7. Kết cấu của luận văn
2.2. Đóng góp của Thiền phái Tào Động ở miền Bắc Việt Nam trên lĩnh
2.2.2. Đóng góp của Thiền phái Tào Động ở miền Bắc Việt Nam trong sự
nghiệp bảo vệ Tổ quốc
Phật giáo Việt Nam đã tồn tại lâu dài với những thăng trầm trong quá trình lịch sử của nó. Phật giáo từng phát triển thịnh vƣợng dƣới thời Lý - Trần, đóng vai trò là hệ tƣ tƣởng chủ đạo của xã hội nhƣng suy yếu từ thế kỉ XV bởi hệ quả của chính sách độc tôn Nho giáo triều Lê. Đến thế kỉ XVII, sau những cuộc nội chiến kèo dài, khi xã hội dần tƣơng đối ổn định, việc phục
hồi Phật giáo để an dân, củng cố cộng đồng và ý thức dân tộc là việc làm cần thiết. Ở Đàng Ngoài, sự khôi phục vị thế dòng thiền truyền thống Trúc Lâm của dân tộc vốn bị mai một trong khoảng thời gian dài đã khiến Phật giáo nƣớc ta có bƣớc khởi sắc. Các thiền sƣ Hƣơng Hải (1628 - 1715), Chân Nguyên (1647 - 1726) ở cuối thế kỉ XVII, đầu thế kỉ XVIII và Hải Lƣợng tức Ngô Thì Nhậm (1746 -1802) - ngƣời đƣợc tôn là Tổ thứ tƣ của phái Thiền Trúc Lâm với tác phẩm nổi tiếng Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Tranh đã phát triển thiền Trúc Lâm với tƣ tƣởng tam giáo đồng nguyên. Ngoài ra, các Thiền phái khác nhƣ Lâm Tế, Tào Động đƣợc du nhập từ Trung Quốc để phù hợp với điều kiện mới của đất nƣớc. Trong bối cảnh có nhiều Thiền phái cùng tồn tại, sự xuất hiện của Thiền phái Tào Động vẫn có vị thế riêng trong tiến trình lịch sử Phật giáo dân tộc.
Khởi phát từ Thiền sƣ Thủy Nguyệt cùng công lao hoằng hóa của Thiền sƣ Tông Diễn, phái Tào Động phát triển trên phạm vi rộng từ xứ Đông đến đất kinh kì, từ dân gian đến cung đình. Nhiều chùa trở thành trung tâm hoằng pháp, độ sinh. Tại nơi khởi nguồn với các chùa: Nhẫm Dƣơng, Hạ Long…, Thiền phái Tào Động hòa cùng các Thiền phái khác (đặc biệt là thiền Trúc Lâm) dƣơng danh đạo Phật. Ở Thăng Long, khởi phát từ chùa Hòe Nhai, Thiền phái Tào Động mở rộng tạo thành một hệ thống các chùa phong phú, có vai trò không chỉ với văn hóa Phật giáo mà còn góp phần vào văn hóa Thăng Long ở một thời kì lịch sử.
Mạch truyền thừa của Tào Động ở Đàng Ngoài đƣợc ghi trên văn bia chùa Hòe Nhai đến mƣời một đời trụ trì nối tiếp có nhiều bậc thiền sƣ đƣợc triều đình sắc phong: Thiền sƣ Chân Dung, pháp húy Tông Diễn đƣợc vua Lê phong Đại Tuệ Thiền sƣ Bảo Thiền Hộ Quốc, Thiền sƣ Tĩnh Giác, pháp húy Từ Sơn Hành Nhất, vua phong Tăng thống Tĩnh Giác Hòa thƣợng, Thiền sƣ Viên Thông Lại Nguyên, pháp húy Hải Điện Mật Đa, vua phong Tăng thống
Đại Nguyện Hòa thƣợng, Thiền sƣ Thanh Lãng, pháp húy Khoan Dực Phổ Chiếu, sắc phong Tăng thống Đạo Nguyện Hòa thƣợng, Thiền sƣ Thanh Đàm, pháp húy Giác Đạo Tâm Minh Chính Hoằng Quang, vua phong Tăng cƣơng cùng giới đao độ điệp.
