Chƣơng 2 : KIẾN TRÚC ĐÌNH TÌNH QUANG
3.1. Vài nét về nghệ thuật điêu khắc, trang trí đình làng
3.1.2. Kỹ thuật điêu khắc, trang trí đình làng
Kỹ thuật điêu khắc là thể hiện trình độ và tính sáng tạo của ngƣời nghệ nhân dân gian xƣa, qua đó gửi gắm tâm tƣ tình cảm của chính ngƣời nghệ nhân cũng nhƣ phản ảnh hoàn cảnh lịch sử xã hội đƣơng thời.
Trƣớc hết, tơi tìm hiểu một số thuật ngữ, khái niệm về những kỹ thuật điêu\chạm khắc (chạm thủng, chạm nông, chạm kênh bong, chạm lộng, chạm nổi) mà ngƣời nghệ nhân dân gian đã sử dụng trong quá trình sáng tạo để làm nên những mảng chạm khắc sinh động, chân thực, gần gũi, thể hiện ƣớc mơ, khát vọng của ngƣời dân đƣơng thời về một xã hội thanh bình, yên vui; về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Đồng thời, làm nên giá trị nghệ thuật đặc trƣng của nghệ thuật chạm khắc đình làng.
Chạm: Tạo nên những đƣờng nét hoặc hình khối nghệ thuật trên mặt vật rắn bằng cách đục, khắc [46, tr. 131]; kĩ thuật điêu khắc, đục xuống mặt vật liệu (đá, gỗ, ngà…) để làm nổi bật lên các hình tƣợng nghệ thuật muốn diễn tả. Các kỹ thuật chạm chủ yếu là chạm nổi (cao, vừa và thấp), chạm bong hay chạm kênh, chạm lộng hay chạm thủng. Những kỹ thuật này phổ biến trong mỹ thuật Việt Nam và thế giới [29, tr. 506].
Chạm thủng: Mặt ván thƣờng khơng dày, các hình thƣờng phẳng và nền bị đục thủng, chỉ cịn lại các hình trang trí. Kỹ thuật này cho phép diễn tả hoa lá, mây nƣớc, chin thú, rồng phƣợng… rất tinh tế, mềm mại, thanh nhã, với hiệu quả trang trí cao, lại có giá trị sử dụng khi làm cánh cửa, cửa thơng gió, tƣờng ngăn nhỏ hay bình phong… [16, tr. 149].
Chạm nơng: Bề mặt gỗ phẳng và các chi tiết đƣợc chạm nổi ở trên đó. Các bức chạm vng vức trên các ván bƣng, hoành phi, câu đối… thƣờng
dùng lối chạm này, rất thuận tiện cho việc sơn son thiếp vàng. Kỹ thuật chạm nong cho phép các hình trang trí đƣợc bố cục trải đều phủ kín mà khơng làm giảm chịu lực của cấu kiện gỗ [16, tr. 150].
Chạm kênh bong: Kỹ thuật chạm khắc để tạo ra các hình trang trí nhiều lớp từ thân gỗ chịu lực. Các hình rồng, phƣợng, mây, hoa lá gắn với các khối lớn hoặc ở các xà kèo lớn thƣờng đƣợc tách ra, có khi theo nhiều lớp chồng lên nhau. Kỹ thuật này tạo ra cảm giác các hình nhƣ mọc ra từ thân gỗ , kết hợp với hiệu quả ánh sáng gây cảm giác trang trí uốn lƣợn rất cầu kỳ, hơn hẳn cách chạm nông hay chạm thủng. Nhiều khi ngƣời ta kết hợp nhiều kiểu chạm bong kênh bằng việc gắn thêm phía ngồi những chi tiết khắc rời, tạo hiệu quả tầng tầng lớp lớp cho mảng trang trí. Kiểu chạm kênh bong khá phổ biến ở phù điêu trang trí đình làng [16, tr. 150]; Chạm bong (chạm kênh, chạm kênh bong) thuật ngữ kỹ thuật dân gian chỉ hình thức chạm khắc trên gỗ mà một số thành phần của bức chạm đƣợc chạm trồi cao nên gần nhƣ tách ra khỏi mặt nền. Lối chạm này tạo nên nhiều lớp cao thấp nhằm diễn tả chiều sâu khơng gian, khẳng định những hình chủ yếu của bức chạm... Kiểu chạm này đƣợc chạm nhiều trên các thành phần kiến trúc ở đình, chùa cổ Việt Nam… [29, tr. 506].
Chạm lộng: Chạm theo lối đục thủng nền để chừa lại những hình nét trang trí [46, tr. 131]; Là cách chạm khắc địi hỏi kỹ thuật cao, sự cơng phu, tỉ mỉ của ngƣời thợ. Đây cũng là kỹ thuật chạm khắc đầy tính biểu cảm, có hiệu quả khơng gia và khối cao nhất. Các hình khối chạm lộng thƣờng là những nhân vật và các con vật linh… Chúng gần nhƣ những pho tƣợng tròn, lồi hẳn ra, chồng chéo nhiều lớp cực kỳ phức tạp, làm mất cảm giác về nền vốn có của bức chạm. Cả thân cây gỗ đƣợc đục rỗng, tạo ra những khoảng trống luồn lách trong khối tƣợng. Các bức chạm khắc đƣợc chạm lộng thƣờng là những phần hấp dẫn nhất của điêu khắc trang trí đình làng [16, tr. 151]; Chạm lọng
(chạm lộng, chạm thủng) chỉ những bức chạm (phần nhiều bằng gỗ, ngà sừng) mà các hình tƣợng nghệ thuật đƣợc thể hiện vẫn nằm trên mặt phẳng nhƣng liên kết với nhau qua sự tiếp dính của các thành phần, cịn mặt nền đƣợc đục thủng để hằn rõ đƣờng viền của các hình tƣợng, đồng thời làm cho bức chạm thơng thống, nhẹ nhõm ()… Chạm lọng đƣợc thể hiện nhiều trên các bức chạm ở cánh cửa, đƣờng diềm trang trí trên các đồ gỗ (…), đặc biệt áp dụng để đục các cửa võng ở phía trên bàn thờ gian giữa (…) [29, tr. 506].
