có giá trị gợi mở cho người đời sau học Dịch, và là một hình mẫu về hình thức của thể loại chú thích mà người đời sau cũng có thể học tập:
Người sau nếu muốn làm sáng rõ chữ nghĩa để người khác nhìn qua đã biết thì thể lệ và cách thức làm giải thích nên theo Văn ngôn của hai quẻ Càn, Khôn... (tr.69 bản chữ Hán)
Nhưng với vai trò là truyện để giải thích quái từ, Văn ngôn lại không
được Lê Văn Ngữđánh giá cao:
Nếu Văn ngôn dùng những đạo lớn như cách vật, trí tri, thành ý, chính tâm, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ để dạy người thì sao có thể giải thích Thoán của Văn Vương đây! (tr.109 bản chữ Hán)
Tóm lại, Lê Văn Ngữ chỉ thừa nhận giá trị văn chương và giá trị ở mặt hình thức trình bày của Văn ngôn mà thôi. Đó là lí do vì sao ông đã không trích dẫn Văn ngôn trong các chú giải của mình.
Ngoài ra, Lê Văn Ngữ không trích dẫn Tự quái nhưng ở phần chú giải mỗi quẻ cụ thể ông lại viết một đoạn đặt ngay sau tên quẻđể giải thích thứ tự, vị trí của quẻđó. Điều này chứng tỏ rằng với ông, việc một quẻ nào đó đứng ở
vị trí nó đang đứng cũng có ý nghĩa nhất định, tức là ông ủng hộ nguyên lý của
Tự quái. Ví dụở phần giải thích thứ tự quẻ Càn ông viết:
Khí trời giáng xuống gặp âm và vạn vật nhờ đó mà sinh ra, nên (quẻ)
đầu tiên là Càn, càn là kiện [khỏe mạnh], là quẻ trong mạnh ngoài mạnh, có ý không dừng hoặc không nghỉ nên tên quẻ là Trùng Càn. (tr.111 bản chữ Hán)
Khí của đất bốc lên trên theo dương mà vạn vật sinh trưởng nhờ nó, cho nên tiếp theo quẻ Càn là quẻ Khôn. Khôn là thuận theo, là quẻ trong thuận [nội quái là quẻ Khôn đơn] ngoài thuận [ngoại quái cũng là quẻ Khôn đơn], có ý nghĩa là không có chỗ nào không dung chứa, cho nên quẻ có tên là Trùng Khôn [gồm hai quẻ Khôn đơn] (tr.117 bản chữ Hán)
Còn Thuyết quái thì không được nhận xét cụ thể, không được trích dẫn trong khi ông chú giải các quẻ; Tạp quái thì không được đề cập đến và đương nhiên cũng không được trích dẫn để giải thích các quẻ.
Không chỉ thể hiện quan điểm đối với Thập dực bằng những lời biện luận trực tiếp và bằng cách thức chú giải Dịch của mình, Lê Văn Ngữ còn đưa ra nhận xét đối với các chú giải của các học giả Trung Quốc trước mình. Trước hết ông phê phán cách sắp xếp xen kẽ kinh với truyện của Trịnh Huyền (127 – 200) và Vương Bật (226 – 249) đời Hán và Nguỵ như sau:
Nếu như lại theo Vương Bật và Trịnh Huyền khởi xướng mà đem gắn thêm [Văn ngôn] vào sau mỗi quẻ Càn, Khôn thì Hào tượng chỉ là Hào tượng và Văn ngôn càng chỉ là Văn ngôn. (tr.83 bản chữ Hán)
Lê Văn Ngữ không đồng tình với kiểu sắp xếp của Trịnh Huyền và Vương Bật cho Văn ngôn xen vào hai quẻ Càn, Khôn vì theo ông, nếu làm như
thế là đã tách riêng tượng số với kinh văn. Ông coi trọng kinh văn và coi trọng cả tượng số, vì thế ông không hề phản đối quan điểm của phái Tượng số mà đại diện là Vương Bật. Ông viết:
Vương Bật nói rằng: Nghĩa nếu tương ứng với sự mạnh mẽ thì cớ sao Càn lại là mã? Hào nếu hợp với sự nhu thuận thì cớ sao Khôn lại là ngưu?1Thuyết này là thuyết hay nhất, học giả quả thực có thể tham khảo mà ngầm suy xét thì 384 hào không hào nào không nhưđón lưỡi dao mà vỡ ra, đến như 3 ngày hay 7 ngày, 3 năm 3 tuổi hay 10 năm cũng lấy ý khó dễ, xa gần,
1 Câu này trích trong thiên Minh tượng sách Chu Dịch lược lệ của Vương Bật, nguyên văn của nó là: “Hào cẩu hợp thuận, hà tất Khôn nãi vi ngưu, nghĩa cẩu ứng kiện, hà tất Càn nãi vi mã?”
nhanh chậm suy ra, tự nhiên hào tượng sáng sủa mạch lạc, tưởng cũng không nên khắc họa nữa. (tr.80, 81 bản chữ Hán).