Sự lớn mạnh của Thiền phái Tào Động với hệ thống các chùa cùng các sƣ tăng góp phần cho sự hiện diện của Phật giáo trong đời sống tinh thần của nhân dân. Cá nhân các thiền sƣ thông qua mối quan hệ và hoạt động của họ có ảnh hƣởng nhất định tới bộ phận lãnh đạo đất nƣớc, nêu cao tinh thần an dân, củng cố cộng đồng và do đó, khẳng định vị thế của Phật giáo nói chung. Ở đây, chúng tôi đề cập tới vai trò của hai thiền sƣ tiêu biểu, đại diện cho hai thời kì khác nhau của Thiền phái Tào Động: Thiền sƣ Tông Diễn trong thời kì phong kiến và Hòa thƣợng Thích Đức Nhuận trong thời kì hiện đại xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Trong quá trình phát triển ở thế kỉ XVII, Thiền phái Tào Động có lúc gặp trở ngại khi vua chúa thi hành chính sách hà khắc loại bỏ ảnh hƣởng của Phật giáo ra khỏi đời sống xã hội. Năm 1678, vua Lê Hy Tông ra lệnh cho các quan trong khắp cả nƣớc bắt tăng ni đuổi về rừng núi. Trƣớc tình hình đó, Thiền sƣ Tông Diễn rời chốn sơn dã về đất kinh thành mong cảnh tỉnh nhà vua cứu vãn Phật pháp trong lúc hoạn nạn. Theo sách Thiền sư Việt Nam, Sƣ đến kinh đô ba tháng không đƣợc vào tiếp kiến vua, Sƣ bèn suy nghĩ viết một tờ biểu nói rõ việc tu hành, cách thức làm yên nhà lợi nƣớc một cách rành mạch rõ ràng và để trong cái hộp dán kín cẩn mật, giả làm ngọc quý dâng lên vua. Vua nghe qua tờ biểu, thấy lý lẽ rõ ràng, sự tình đầy đủ, lời văn sáng suốt, ý tứ thâm trầm, bèn ra lệnh dẫn vị tăng này vào triều. Khi vào triều, vua cho Sƣ ngồi một bên trƣớc mặt vua. Vua hỏi những sách lƣợc trị dân, sƣ ứng đối sự lý rất dung thông. Khi ấy vua phán: “Đạo Phật là viên ngọc quý, chẳng nhẽ trong nƣớc chúng ta không dùng, tăng ni hay ngƣời chuyên làm thiện tại
sao lại vứt bỏ đi? Ngƣời đem Phật pháp khai hoá dân chúng cũng là phƣơng pháp tốt giúp cho triều đình trị dân” [52, tr. 436]. Vua liền mời sƣ ở lại chùa Báo Thiện để bàn luận đạo lý (…). Rốt cuộc vua Lê Hy Tông đã thấm nhuần đạo lý, thấy đƣợc giá trị của Phật giáo, ban chiếu chỉ thu hồi lệnh trƣớc để tăng ni trở về chùa giáo hóa chúng sinh. Qua sự cảm hóa của Thiền sƣ Tông Diễn, vua Lê Hy Tông còn cho tạc một pho tƣợng hình vua quỳ mọp xuống để Phật trên lƣng nhằm tỏ lòng thành sám hối. Tƣợng này hiện còn thờ ở chùa Hồng Phúc (Hoè Nhai), “bày tỏ ý nguyện Vƣơng quyền và đề cao giá trị của đạo Phật” :
Phù quốc bảo Thiền nhất mệnh Cổn đẳng vinh đế quyến Liên Đăng tục diệm thiên thu y bát thiệu tông phong
(Tổ Tông Diễn giúp nƣớc bảo vệ Thiền môn làm cho đất nƣớc đƣợc hƣng thịnh
Tông phong phái Tào Động đƣợc truyền kì và thắp sáng mãi mãi). Bằng tài năng, tâm huyết, Tổ Tông Diễn đã giải pháp nạn cho tăng ni, đƣa Thiền phái Tào Động phát triển rộng khắp. Cùng với các dòng thiền khác, Tào Động góp phần tích cực cho công cuộc phục hồi Phật giáo thế kỉ XVII - XVIII.
