7. Kết cấu của luận văn
1.2. Một số đặc trưng cơ bản của Thiền phái Tào Động ở miền Bắc
1.2.1. Đặc trưng về hệ thống kinh kệ của Thiền phái Tào Động ở miền
tính chủ động, do chính ngƣời Việt Nam sang Trung Quốc học tập, nghiên cứu và đƣa về nƣớc truyền bá. Bởi vậy, nó sẽ đƣợc tiếp nhận trong tâm thế của ngƣời Việt, có sự chuyển hóa và hòa hợp với truyền thống tín ngƣỡng, quan niệm của nhân dân, tạo nên tính linh hoạt và rộng mở. Hay nói cách khác, Tào Động qua sự tiếp nhận dƣới hệ quy chiếu của ngƣời Việt đã đƣợc Việt hóa phù hợp với hoàn cảnh nƣớc ta.
2. Quá trình truyền thừa của Thiền phái Tào Động ở Đàng Ngoài cho thấy sự Việt Nam hóa hoàn toàn theo truyền thống của cƣ dân, phát triển nhƣ dòng họ thế tục. Sự kế tục sơn môn từ đời này sang đời khác có tính chất truyền thống gia đình Việt nhắc nhở các thế hệ về gốc tổ, gắn kết các thế hệ trong việc gìn giữ đặc trƣng của Thiền phái.
3. Tại miền Bắc, Thiền phái Tào Động trong quá trình phát triển kết hợp chặt chẽ với truyền thống yêu nƣớc của dân tộc, mang tính nhập thế tích cực, củng cố cộng đồng.
Nhƣ vậy, tại miền Bắc, Thiền phái Tào Động kể từ khi du nhập và phát triển đƣợc truyền thừa mạnh mẽ và liền mạch cho đến ngày nay, tích cực song hành cùng lịch sử đất nƣớc.
1.2. Một số đặc trưng cơ bản của Thiền phái Tào Động ở miền Bắc Việt Nam
1.2.1. Đặc trưng về hệ thống kinh kệ của Thiền phái Tào Động ở miền Bắc Việt Nam Việt Nam
Thiền Tào Động miền Bắc Việt Nam đƣợc khởi nguồn từ Thiền phái Tào Động Trung Hoa, trong dòng chảy liền mạch của Thiền tông nói chung. Do
đó, về tổng thể, hệ thống kinh kệ đƣợc sử dụng nằm trong hệ thống kinh của Phật giáo, mà chủ yếu là kinh Đại Thừa.
Các vị khai sáng Thiền tông: Đạo Tín, Huệ Năng, Đạo Nhất, Bách Trƣợng… đều quan niệm “Không dùng văn tự” (Bất lập văn tự). Đây là một trong những tông chỉ căn bản của Thiền tông, phủ nhận tác dụng lí giải của văn tự. Con ngƣời dựa vào chức năng nhận thức và biểu ý của ngôn ngữ văn tự nên chấp trƣớc, vọng tƣởng và bị trói buộc trong văn tự, không nhận thức đƣợc bản thể chân nhƣ. Bởi suy cho cùng, năng lực nhận thức của con ngƣời chỉ tƣơng đối, hữu hạn nên chức năng biểu ý của ngôn ngữ văn tự cũng chỉ hữu hạn. Dùng thứ tƣơng đối, hƣ huyễn không thật này không thể giải thích đƣợc chân nhƣ Phật tính. (Phật tính vốn là cái tuyệt đối, chỉ có thể đạt đƣợc nhờ ngộ). Tuy nhiên, Thiền tông lại không phế bỏ văn tự, vẫn thấy rõ giá trị của văn tự nhƣ là một thứ công cụ, nhƣ một phƣơng tiện khái niệm, một cách thức hƣớng dẫn. (Văn tự nhƣ ngón tay để chỉ, nhờ ngón tay mà thấy trăng, ngón tay không phải là trăng, chấp vào ngón tay tức không thể thấy trăng, ngón tay có tác dụng chỉ cho ngƣời ta thấy trăng, văn tự ngôn ngữ không thể nói rõ Phật tính, nhƣng ngôn ngữ văn tự có thể chỉ dẫn gợi ý cho con ngƣời ngộ Phật tính). Bản thân Lục Tổ Huệ Năng nghe kinh Kim Cƣơng mà ngộ đạo. Nhƣ vậy, không lìa văn tự tức là lấy văn tự làm phƣơng thức cởi bỏ những trói buộc chấp trƣớc, mục đích vẫn là đạt ngộ. Bởi thế, các thiền sƣ vẫn có những pháp ngữ và tác phẩm truyền lại.
Về kinh sách, Thiền phái Tào Động ở miền Bắc trong quá trình du nhập và phát triển đã cho khắc in những kinh sách: Thiền sƣ Tông Diễn cho khắc bản in kinh Hoa Nghiêm ở chùa Báo Thiên, khắc in kinh Pháp Hoa để ở chùa Khán Sơn. Thiền sƣ Tính Chúc đƣợc trụ trì chùa Vạn Phúc, núi Phật Tích giao cho coi và đốc thúc in cuốn Thực tƣớng Bát Nhã ba la mật kinh (1737). Thiền sƣ Hải Tại vâng mệnh vua phát khắc in cuốn Dƣợc Sƣ kinh đề cƣơng…
Hiện nay, các chùa thuộc Thiền phái Tào Động vẫn sử dụng các kinh sách kinh điển Đại Thừa: kinh Hoa Nghiêm, kinh Kim Quang Minh, kinh Dƣợc Sƣ, kinh Diệu Pháp Liên Hoa… Số lƣợng kinh Đại Thừa rất phong phú. Ở đây, chúng tôi đề cập tới một số kinh thƣờng đƣợc dùng.
