Tình hình phân bố tài liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số khía cạnh của đời sống thị dân Thăng Long - Hà Nội (Qua khảo sát Văn bia) (Trang 37)

7. Cấu trúc luận văn

1.3. Tình hình phân bố tài liệu

1.3.1. Phân bố theo không gian

Là sự phân bố theo các quận và theo loại hình di tích, sự phân bố này thường khơng đồng đều, có nơi nhiều, nơi ít.

Theo số liệu thống kê, số lượng văn bia của các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Ba Đình, Tây Hồ và phường Nghĩa Đô (quận Cầu Giấy) là 1.495 văn bia1. Tuy nhiên, số lượng văn bia không xác định được niên đại và niên đại sau năm 1945 chiếm số lượng khá lớn (545 bia). Những bia không ghi niên đại chỉ được sử dụng khi địa danh ghi trong văn bia trùng khớp địa danh cùng thời với những bia đã ghi niên đại cụ thể để đốn định niên đại (ví dụ: bia “Hương Tượng giáp từ vũ bi kí” (鄉 像 甲

祠 宇 碑 記) không ghi niên đại khi lập bia, nhưng về địa danh vẫn ghi: Hà Khẩu phường, Thọ Xương huyện). Như vậy, nếu lấy địa danh hành

chính khi tạo bia đối chiếu với niên đại giới hạn (tính đến 1945) thì vẫn được tính là trong khoảng thời gian cho phép.

Bảng 1.15. Phân bố di tích theo khơng gian và theo loại hình của quận Ba Đình, Tây Hồ, Cầu Giấy, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Đống Đa

(đơn vị tính: di tích)

Đơn vị hành chính hiện nay

Tổng số di tích khảo sát (tính theo đầu di tích)

Tổng số di tích khảo sát Đình Đền Miếu Chùa Phủ/ Quán Nhà thờ Loại khác Ba Đình 22 7 4 0 11 0 0 0 Tây Hồ 27 4 3 2 14 1 3 0 Cầu Giấy 4 1 1 0 2 0 0 0 Hai Bà Trưng 23 4 3 0 16 0 0 0 Hoàn Kiếm 51 14 18 2 16 1 0 0 Đống Đa 30 5 2 0 22 0 0 1 Cộng 157 35 31 4 81 2 3 1

Sự phân bố theo loại hình di tích giữa các quận khơng đồng đều. Quận Hồn Kiếm có số lượng di tích được khảo sát nhiều nhất (51 di tích), tiếp sau là Đống Đa (30 di tích), Tây Hồ (27 di tích), Ba Đình (22 di tích), Hai Bà Trưng (23 di tích), quận Cầu Giấy chỉ có 1 phường Nghĩa Đơ (4 di tích).

Chùa là loại hình di tích chiếm số lượng nhiều nhất (81 di tích), sau đó là đình (35 di tích), đền (31 di tích), miếu (4 di tích), nhà thờ (3 di tích), cịn lại là quán và văn chỉ.

Sự phân bố theo khơng gian cịn thể hiện ở những đơn vị phường, xã. Số lượng văn bia phụ thuộc vào số lượng di tích của từng đơn vị hành chính cấp phường, xã.

Từ bảng thống kê trên cho thấy đình và chùa vẫn là hai loại hình di tích phổ biến, đặc biệt là ngơi chùa có vị trí hết sức quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt ở mọi thời kỳ lịch sử khác nhau.

* Quận Ba Đình:

Bảng 1.16. Phân bố văn bia theo đơn vị phường (tổng) tại quận Ba Đình

TT Tên địa hiện nay (phường)

Tên địa danh cũ (tổng) Tổng số di tích

Tổng số văn bia

1 Cống Vị Nội 0 0

2 Điện Biên Nội 0 0

3 Liễu Giai Nội 0 0

4 Vĩnh Phúc Nội 2 15 5 Đội Cấn Nội 3 38 6 Giảng Võ Nội 0 0 7 Kim Mã Nội 3 10 8 Ngọc Hà Nội 2 23 9 Ngọc Khánh Nội 0 0 10 Nguyễn Trung Trực Thượng 6 38 11 Phúc Xá 0 0 12 Quan Thánh Yên Thành 2 13 13 Thành Công Hạ 0 0 14 Trúc Bạch Yên Thành 4 38 Cộng 22 175