Đoạn văn trên cho ta thấy tác giả của nó rất tâm đắc với quan điểm của Vương Bật, với cách dùng hình tượng biểu trưng của mỗi quẻ mỗi hào để giải thích Dịch. Trong thực tế chú giải các quẻ, Lê Văn Ngữ cũng thường xuyên làm theo cách này của phái Tượng số bên cạnh những lời phân tích kinh văn.
Còn đối với Dịch học gia sau Trịnh Huyền và Vương Bật, trong phần
Chu Dịch cứu nguyên tự, tác giả Lê Văn Ngữđã nhận xét:
Từ sau thời Tần Hán, các nhà Nho thường bàn sai lệch và rối rắm về
Dịch, chứ ít người có thể nhìn thấy được cái sâu xa huyền diệu của nó. Đến đời Tống hai vị tiên sinh là Trình Di và Chu Hy chia kinh Dịch thành Truyện và
Nghĩa1. Tuy như thếđã là rõ ràng, nhưng nếu khảo những lời đó thì nguồn gốc của việc làm ra kinh Dịch hay ý nghĩa các con số trong Hà đồ và Lạc thư,…
đều mới được coi là lẽ tự nhiên, chứ chưa hề chỉ ra được những điểm dĩ nhiên có tính quy luật của chúng. (tr.13 bản chữ Hán).
Nói các nhà Nho sau Tần Hán bàn sai lệch về Dịch tức là chê Dịch học của họ, nhận xét họ nông cạn ít thấy được cái sâu xa huyền diệu của nó. Còn
đối với Trình Di và Chu Hy đời Tống, ông cũng chỉ ra những điểm chưa hoàn thiện như chưa giải thích được tính khách quan của nguồn gốc Chu Dịch, ý nghĩa của các con số trong Hà đồ và Lạc thư. Ông cũng phê phán quan điểm của Chu Trình cho rằng tư tưởng Dịch trong Phục Hy bát quái khác tư tưởng Dịch của Chu Văn Vương và Chu Công Đán trong quái từ và hào từ, tư tưởng Dịch của Chu Văn Vương và Chu Công Đán lại khác tư tưởng Dịch của Khổng Tử trong Văn ngôn truyện và Thoán truyện:
1 Tức là “Trình truyện” hay “Chu Dịch Trình thị truyện” của Trình Di và “Chu Dịch bản nghĩa” của Chu Hy.
Thế nên Chu Trình chia làm truyện và nghĩa1để giải thích, họ cho rằng
Dịch của Khổng Tử không phải là Dịch của Chu Văn Công, và Chu Dịch cũng không phải là Dịch của Phục Hy, rồi họ giải thích riêng từng loại. Đây lại là
điểm cực kì chủ quan thiếu bằng cứ (tr.75, 76 bản chữ Hán)
Khi viết về nguồn gốc và dòng chảy của đạo Dịch, Lê Văn Ngữ đã cho rằng Dịch được truyền từ Phục Hy, qua Hoàng Đế, Nghiêu, Thuấn đến Chu Văn Vương đến Chu Vũ Vương và đến Khổng Tử là thống nhất, chỉ từ sau đó người ta mới hiểu sai lệch về Dịch2. Và người có thể nối lại đạo thống, lĩnh hội
được bản chất của đạo Dịch không ai khác, theo Lê Văn Ngữ, có thể chính là ông. Bằng chứng là trong mục Chu Dịch cứu nguyên tự ông đã viết:
Kẻ sĩ này sinh ra sau hàng ngàn năm nên chứng kiến sự tăm tối đã bao lâu của đạo Dịch, lo sợ những mầm mống tà thuyết ngày càng mọc lên mạnh, nên đã lắng lòng, chú tâm vào Dịch học... hi vọng những người sau này theo
đuổi Dịch học vừa đến chân tường của cung điện Dịch học đã tìm được đúng cửa để vào trong3. Những thao tác gian xảo, kĩ thuật lạ đời không chính đáng sẽ không còn chỗ để hoành hành, những việc quái lạ, thái độ sùng kính quá mức sự hoạ hay phúc sẽ không còn chỗ để tiến hành các thủ thuật. Thế rồi sau
đó mới biết Dịch đúng là Dịch, thiên hạ chắc chắn không thể không có nó, cũng không thể coi thường nó. (tr.13, 14 bản chữ Hán)
Lê Văn Ngữđã dựa vào đâu để xác lập hệđạo thống như vậy? Rõ ràng là ông đã có cách hiểu riêng vềđạo và về Dịch, đó là quy bản chất của đạo về vấn
đề thời trung4. Do đó, những người thuộc dòng truyền thừa chân chính là những người đã góp phần hoàn thành Chu Dịch, đó chính là Phục Hy, Văn Vương, Võ