Chạm nổi: Một hình thức nghệ thuật mà hình tƣợng đƣợc diễn tả trên mặt phẳng bằng độ đục chạm (trên gỗ, sừng, ngà, đá, kim loại…) nông sâu khác nhau.
Tùy theo độ cao thấp của hình khối so với mặt nền của bức chạm, ngƣời ta chia ra ba loại: 1) Chạm nổi thấp: các hình tƣợng đƣợc chạm với độ nổi rất thấp, đủ để diễn tả độ tƣơng quan tƣơng đối giữa hình khối của đối tƣợng miêu tả. Chạm nổi thấp thƣờng đƣợc thể hiện trên kim loại (đồng, vàng, bạc…) hoặc thể hiện hoa văn trên mặt phẳng bức chạm để làm nền cho các hình tƣợng khác (nhƣ nền mây hoa trong các bức chạm đá thời Lý; nền vân gấm, nền triện trên bức hoành phi, câu đối cổ). 2) Chạm nổi vừa: các hình tƣợng đƣợc diễn tả có độ nổi cao hơn các loại chạm nổi thấp. Nhƣng những độ cao nhất của các hình tƣợng vẫn nằm trên một mặt phẳng tƣơng đối (nhƣ những bức chạm đá ở dọc theo hành lang và cầu đá chùa Bút Tháp - Bắc Ninh). 3) Chạm nổi cao: các hình tƣợng đƣợc chạm với độ nổi cao dƣờng nhƣ chúng đƣợc đắp lên mặt phẳng nền. Chạm nổi cao tạo nên độ tƣơng phản mạnh giữa khối nổi thu ánh sáng và những hốc tối sâu do bị thiếu ánh sáng để diễn tả những đề tài gây ấn tƣợng thẩm mĩ mạnh mẽ do hình khối của hình tƣợng gần với hiện thực hơn... [29, tr. 506].
Nhƣ vậy, từ các thuật ngữ, khái niệm về những kỹ thuật chạm khắc và qua thực tế, có thể thấy đƣợc chạm khắc, trang trí đình là một u cầu cần thiết để tránh đi những nét thô cứng của cấu kiện, đồng thời, cũng nhằm phản
ánh những khát/ƣớc vọng của con ngƣời trong nhiều mối quan hệ mang tính tâm linh và xã hội trong dòng chảy của lịch sử dân tộc. Trải qua nhiều thế kỷ, dƣới thời Lý, thời Trần và thời Lê sơ, chúng ta chỉ cịn tìm đƣợc rất ít đồ chạm trên chất liệu gỗ, lác đác nhƣ ở các ván lá gió thuộc di tích Cồn Chè (Nam Định), chùa Thái Lạc (Hƣng Yên), chùa Bối Khê (Hà Tây cũ). Cả ba địa điểm này đều có niên đại thời Trần, cịn đồ gỗ nói chung của thời Lý và thời Lê sơ hiện nay chƣa tìm đƣợc. Nhìn chung, trên cả đồ gỗ và đồ đá của ba thời kỳ này mới chỉ gặp ở các phù điêu liên quan đến kiến trúc, với sản phẩm của kỹ thuật chạm nổi và phần nào chạm chìm. Vào những thời từ thế kỷ XIV trở về sau đã tìm đƣợc nhiều hình chạm khắc trên, trang trí các ngơi tháp, lăng mộ bằng đá. Thực ra nghệ thuật tạo hình ở nƣớc ta, về cơ bản đƣợc nuôi dƣỡng chủ yếu bởi kinh tế tập thể, rất hiếm có những nhà hảo tâm giàu có và trí tuệ biết ni dƣỡng những trang khách trong nhà mình (hầu nhƣ khơng có qúy tộc cha truyền con nối, dạng ngƣời nhƣ mạnh thƣờng qn). Vì thế khơng có nhân tố hiểu biết, biết chơi để hỗ trợ tích cực và đứng đằng sau nghệ sĩ, khiến nghệ sĩ mà thực chất là những nghệ nhân xƣa, khơng có đủ tâm lực để sáng tạo ra những sản phẩm mang giá trị điển hình hết sức tỉ mỉ, tinh tế, vi diệu nhƣ của Trung Hoa. Ngƣời nghệ nhân Việt thƣờng không mấy khi đƣợc ghi tên vào sản phẩm của mình. Họ khơng đủ thời gian để tạo nên những tác phẩm cực kỳ điêu luyện, dù cho nghệ thuật tạo hình Việt trên kiến trúc phần nhiều có giá trị biểu tƣợng và là sản phẩm chung của cả cộng đồng, cá tính của nghệ nhân thƣờng chỉ đƣợc ẩn vào các giá trị kỹ thuật, mỹ thuật chứ không phải nằm trong sự sáng tạo nghệ thuật riêng biệt. Tình hình nhƣ nêu trên cho thấy trên đồ đá chỉ là sự nối tiếp kỹ thuật chạm khắc của thời gian trƣớc, còn trên đồ gỗ để đục chạm hơn, nhất là ở đình làng, đã cho phép phát triển kỹ thuật chạm khắc từ nổi, chìm sang kết hợp với bong kênh, thậm chí cả chạm lộng.