Quận Ba Đình có 14 phường, 22 di tích, 175 văn bia. Số lượng văn bia phân bố không đồng đều giữa các phường. Phường Đội Cấn, Trúc Bạch, Nguyễn Trung Trực có nhiều bia nhất (38 văn bia), tiếp sau là phường Ngọc Hà (23 bia), Vĩnh Phúc (15 bia), Quan Thánh (13 bia), Kim Mã (10 bia). Những phường khơng có văn bia là: Cống Vị, Điện Biên, Liễu

* Quận Tây Hồ:

Bảng 1.17. Phân bố văn bia theo đơn vị phường (tổng) tại quận Tây Hồ.

TT Tên địa hiện nay (phường)

Tên địa danh cũ (tổng) Tổng số di tích

Tổng số văn bia

1 Bưởi Trung 7 28

2 Thuỵ Khuê Trung 3 7

3 Yên Phụ Thượng 2 21

4 Quảng An Thượng 4 45

5 Tứ Liên Thượng 2 17

6 Nhật Tân Thượng 9 46

Cộng 27 164

Quận Tây Hồ có 6 phường, 27 di tích, 164 bia. Phường có nhiều bia nhất là Nhật Tân (47 bia), tiếp sau là Quảng An (45 bia), Bưởi (28 bia), Yên Phụ (21 bia), phường Thuỵ Kh có số văn bia ít nhất (7 bia).

* Quận Cầu Giấy:

Bảng 1.18. Phân bố văn bia theo đơn vị phường (tổng) tại quận Cầu Giấy.

TT Tên địa hiện nay (phường)

Tên địa danh cũ (tổng)

Tổng số di tích

Tổng số văn bia

1 Nghĩa Đô Trung 4 29

Cộng 1 4 29

Quận Cầu Giấy có 6 phường, nhưng chỉ có phường Nghĩa Đơ thuộc tổng Trung, huyện Vĩnh Thuận với 4 di tích, 29 văn bia.

Bảng 1.19. Phân bố văn bia theo đơn vị phường (tổng) tại quận Hoàn Kiếm.

TT Tên địa danh hiện nay (phường)

Tên địa danh cũ (tổng) Tổng số di tích Tổng số văn bia 1 Đồng Xuân Hậu Túc/ Đồng Xuân 8 40

2 Cửa Đông Tiền Túc/ Thuận Mỹ 2 3

3 Cửa Nam Tiền Nghiêm/ Vĩnh

Xương

6 14

4 Hàng Bạc Hữu Túc/ Đông Thọ 4 13

5 Hàng Bài Tả Nghiêm/ Kim

Liên

0 0

6 Hàng Bồ Tiền Túc/ Thuận Mỹ 3 19

7 Hàng Buồm Hữu Túc/ Đông Thọ 6 14

8 Hàng Bông Tiền Nghiêm/ Vĩnh Xương

4 6

9 Hàng Đào Tiền Túc/ Thuận Mỹ 3 10

10 Hàng Gai Tiền Túc/ Thuận Mỹ 4 21

11 Hàng Mã Tả Túc/ Phúc Lâm 1 1

12 Hàng Trống Tiền Túc/ Thuận Mỹ 3 12

13 Lý Thái Tổ Tả Túc/ Phúc Lâm 4 12

14 Phan Chu Trinh Hậu Nghiêm/ Thanh Nhàn

1 2

15 Tràng Tiền Tả Túc/ Phúc Lâm 0 0

16 Trần Hưng Đạo Tiền Nghiêm/ Vĩnh Xương

2 9

17 Chương Dương 0 0

Cộng 51 177

Quận Hồn Kiếm có số lượng di tích được khảo sát nhiều nhất (51 di tích), 177 văn bia. Phường nhiều bia nhất là Đồng Xuân (40 bia), tiếp sau là Hàng Gai (21 bia), Hàng Bồ (19 bia), phường Cửa Nam, Hàng Buồm có số lượng bia bằng nhau (14 bia), Hàng Bạc (13 bia), Hàng Trống, Lý Thái Tổ

(12 bia), Trần Hưng Đạo (9 bia), Hàng Bông (6 bia), Cửa Đông, Phan Chu Trinh, Hàng Mã (1 đến 3 bia). Những phường khơng có văn bia là: Hàng Bài, Tràng Tiền, Chương Dương.

