Đóng góp của Thiền phái Tào Động ở Miền Bắc Việt Nam trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiền phái tào động ở miền bắc việt nam (Trang 52 - 70)

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Đóng góp của Thiền phái Tào Động ở Miền Bắc Việt Nam trên lĩnh

2.1.1. Đóng góp của Thiền phái Tào Động ở Miền Bắc Việt Nam trên

vực văn học, nghệ thuật kiến trúc và tín ngƣỡng

2.1.1. Đóng góp của Thiền phái Tào Động ở Miền Bắc Việt Nam trên lĩnh vực văn học, nghệ thuật kiến trúc vực văn học, nghệ thuật kiến trúc

Nghệ thuật là dạng cao nhất của hoạt động thẩm mỹ, là hình thức thể hiện cao nhất của cái đẹp, cái thẩm mỹ trong đó có cái thẩm mỹ riêng hoạt động trong cái nghệ thuật vừa là nội dung vừa là phƣơng thức, vừa là mục đích. Phƣơng thức quan trọng để thể hiện và nắm bắt thế giới của nghệ thuật là phản ánh hiện thực bằng hình tƣợng nghệ thuật.

Tôn giáo cũng là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh tồn tại xã hội. Sự phản ánh hiện thực của tôn giáo cũng có nhiều mặt đƣợc thể hiện bằng hình tƣợng nghệ thuật. Giữa nghệ thuật và tôn giáo có mối quan hệ nhất định. Chúng có điểm chung về kết cấu chủ thể, có khả năng xuất hiện sự đan xen lẫn nhau về giá trị thẩm mỹ. Sự ảnh hƣởng của Phật giáo đến nghệ thuật truyền thống đƣợc thể hiện trên các phƣơng diện: Kiến trúc, điêu khắc và văn thơ.

Trong sự phát triển mạnh mẽ của mình Thiền phái Tào Động đã có những tác động không nhỏ đến thơ văn cũng nhƣ nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc hiện vẫn còn lƣu lại nhiều dấu tích.

2.1.1.1. Thiền phái Tào Động qua hệ thống văn bia, văn học

Bia là hình thức lƣu trữ dữ liệu, thƣ tịch cổ có tính chất và ý nghĩa xƣng tụng, tán dƣơng hoặc mang dấu mốc lịch sử quan trọng. Văn bia là những tƣ

liệu có giá trị, ghi lại việc độ tăng, xây chùa, tạo tháp, đúc chuông, tổ chức lễ hội,… đƣợc diễn ra với nhiều quy mô và cấp độ.

Thiền phái Tào Động với sự phát triển rộng khắp tỏa từ cội tổ Nhẫm Dƣơng, Hòe Nhai, cho đến các chùa Hàm Long (Đông Triều), chùa Cả,… đã để lại nhiều dấu ấn trên miền Bắc Việt Nam.

Chùa Hàm Long (Đông Triều, Quảng Ninh) hiện còn lại nhiều văn bia với nội dung phong phú ghi nhớ việc tu bổ chùa.

Khánh Đức nham tự bi khắc năm 1616 ghi lại việc xây sửa chùa, trùng tu tƣợng Phật cho thấy sự hƣng thịnh của Phật giáo tại đây. Bia tín thí năm 1658, Khánh Đức Nghiêm Sơn bi năm 1714 ghi nhận sự đóng góp của các Phật tử nhƣ góp đất, tiền vàng công đức cho chùa.

Các văn bia là sự ngợi ca thắng cảnh di tích của chùa. Khánh Đức Nghiêm Sơn bi dựng trƣớc chùa Hàm Long, Đông Triều, Quảng Ninh (1714) ghi chép bài minh tán thán về cảnh đẹp của chùa; vị Tỳ khƣu tự là Tính Thành nhớ đến công đức Phật mà dụng công tu sửa đúc chuông đồng bảo khí, tạo am xá để tụ hội thiền môn,…

Kỳ vĩ hang động Nghiêm sơn chót vót Núi Càn sừng sững Rồng vàng phun móc Động thấu vút không …. Chung đúc tú khí Nhà nhà toan hƣởng Mãi cùng trời đất

Phúc tuệ cùng đến.