Kinh Kim Cang (tên đầy đủ là Kim Cang Bát Nhã ba la mật) là một trong những bản kinh quan trọng và sớm nhất trong kinh điển Phật giáo Đại thừa, đồng thời đƣợc xem là một bài kinh căn bản của Thiền tông, vì chứa đựng tinh hoa, cốt tủy của giáo lý Bát Nhã. Kim Cang Bát Nhã ba la mật là một trí tuệ vững chắc, kiên cố phá dẹp những mê lầm chấp trƣớc của con ngƣời để giác ngộ. Trọng tâm của bản kinh Kim Cƣơng này chủ yếu ở chỗ Đức Phật đã trả lời hai câu hỏi của tôn giả Tu Bồ Đề: Làm thế nào để trụ đƣợc chân tâm? Làm thế nào để hàng phục vọng tâm? Toàn bộ Kinh Kim Cƣơng chỉ là để giải đáp hai câu hỏi trên và tóm tắt lại chỉ trong một câu “Ƣng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm”, (“Đừng trụ vào đâu cả để sinh cái tâm”). Tƣớng (những biểu hiện của bản thể) chỉ là huyễn ảo, ảo hóa, không có thật. Có tƣớng tất có sự hoại diệt, có sinh ra thì có mất đi, vì vậy thật tƣớng của các tƣớng là phi tƣớng. Nhận thức đƣợc phi tƣớng là thấy đƣợc bản thể chân nhƣ: “Phàm sở hữu tƣớng giai thị hƣ vọng. Nhƣợc kiến chƣ tƣớng phi tƣớng tắc kiến Nhƣ Lai”. (Phàm những gì có tƣớng đều là hƣ vọng, nếu thấy các tƣớng là phi tƣớng tức thấy Nhƣ Lai). Khi đã nhận thức đƣợc điều này phải hàng phục tâm, không để tâm dính mắc trần cảnh; trụ tâm ở chỗ giữ tâm thanh tịnh, tự tại trƣớc sự sinh diệt, khổ đau vô thƣờng của cuộc đời.
Diệu pháp Liên Hoa có tên gọi ngắn là kinh Pháp Hoa, là một trong những bộ kinh Đại thừa quan trọng nhất, giáo pháp về sự chuyển hoá của Phật tính và khả năng giải thoát. “Diệu Pháp” là “tri kiến Phật”, “Liên Hoa” là “hoa sen”. Tri kiến Phật đầy đủ muôn dụng nên gọi là Diệu, tri kiến Phật vƣợt ngoài tầm suy tƣ hiểu biết của con ngƣời, gọi là Diệu. Tri kiến Phật không
tách khỏi nơi bụi bặm, vô thƣờng mà không bị vô thƣờng, giống nhƣ hoa sen trong lò lửa mà vẫn tỏa sắc hƣơng. Thiền sƣ Lƣơng Giới, thủy tổ tông Tào Động, giải thích ngũ vị, đến vị thứ tƣ Thiên Trung Chí đã sử dụng hình ảnh hoa sen: Hảo thủ du nhƣ hỏa lý liên/ Uyển nhiên tự hữu xung thiên chí (Tay khéo vẫn nhƣ lò lửa sen/ Nguyên vẹn nơi mình xung thiên chí). Toàn bộ kinh Pháp Hoa cốt khai thị cho chúng sinh ngộ nhập tri kiến Phật. Tri kiến Phật là thấy biết không thuộc về cái ngã của thân, không thuộc về cái ngã của tâm (vọng tƣởng), lại là thể của cả thân tâm. "Khai thị chúng sinh ngộ nhập Phật tri kiến" gần với ý chỉ "Trực chỉ nhân tâm kiến tính thành Phật" của Thiền tông.
Kinh Pháp Hoa và Hoa Nghiêm là hai bộ kinh nòng cốt của Phật giáo Đại thừa. Kinh Pháp Hoa đặt nặng về pháp, trong khi kinh Hoa Nghiêm triển khai về Phật là vị có đầy đủ tƣ cách để tuyên thuyết diệu pháp. Kinh Hoa Nghiêm tên gọi đầy đủ là Đại Phƣơng Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh. Mọi sự vật trên trần gian đều do từ "Chân Không Diệu Hữu" mà phát sinh. Chúng đều phải nƣơng tựa lẫn nhau, làm nhân làm duyên cho nhau mà biến dịch, sinh tồn. Kinh Hoa Nghiêm đề cao chân lý "Nhân Quả" và "Duyên Sinh", với chân lý "Bất nhị" cùng "lý, Sự và Sự Sự Vô Ngại Pháp Giới".
Nhìn chung, thiền phái Tào Đô ̣ng nằm trong ma ̣ch chảy của Phâ ̣t giáo nói chung, do đó hê ̣ thống kinh kê ̣ và nghi thƣ́c về cơ bản đều sƣ̉ du ̣ng các bô ̣ kinh kê ̣ chung. Sƣ̣ khác biê ̣t nằm trong cách thƣ́ c triển khai và lĩnh hô ̣i cu ̣ thể để phù hợp với chủ trƣơng tu tập của thiền phái Tào Động.