7. Cấu trúc luận văn
1.2. Nguồn tài liệu
Luận văn chủ yếu sử dụng nguồn tài liệu của Ban QLDTDT Hà Nội. Ngồi ra, cịn sử dụng tài liệu của một số cơng trình đã được Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Viện Viễn Đông Bác cổ xuất bản và một số cơng trình của các học giả chuyên ngành Hán Nôm.
1.2.1. Tài liệu tại Ban quản lý Di tích Danh thắng Hà Nội
Là một cán bộ đang cơng tác tại Ban quản lý Di tích Danh thắng Hà Nội, để thuận lợi cho việc nghiên cứu, chúng tơi sử dụng, tham khảo tồn bộ thác bản văn bia của hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận đang lưu giữ tại Ban QLDTDT.
Ban quản lý Di tích Danh Thắng Hà Nội được thành lập từ năm 1984 theo Quyết định của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội với chức năng là cơ quan tham mưu cho UBND thành phố Hà Nội trong lĩnh vực quản lý nhà nước về việc bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hố trên địa bàn Thủ đơ. Từ đó đến nay, Ban QLDTDT đã không ngừng sưu tầm, in dập văn bia hiện lưu giữ tại các di tích của Hà Nội. Những đợt sưu tầm lớn là năm 1984, phối hợp với Viện Nghiên cứu Hán Nơm đã in dập tồn bộ văn bia của 14 quận, huyện nội - ngoại thành. Năm 1987-1988, in dập bổ sung trên cơ sở rà soát những văn bia bị thiếu hoặc thất lạc. Từ nhiều năm nay, số lượng văn bia liên tục được bổ sung theo kế hoạch hàng năm và được phiên âm, dịch nghĩa để phục vụ công tác nghiên cứu, phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hố theo chức năng nhiệm vụ được giao.
Từ ngày 01/8/2008, thực hiện Nghị quyết 15 của Quốc hội về việc mở rộng địa giới thủ đô, 14 quận huyện của Hà Tây và huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc được hợp nhất về Thủ đô Hà Nội. Do mới sáp nhập lại
thiếu kho để bảo quản nên việc tra cứu, đọc tài liệu bị hạn chế, tài liệu chưa được mã hoá, chủ yếu bảo quản ở dạng thủ cơng.
1.2.2. Tài liệu từ các cơng trình đã được xuất bản
Ngoài việc sử dụng các tài liệu của Ban QLDTDT Hà Nội, luận văn còn sử dụng, tham khảo tài liệu của các cơng trình nghiên cứu đã được xuất bản như: Tuyển tập văn bia Hà Nội (gồm 2 tập) do Uỷ ban khoa học xã hội Việt Nam (Ban Hán Nôm) sưu tầm, biên dịch, Di văn thời Tây Sơn trên đất
Thăng Long Hà Nội do Trần Nghĩa (chủ biên), Văn bia thời Mạc của Đinh
Khắc Thuân, Địa danh Hà Nội thời Nguyễn: khảo cứu từ nguồn tư liệu Hán Nôm do Nguyễn Thúy Nga (chủ biên) và một số cơng trình nghiên cứu có liên quan như: Địa bạ cổ Hà Nội, Tuyển tập hương ước cổ Hà Nội….