Tháp Hiền Thiện đƣợc ghi lời minh Hiền Thiện tháp minh tự: Đạo mạch lƣu truyền, tự cổ chí kim Đàm hoa thụy hiện, ánh đông lâm Phiếm ngôn dĩ định thành bảo sở Xích thạch năng tri tăng ngọc tâm (Mạch đạo truyền từ xƣa đến nay Hoa Đàm thụy hiện, rạng rừng đông Tấc lòng đã định thành bảo sở

Gang bia hay biết trái tim vàng.

Bia “Danh thùy bất hủ” ca ngợi cảnh chùa Hòe Nhai, một trong những chốn tổ của Thiền phái Tào Động tại chốn Kinh Kỳ: “Sẽ còn mãi, chùa Hồng Phúc ở Hà Thành, núi Nùng nhƣ vạt áo, sông Nhị nhƣ đai lƣng, hồ Trúc Bạch chắn ngang, dòng Tô Lịch vòng lại. Đây thật là chốn Tùng Lâm lâu đời của Thăng Long” .

Văn bia chùa Hòe Nhai còn có đoạn tán thán công đức của hòa thƣợng Thủy Nguyệt, vị tổ sƣ thứ nhất của Thiền phái Tào Động: “Vị tổ sƣ thứ nhất là hòa thƣợng Thủy Nguyệt, thi thƣ đời trƣớc dõi truyền, đạo đức sửa mình trong sạch. Thiếu thời thi đỗ Nho khoa, tên sớm nêu cao bảng hổ. Tráng niên nghiên cứu thêm Thiền học, đạo vốn nhận từ núi Phƣợng xa xôi”.

Đặc biệt, cả một thời kì lịch sử đã đƣợc ghi lại: “Tổ thứ nhì là Chân Dung kế tiếp lửa đèn, kiên trì nối gót, gặp thời Vĩnh Trị (1676 - 1680), triều Lê có lệnh bỏ tăng lữ. Đức tổ thứ nhì của ta, kiên định một lòng vì Phật liền nói: Đạo Phật không vì ngƣời mà hƣng thịnh hay sa sút, phép vua chính cùng phép Phật gắn liền nhƣ thịt với da. Chỉ vì lòng vua chƣa giác ngộ, không ai

vén mây đen đang làm mờ ánh vầng dƣơng, cho nên đạo Phật khó tỏ tƣờng, tìm đâu kẻ quét sạch sƣơng mù, che trời thẳm. Bèn giã từ tòa Phật, thân đến Thăng Long, tờ biểu viết tâu lên, sân rồng đƣợc vời vào bệ kiến. Đạo hoa sen bày tỏ, mà phép Phật đƣợc sáng rõ nâng cao: kinh lá bối tuyên dƣơng, mà lòng vua đƣợc thấm nhuần cởi mở. Cứu phong hóa suy đồi, tăng ánh dƣơng trí tuệ. Đƣợc mệnh vua truyền ở thần kinh, mở rộng trƣờng thuyết pháp; lại sửa sang cửa Phạn, dùng làm nơi tu dƣỡng theo đạo Thiền. Giúp nƣớc giữ đạo, đƣợc vua ban sắc phong; dấy lên điều đã suy đồi, tiếp nối cái đã dứt, cửa Phật lại đƣợc đổi mới thêm một lần nữa”.

Trong Phật giáo, văn bia có vai trò quan trọng không chỉ là những công trình điêu khắc có giá trị mà còn mang nội dung phong phú. Hệ thống văn bia tại các chùa Thiền phái Tào Động khá phong phú và có giá trị lịch sử. Các văn bia này cho thấy các dấu mốc tu sửa chùa, cũng nhƣ nhận diện những sự kiện quan trọng, và công đức của các vị thiền sƣ trong quá trình truyền bá và phát triển của Thiền phái.

Kiểu truyện thiền sƣ đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử văn học Phật giáo, gồm các câu chuyện ghi chép về hành trạng, cuộc đời thiền sƣ theo nguyên tắc lịch sử, cao tăng. Trong cuốn “Thiền uyển kế đăng lục” của Sa Môn Nhƣ Sơn có ghi chép về hành trạng tu hành, công đức hoằng dƣơng Phật pháp của các thiền sƣ Thiền phái Tào Động. Đây là loại hình đặc trƣng tiếp nối tiểu truyện thiền sƣ đã xuất hiện trong Thiền Uyển tập anh từ thế kỷ XIV.