Sau năm 1975, tình hình mới của Việt Nam đặt ra nhu cầu thống nhất Phật giáo trong cả nƣớc thành một tổ chức chung. Năm 1981, trải qua nhiều cuộc vận động, 9 tổ chức, hệ phái Phật giáo trên toàn quốc đã thành lập tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam, suy tôn Hòa thƣợng Thích Đức Nhuận, tổ sƣ đời thứ 49 của dòng thiền Tào Động làm Pháp chủ.
Hòa thƣợng Thích Đức Nhuận (1897 - 1993), pháp hiệu Thanh Thiệu, pháp danh Đức Huy, thế danh Phạm Đức Hạp, quê ở xã Hải Phƣơng, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, sinh trƣởng trong gia đình Nho học. Năm 15 tuổi, Ngài xuất gia hành đạo, đắc pháp với Hòa thƣợng Thích Thanh Nghĩa, trụ trì
chùa Đồng Bắc, xã Đồng Hƣớng, Kim Sơn, Ninh Bình. Sau đắc pháp với sƣ tổ Thích Tâm Nhân, thuộc dòng Tào Động, chùa Quảng Bá, Hà Nội. Trong Đại hội Đại biểu thống nhất Phật giáo năm 1981, Đức Pháp chủ đã đề nghị Đại hội và Chính phủ ba kiến nghị quan trọng:
Thứ nhất, lập trƣờng Phật học trên cả nƣớc. Hà Nội, Huế, thành phố Hồ
Chí Minh, mỗi nơi đƣợc phép lập một trƣờng Phật giáo trình độ đại học. Ngoài ra, các tỉnh trong cả nƣớc, mỗi tỉnh đƣợc phép thành lập một Phật học viện tùy khả năng, nhu cầu của mỗi tỉnh.
Thứ hai, về vấn đề ngƣời thừa kế và làm việc trong chùa: cho phép mỗi
chùa đƣợc chính thức cƣ trú từ hai đến năm ngƣời tùy quy mô chùa.
Thứ ba, về tín ngƣỡng của tín đồ: đề nghị cho phép các tín đồ Phật tử từ
thành thị đến nông thôn đƣợc tự do tới chùa lễ Phật, nghe giảng giáo lí.
Những kiến nghị cho thấy tầm nhìn xa rộng của Pháp chủ Thích Đức Nhuận, tạo điều kiện để thay đổi diện mạo của Phật giáo Việt Nam hiện đại, đƣa Phật giáo phát triển sâu rộng, vững chắc trên con đƣờng phục hƣng Phật giáo ở nƣớc ta.
Các Thiền sƣ Tào Động, tiêu biểu là Tổ Tông Diễn và Đức Pháp chủ Thích Đức Nhuận đã trở thành tấm gƣơng cho tinh thần xả thân vì đạo pháp và dân tộc. Tờ biểu khuyên can vua Lê bỏ Pháp nạn của Thiền sƣ Tông Diễn, kiến nghị của Hòa thƣợng Thích Đức Nhuận lên Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam có tác dụng tích cực củng cố cộng đồng, “là tiếng sấm rền vang muôn thuở trong tiến trình lịch sử Phật giáo Việt Nam” [57, tr. 49], đồng thời khẳng định vị thế của Thiền phái Tào Động đối với Phật giáo ở nƣớc ta.
Trong quá trình du nhập, phát triển, Thiền phái Tào Động hòa với các Thiền phái khác để làm cho Phật giáo nƣớc nhà ngày càng hƣng thịnh trong
đời sống tinh thần của nhân dân. Bởi thế, vị trí của Tào Động không tách biệt mà có mối quan hệ gắn kết với các Thiền phái khác.
Trong lịch sử Việt Nam, Phật giáo đã luôn đồng hành và phát triển cùng dân tộc. Thiền phái Tào Động trong quá trình du nhập và truyền bá đã có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển của lịch sử Phật giáo Việt Nam. Sự ảnh hƣởng cả về Phật học và chính trị của Thiền phái Tào Động đƣợc thể hiện qua nhiều sự kiện nhƣ việc tổ thứ hai là thiền sƣ Tông Diễn khuyên vua Lê Hy Tông bỏ việc bắt bớ tăng ni, tạo điều kiện để Phật giáo tiếp tục thực hiện giáo hóa chúng sinh. Thiền phái Tào Động có mặt trong giai đoạn thế kỉ XVII - XVIII cùng quá trình truyền bá tinh thần Phật giáo trong đời sống xã hội đã góp phần củng cố tinh thần dân tộc, nêu cao lòng từ bi bác ái trong dân chúng, và khẳng định vai trò của vua với tinh thần “trung quân ái quốc”. Sự kết hợp hài hòa về mặt tinh thần, ý thức hệ đã tạo nên sự đoàn kết dân tộc, ổn định tình hình xã hội về mặt văn hóa.
