Cảnh quan, khơng gian đình Tình Quang

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đình Tình Quang kiến trúc và điêu khắc (Trang 36 - 38)

Chƣơng 2 : KIẾN TRÚC ĐÌNH TÌNH QUANG

2.2. Cảnh quan, khơng gian đình Tình Quang

Đình Tình Quang, hiện nay nằm bên ngồi đê sơng Đuống, tọa lạc giữa khu cƣ trú của cụm dân cƣ Tình Quang, trên một khu đất rộng rãi, bằng phẳng. Từ khi đƣợc khởi dựng cho đến nay đã gắn bó mật thiết với con ngƣời và mảnh đất nơi đây, một trong những ngôi làng Việt cổ truyền (làng lên phố) thuộc địa phận quận Long Biên - cửa ngõ phía Bắc của thủ đơ Hà Nội.

Hƣớng của đình Tình Quang quay về hƣớng Đơng - Bắc. Đó là đặc điểm khác biệt đối với những cơng trình kiến trúc tơn giáo tín ngƣỡng có niên đại trƣớc thế kỷ XVIII. Khi nghiên cứu điểm khác biệt này, nhiều nhà nghiên cứu về văn hóa cổ truyền đã đƣa ra những luận điểm, giải thích khác nhau. Có quan điểm cho rằng: đình Tình Quang quay hƣớng Đơng, có thể cũng có ý nghĩa tƣơng tự nhƣ việc thờ Đức Thánh Chèm ở làng Chèm (Đông Ngạc, Bắc Từ Liêm). Trong tƣ duy liên tƣởng của ngƣời xƣa, Thánh Chèm là một vị thần chống lụt, Ngài có sức mạnh vơ biên, biểu hiện qua thân hình khổng lồ, Ngài đã khuất phục thủy quái ở khúc sơng cong dịng, ln xói nƣớc, ảnh hƣởng tới sự bền vững của đê, nơi xung yếu để răn đe thuỷ quái, giữ yên lành cho ruộng đồng, làng xóm.

Năm 1856, đời Tự Đức thứ 9, nhà vua cho cải tạo dịng sơng Đuống để thích ứng hơn với sự tiêu nƣớc lũ làm cho làng Vịa bị chia làm hai, làng Vịa lớn (Tình Quang) nằm ở phía trong đê. Sau đó, tới đầu thế kỷ XX đê vỡ, đê

chính đƣợc chuyển lùi vào trong khiến đình bị nằm ngoài bãi, trong đê quai. Sự kiện này nhƣ một gợi ý cho chúng ta suy nghĩ về hƣớng của đình Tình Quang hiện nay.

Ngoài ra, một thực tế ở nhiều địa phƣơng cho thấy khi dân làng gặp điều tai họa, ngƣời ta thƣờng thay đổi hƣớng đình vì cho rằng hƣớng của ngơi đình quyết định tới phúc - họa của cả làng. Mặt khác, cũng từ thế kỷ XVIII về sau, nền kinh tế tƣ nhân phi nơng nghiệp có điều kiện phát triển, dần dần quan niệm về phƣơng hƣớng đình, chùa theo lối cổ truyền cũng bị nhạt phai, ngƣời ta chú ý nhiều đến huyết mạch giao thơng nên di tích thƣờng hƣớng ra sông và sau này hƣớng cả ra đƣờng cái. Từ đó có ngƣời ngờ rằng: Phải chăng đình Tình Quang đã bị đổi hƣớng (gần nhƣ ngƣợc hẳn hƣớng của chùa) là để đáp ứng nhu cầu tâm linh đƣơng thời, nhằm mong sự hỗ trợ của các vị Thành hoàng cho nhân dân đƣợc yên bình? Điều này có lẽ cần đƣợc quan tâm và nghiên cứu kỹ hơn nữa.

Phía trƣớc cửa đình là một ao lớn mang tƣ cách tụ thuỷ, tụ phúc. Ao thấp mang ý nghĩa Âm, đình xây trên cao mang ý nghĩa Dƣơng. Hình thức này tạo nên sự hòa hợp, Âm Dƣơng “đối đãi”, là sự cầu mong hạnh phúc trƣờng tồn cho mn đời con cháu.

Phía Nam đình giáp khu vực dân cƣ sinh sống, phía sau đình (phía Tây) là khu vực nhà trẻ của cụm dân cƣ, đƣợc xây dựng trên đất của đình từ năm 1986. Bên phải là sân đình, hiện đang đƣợc sử dụng nhƣ một sân chơi thể thao của thanh thiếu niên. Xung quanh khu vực đình chủ yếu trồng những loại cây nhƣ: Cây đại, cây đa, cây cau, cây tre…

Trƣớc đây, tại khu vực đình cịn có hai nhà bia hạ mã, lăng Đinh Điền, xung quanh là những cây si, cây gạo.. vừa để lấy bóng mát vừa biểu hiện ý nghĩa nhân ái, là nơi cho các linh hồn trú ngụ (thần cây đa, ma cây gạo). Đến nay, do nhiều nguyên nhân mà quy mô tổng thể kiến trúc đã bị thu hẹp. Song,

vẫn có thể thấy đình nằm trong một quy mơ lớn, bề thế, có khơng gian cảnh quan thống rộng. Đình vẫn lƣu giữ đƣợc những giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể có giá trị. Và, vẫn là trung tâm sinh hoạt văn hố, tín ngƣỡng, là niềm tự hào sâu sắc thiêng liêng của cộng đồng nơi đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đình Tình Quang kiến trúc và điêu khắc (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)