Thiền sƣ Thủy Nguyệt với quá trình gian nan tu học tại Trung Hoa và quá trình truyền bá Thiền phái Tào Động vào Việt Nam đã đƣợc ghi lại. Hơn nữa câu chuyện quy tịch mang tính chất “lạ hóa” là mô tuýp thƣờng thấy trong văn học Phật giáo từng xuất hiện trong Thiền uyển tập anh. Sƣ dặn các đệ tử rằng: Nay ta lên núi Nhẫm Dƣơng nếu bảy ngày không trở về, các ngƣơi tìm thấy chỗ nào có mùi thơm thì ta ở đấy. Tứ chúng bùi ngùi không dám

theo, bảy ngày sau theo lời dặn lên núi, vào trong hang thì thấy Sƣ ngồi kiết già trên tảng đá trong hang, thân thể mềm mại, có mùi thơm nhƣ hƣơng trầm bạch đàn. Tứ chúng thỉnh nhục thân sƣ về hỏa táng chia linh cốt thờ hai nơi, một ở Hạ Long, một ở hang núi Nhẫm.

Thiền sƣ Tông Diễn đƣợc lƣu truyền câu chuyện về lòng từ bi. Khi 12 tuổi, một lần sƣ đƣợc mẹ giao cho giã cua, nhƣng vì thƣơng cảm mà đem thả hết. Sƣ bị mẹ mắng, đuổi đánh, sợ quá mà bỏ khỏi nhà. Về sau trở thành nhị tổ của Thiền phái Tào Động, Ngài có công khuyên giải vua Lê Hy Tông khi nhà vua thực thi các chính sách bài trừ Phật giáo gay gắt.

Trong các tiểu truyện này ngoài việc kể lại quá trình tu hành và truyền bá Phật giáo, còn mang dấu ấn thi ca với các bài kệ diễn giảng kinh điển và giáo lý của Thiền phái, hoặc vấn đáp,… lý giải quan niệm của các thiền sƣ về quan niệm hữu - vô, sắc - không có sự bao chứa sức nặng triết lý thiền.

Hiện tại chùa Hòe Nhai còn lƣu giữ nhiều tƣợng cổ và những đôi câu đối ca ngợi cảnh chùa, ca ngợi Thiền sƣ Thủy Nguyệt, đã từng sang phƣơng Bắc (Trung Quốc) học đạo và đắc đạo trở về.

Cầu kinh vãng bắc đƣơng sơ tổ Phụng mệnh nhƣ tây đệ cửu tôn. (Cầu kinh sang Bắc là tổ đầu tiên Phụng mệnh qua tây là cháu thứ chín).

Danh trọng Nho lâm, long hổ bảng trung tiêu tính tự

Đạo tham Thích hải, Phƣợng Hoàn sơn hạ tiếp nguyên lƣu. (Danh trọng rừng Nho, trong bảng hổ rồng nêu tính tự

Đạo tìm biển Thích, dƣới núi Phƣợng Hoàng tiếp nguồn thiền) Câu đối này ca ngội thiền sƣ Thủy Nguyệt pháp húy Thông Giác

Đạo Nam tổ sƣ, tặng phong Độ sinh Đại thừa Bồ Tát, đời thứ 36 của dòng thiền Tào Động và là đệ nhất tổ của chùa Hòe Nhai.

Phù quốc bảo thiền, nhất mệnh cổn hoa vinh đế quyến Liên đăng tục diệm, thiên thu y bát thiệu tong phong (Giúp nƣớc giữ thiền, một mệnh cổn hoa vẻ vang ơn đế Nối đèn truyền lửa, nghìn thu y bát tiếp nối tong phong)

Đối câu đối này ca ngợi tổ Tông Diễn - Chân Dung, tổ thứ hai của chùa Hòe Nhai.

Bài minh hiện còn lƣu giữ tại tháp Ấn Quang, chùa Hòe Nhai tƣởng niệm ghi nhớ công đức của hòa thƣợng Thích Quảng Đức tự thiêu phản đối sự xâm lƣợc Việt Nam của Mỹ năm 1963

Hộ trì chính pháp tự thiêu mình Phản đối tà ma phá đạo lành Vô úy nêu gƣơng cho Phật tử

Đại hùng vang tiếng khắp hoàn dinh

Nhiều bài kệ là sự ngợi ca, cảm khái của thiền sƣ trƣớc cảnh sắc thiên nhiên tƣơi đẹp. Thiên nhiên trở thành một yếu tố không thể thiếu đƣợc sử dụng nhƣ một hình tƣợng cần thiết bao chứa sức nặng ý vị thiền. Những hình tƣợng thiên nhiên bốn mùa trở thành phƣơng tiện truyền tải thiền lý nhƣ “ngón tay chỉ trăng”.