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nhiều chùa Thiền phái Tào Động nhƣ chùa Nhẫm Dƣơng,… trở thành nơi nuôi giấu cán bộ cách mạng, tích cực góp phần vào công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc.
Chùa Hòe Nhai là nơi giáo hội Phật giáo Việt nam thành phố Hà Nội dựng tháp Ấn Quang để tƣởng niệm hòa thƣợng Thích Quảng Đức tự thiêu phản đối Mỹ Diệm năm 1963.
Năm 1981, các tăng ni, Phật tử, tông phái, đã tự nguyện đoàn kết, thống nhất trong một tổ chức giáo hội duy nhất: Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Thiền phái Tào Động hòa chung vào dòng chảy của Phật giáo Việt Nam, tiếp tục duy trì và phát huy vai trò tích cực đối với đời sống nhân dân.
Tào Động và Lâm Tế xuất phát từ Trung Quốc đều thuộc Thiền tông và có chung cùng một cội. Lục Tổ Huệ Năng có hai môn đệ chính là Thanh
Nguyên Hành Tƣ và Nam Nhạc Hoài Nhƣợng. Từ hai thiền sƣ đó hình thành nên ngũ gia tông phái sau này. Nam Nhạc Hoài Nhƣợng truyền qua các đời: Mã Tổ Đạo Nhất đến Bách Trƣợng Hoài Hải đến Hoàng Bá Hi Vân. Hoàng Bá Hi Vân truyền cho Lâm Tế Nghĩa Huyền nên có Thiền phái Lâm Tế. Phái Thanh Nguyên Hành Tƣ truyền qua các đời: Dƣợc Sơn Duy Nghiễm đến Vân Nham Đàm Thạch. Vân Nham Đàm Thạch truyền cho Động Sơn Lƣơng Giới - một trong hai ngƣời khai sáng Thiền phái Tào Động. Về cơ bản, Lâm Tế và Tào Động có nhiều nét tƣơng đồng về tín ngƣỡng tự và hệ thống kinh điển Phật giáo (kinh, luật, luận) trừ ngũ lục tổ của hai phái. Điểm khác biệt dễ nhận thấy ở hai Thiền phái là phƣơng pháp khai ngộ cho đệ tử. Lâm Tế thiên về đốn ngộ, dùng gậy, dùng hét để tiếp dẫn hậu học. Tào Động lại thiên về tiệm ngộ, một hỏi một đáp đối với học trò.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, hai Thiền phái có sự thâm nhập, bổ sung cho nhau. Theo Nguyễn Lang, đến thế kỉ VXII, khi phái Tào Động đƣợc truyền vào Đại Việt, thì “những khác biệt giữa hai tông phái hình nhƣ không còn bao lăm nữa” [19, tr. 611]. Trên thực tế, xuất hiện chùa mang tính chất song hành của hai phái thiền Tào Động và Lâm Tế nhƣ chùa Bà Đá (Linh Quang Tự, Sùng Khánh Tự) ở Hà Nội. Cả hai Thiền phái đều có đóng góp trong quá trình phát huy giáo lí của đạo Phật, hƣớng tới mục đích cuối cùng là cứu khổ cứu nạn bằng niềm tin tôn giáo.