“Đúng ngọ trăng sao hiện Nửa đêm mặt trời hồng” (Thủy Nguyệt thiền sƣ) Khi có không nhào xuống Mặt trời mọc đỏ hồng (Tông Diễn thiền sƣ)

Các bài kệ cũng thể hiện quan niệm về bản thể con đƣờng tu chứng. Phật tính từ tâm, bản thể chân tâm hiện hữu trong thế giới nhân sinh mong manh hƣ ảo nhƣ ánh trăng soi bóng nƣớc, sự giác ngộ của ngƣời tu học chỉ có thể đạt đƣợc khi làm chủ đƣợc chân tâm và không bị chi phối bởi những yếu tố ngoại cảnh. Sự tu thiền nhƣ một phƣơng pháp cần thiết để “Phật tính” đƣợc soi chiếu. Chỉ có hành trì nghiêm mật mới tạo nên sự chuyển hóa giữa tâm và vật, giữa Phật tính và giác ngộ. Thiền sƣ Thủy Nguyệt đã thể hiện quan niệm này trong nhiều bài kệ:

Trong gió lửa nổi dậy Trên sóng nƣớc an nhiên.

Quan niệm về sắc và không, hữu và vô có vai trò vô cùng quan trọng trong Thiền phái Tào Động, Hòa thƣợng Tông Diễn đến tham vấn thiền sƣ Thủy Nguyệt đã tự làm bài kệ:

Đáng có muôn duyên có Hễ không tất cả không Có không đều chẳng lập Trời sáng vốn đang trƣa

Mối quan hệ biện chứng và sâu sắc giữa sắc - không, hữu - vô có vai trò quan trọng trong Thiền phái Tào Động ở miền Bắc Việt Nam. Bài kệ của Tổ

Thủy Nguyệt và Tông Diễn truyền tải mối quan hệ này. “Sắc” là thế giới hiện hữu của hình tƣớng, “không” là trạng thái bất biến nằm sau các sự vật hiện tƣợng. Hiện tƣợng chỉ là ảo ảnh của một bản thể duy nhất nhƣng chuyển biến liên tục mà “không” chính là nơi tạo sinh và trở về trạng thái diệt vong của hiện tƣợng đó, là thế giới bản thể chân thật và sống động của sắc: “Đáng có muôn duyên có/Hễ không tất cả không”.

Sƣ tổ Thủy Nguyệt về sau đã làm bài kệ phó chúc cho đệ tử Tông Diễn cũng là sự thể hiện mối quan hệ giữa sắc - không:

Tất cả pháp không sinh Tất cả pháp không diệt Chƣ Phật chƣ Tổ truyền Vẫn không chót lƣỡi hồng

Ngoài việc nhấn mạnh tới tính không và vô ngã trong đạo thiền “không sinh” “không diệt”, bài kệ trao truyền cho đệ tử của vị Tổ sƣ Thủy Nguyệt còn nhấn mạnh tới phƣơng thức tu thiền của tông phái Tào Động: “Chƣ Phật chƣ Tổ truyền/ Vẫn không chót lƣỡi hồng”, đạt đến đến giác ngộ, trở về với chân nhƣ tự tính bằng vô ngôn. Thiền phái chủ trƣơng thực hiện chỉ quán đả tọa (chỉ ngồi thiền mà không cần chủ đề thiền tọa), dựa trên nguyên tắc vô sở đắc (không trông chờ sự chứng đắc), vô sở ngộ (không có đối tƣợng giác ngộ),… để đạt tới sự chứng ngộ và đạt ngộ của thiền.

Các bài kệ thị tịch đƣợc làm trƣớc khi các thiền sƣ qua đời, các bài kệ này bao chứa cảm xúc xuất thần, châm ngôn gửi lại cho đệ tử, đúc kết quan niệm về bản thể, con đƣờng tu chứng và giải thoát, thiên nhiên và đời sống, sinh tử, hữu vô,… Đồng thời thể hiện những quan niệm về nhân sinh một cách sâu sắc.

Kệ truyền đăng của thiền sƣ Nhất Cú Trí Giáo cho Thông Giác: Nét xuân màu cỏ nõn nà xanh

Cành nhánh khắp nơi gấp rút đâm chồi Một cây dƣơng liễu sanh ra lớp lớp

Nƣớc dìm vầng nguyệt chìm xuống đáy biển Trời mọc đầu non núi lộ ra

Kệ truyền thừa của Thủy Nguyệt thiền sƣ cho Tông Diễn thiền sƣ: Tất cả pháp không sinh

Tất cả pháp không diệt Chƣ Phật chƣ Tổ truyền Vẫn không chót lƣỡi hồng

Thiền phái Tào Động nói chung và Phật giáo nói riêng còn trở thành đề tài xuất hiện trong các sáng tác thi ca. Giai đoạn thế kỉ XVII - đời vua Lê Hy Tông, là thời gian Thiền phái Tào Động đã phát triển rộng khắp ở miền Bắc, cũng là lúc nhiều chính sách bài Phật giáo đƣợc thực thi. Sa Môn Khoan Dực đã làm hai bài thơ Khuyến tu theo thể Đƣờng luật.

Bài thơ khuyến tu là sự cảm khái về trần thế, xót thƣơng trƣớc đạo pháp suy vi:

Tổ đạo lăng trì lũy noãn nguy Khuyến chƣ nạp tử vật bôn trì

Tứ duyên phong khiếm tùy duyên phận Tam học tàng du tập học thì.

(Tổ đạo nguy nan nhƣ trứng để đầu đẳng Khuyên các tăng ni chớ có chạy vạy Tứ duyên nhiều ít tùy theo duyên phận Tam học nổi chìm do lúc rèn tập)

Ông đƣa ra lời khuyên với các tăng sĩ thời này tiếp tục tu rèn, làm sáng ánh sáng của Phật pháp.

Quang hồi tổ diệm thông tam giới Bất phụ vân am lão cổ chùy

(Hãy làm sáng lên ngọn lửa sƣ tổ soi cả tam giới Chẳng phụ tiếng chày gióng chuông trên am mây).

Thời cuộc suy vi, chiến tranh phi nghĩa kéo nhân dân vào vòng đói khổ, lầm than, Phật pháp không đƣợc lƣu tâm. Thiền sƣ Khoan Dực dòng Thiền phái Tào Động nhắc nhở mọi ngƣời tu tập chuyên cần, để hoàn thành bổn phận của những ngƣời chèo lái con thuyền Phật pháp, cứu giúp chúng sinh.

Tứ ân phải nhớ, chớ giờ khuây Lòng thiền sáng suốt ba xe tỏ Mùi đạo thơm cho bốn bể hay.

Thiền phái Tào Động nói riêng và Phật giáo nói chung đã có mặt trong văn học với các thể loại phong phú cả dạng văn xuôi nhƣ kiểu truyện thiền sƣ, các bài kệ, thơ Đƣờng luật, với nội dung phong phú. Với nhiều mục đích khác nhau nhƣ thể hiện quan niệm về bản thể, giác ngộ môn đệ, thực hiện các chức năng Phật giáo, quan niệm nhân sinh, các tác phẩm đã tạo nên những dấu ấn riêng của Thiền phái này trong lịch sử văn học Phật giáo.

2.1.1.2. Thiền phái Tào Động trong kiến trúc nghệ thuật

Trong quá trình du nhập và phát triển, Thiền phái Tào Động đã để lại nhiều ảnh hƣởng không chỉ về mặt tinh thần nhƣ văn học nghệ thuật, mà còn trong các giá trị vật chất, đặc biệt về mặt kiến trúc. Các ngôi chùa thuộc Thiền phái Tào Động trong quá trình trùng tu hoặc quá trình phát triển đều để lại dấu ấn riêng với các độ đậm nét khác nhau.

Chùa là một kết cấu không gian riêng biệt, phù hợp với mục đích tu tập của Phật tử. Với truyền thống tu học ở Ấn Độ, không gian đầu tiên của ngôi chùa Phật giáo Ấn thƣờng là khu rừng hoặc khu vƣờn. Ngƣời tu học coi đó là nơi có đủ điều kiện cơ bản để thực hiện việc tu tập an tĩnh: “… ta nƣơng vào khu rừng này để ở, hoặc không có chính niệm sẽ đƣợc chính niệm, tâm chƣa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiền phái tào động ở miền bắc việt nam (Trang 52 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)