Tiểu kết chƣơng 2
Phật giáo nói chung và Thiền phái Tào Động nói riêng có vai trò tích cực đối với đời sống văn hóa tinh thần và ảnh hƣởng không nhỏ đến đạo đức nhân cách của con ngƣời hiện nay. Vai trò và sự ảnh hƣởng chủ yếu diễn ra trên hai phạm vi chính: trong chùa và ngoài nhà chùa. Tại các ngôi chùa, những buổi thuyết giảng, các nghi lễ tôn giáo thƣờng xuyên diễn ra đáp ứng
nhu cầu tâm linh của nhân dân cũng góp phần giáo dục, hƣớng thiện đối với nhân dân. Trong phạm vi sinh hoạt gia đình hay cộng đồng, tƣ tƣởng về sự bình đẳng và thuận hòa của Phật giáo chính là điểm then chốt để xây dựng gia đình êm ấm, thuận hòa, xã hội nhân ái văn minh. Xã hội ngày càng hiện đại càng lộ rõ nhiều mặt trái, Phật giáo càng cần thiết để giúp con ngƣời hƣớng thiện, sống nhân ái và từ bi. Thiền phái Tào Động cũng góp sức xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc và tôn giáo, theo đúng tôn chỉ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, và chính sách của Đảng, nhà nƣớc, nhằm xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và ngày càng giàu đẹp
KẾT LUẬN
1. Trải qua hơn 4 thế kỷ truyền thừa và phát triển, Thiền phái Tào Động đã để lại trong văn minh Đông Nam Á một giáo lý, với triết lý cao siêu sâu rộng và hòa quện chung vào triết lý của Phật giáo, tƣ tƣởng triết lý của Thiền phái Tào Động chiếm vị trí quan trọng, bởi suy cho cùng, với tất cả triết lý cao siêu, sâu rộng của Phật giáo nói chung, Thiền phái Tào Động nói riêng đều nhằm mục đích giải thoát cho con ngƣời, cho chúng sinh khỏi kiếp trầm luân bể khổ. Bởi vậy, khi Phật giáo thâm nhập vào đời sống các dân tộc khác nhau đã dễ dàng tìm cho mình một chỗ đứng nhất định trong lòng các dân tộc đó.
2. Câu niệm cửa miệng “Nam Mô A Di Đà Phật” và việc “Chắp tay trƣớc ngực” trong tất cả các khóa lễ của các chùa Phật giáo ở Việt Nam, cho thấy đây là minh chứng cho Thiền phái Tào Động đã đồng hành, hòa quyện chặt chẽ với mọi pháp tu khác. Ngay từ đầu truyền vào, Thiền phái Tào Động đã luôn song hành với văn hóa truyền thống dân tộc. Khẩu ngữ “Nam Mô A Di Đà Phật” và việc “Chắp tay trƣớc ngực” đã ăn sâu vào ngõ ngách của đời sống ngƣời dân Việt, đó là dấu hiệu “Phật hóa” vào mọi tín ngƣỡng thờ cúng dân gian.
3. Thiền phái Tào Đô ̣ng ở miền Bắc đƣợc thiền sƣ Thủy Nguyê ̣t trƣ̣c tiếp sang Trung Quốc tu ho ̣c và truyền bá . Lịch sử kinh tế, chính trị miền Bắc Viê ̣t Nam thế kỉ XVII tuy có nhiều biến đô ̣ng song nhìn chung vẫn tạo nhiều điều kiê ̣n thuâ ̣n lợi cho sƣ̣ du nhâ ̣p và phát triển thiền phái Tào Đô ̣ng vào nƣớc ta.
4. Sƣ̣ du nhâ ̣p và truyền bá của thiền phái Tào Đô ̣ng ở miền Bắc mang nhiều nét đă ̣c sắc riêng biê ̣t . Do đƣợc ngƣời Viê ̣t - thiền sƣ Thủy Nguyê ̣t tu học và đem về nƣớc truyền bá nên Thiền phái Tào Đô ̣ng đƣợc tiếp nhận trong
tâm thế của ngƣời Việt, có sự chuyển hóa linh hoa ̣t phù hợp với truyền thốn g văn hóa và tín ngƣỡng của dân tô ̣c.
5. Thiền phái Tào Đô ̣ng có ảnh hƣởng không nhỏ tới văn ho ̣c nghê ̣ thuâ ̣t, kiến trúc cũng nhƣ truyền thống văn hóa nói chung của ngƣời dân ta ̣i miền Bắc Viê ̣t Nam.
6. Thiền phái Tào Đô ̣ng có vai trò và vi ̣ thế quan tro ̣ng trong dòng chảy lịch sử Phật giáo Việt Nam. Các thế hệ truyền đăng phát huy truyền thống yêu