* Quận Hai Bà Trưng:

Bảng 1.20. Phân bố văn bia theo đơn vị phường (tổng) tại quận Hai Bà Trưng.

TT Tên địa danh hiện nay (phường)

Tên địa danh cũ (tổng) Tổng số di tích

Tổng số văn bia

1 Bạch Đằng Tả Túc/ Phúc Lâm 0 0

2 Bùi Thị Xuân Tả Nghiêm/ Kim Liên 2 14

3 Bạch Mai Tả Nghiêm/ Kim Liên 0 0

4 Cầu Dền Tả Nghiêm/ Kim Liên 5 45

5 Đồng Nhân Hậu Nghiêm/ Thanh Nhàn 2 16

6 Đống Mác Hậu Nghiêm/ Thanh Nhàn 0 0

7 Lê Đại Hành Tiền Nghiêm/ Vĩnh

Xương

Tả Nghiêm/ Kim Liên

3 20

8 Minh Khai Vĩnh Yên 0 0

9 Ngơ Thì Nhậm Tả Nghiêm/ Kim Liên 4 21

10 Nguyễn Du Tiền Nghiêm/ Vĩnh

Xương

3 16

11 Phố Huế Tả Nghiêm/ Kim Liên 0 0

12 Quỳnh Lôi Tả Nghiêm/ Kim Liên 0 0

13 Thanh Lương Hậu Nghiêm/ Thanh Nhàn 3 5

14 Thanh Nhàn Hậu Nghiêm/ Thanh Nhàn 1 6

15 Vĩnh Tuy Hoàng Mai 0 0

16 Phạm Đình Hổ 0 0

17 Bách Khoa Tả Nghiêm/ Kim Liên 0 0

Cộng 23 144

Quận Hai Bà Trưng gồm 17 phường, 23 di tích, 144 văn bia. Phường có nhiều văn bia nhất là Cầu Dền (45 bia), tiếp sau là Ngơ Thì Nhậm (21

bia), Lê Đại Hành (20 bia), phường Đồng Nhân, Nguyễn Du, Bùi Thị Xuân có số bia tương đương nhau (từ 14 đến 16 bia), Thanh Lương, Thanh Nhàn (từ 5 đến 6 văn bia).

* Quận Đống Đa:

Bảng 1.21. Phân bố văn bia theo đơn vị phường (tổng) tại quận Đống Đa.

TT Tên địa hiện nay (phường)

Tên địa danh cũ (tổng) Tổng số di tích

Tổng số văn bia

1 Hàng Bột Hữu Nghiêm/ Yên

Hoà - Thọ Xương

0 0

2 Khâm Thiên Hữu Nghiêm/ Yên Hoà - Thọ Xương

1 2

3 Kim Liên Tả Nghiêm/ Kim

Liên - Thọ Xương

0 0

4 Phương Liên Tả Nghiêm/ Kim Liên - Thọ Xương

2 15

5 Quốc Tử Giám Hữu Nghiêm/ Yên Hoà - Thọ Xương

1 82

6 Thổ Quan Hữu Nghiêm/ Yên

Hoà - Thọ Xương

3 12

7 Thịnh Quang Hữu Nghiêm/ Yên Hoà - Thọ Xương

1 25

8 Phường Trung Liệt

Hữu Nghiêm/ Yên Hoà - Thọ Xương

0 0

9 Trung Phụng Hữu Nghiêm/ Yên Hoà - Thọ Xương

3 11

10 Văn Chương Hữu Nghiêm/ Yên Hoà - Thọ Xương

4 14

11 Văn Miếu Hữu Nghiêm/ Yên Hoà - Thọ Xương

3 20

12 Phương Mai Tả Nghiêm/ Kim Liên - Thọ Xương

0 0

13 Cát Linh Yên Thành - Vĩnh Thuận

14 Khương Thượng Hạ - Vĩnh Thuận 0 0

15 Láng Hạ Hạ - Vĩnh Thuận 2 3

16 Láng Thượng Hạ - Vĩnh Thuận 3 18

17 Quang Trung Hạ - Vĩnh Thuận 1 9

18 Nam Đồng Hạ - Vĩnh Thuận 3 29

19 Ô Chợ Dừa Hạ - Vĩnh Thuận 1 14

Cộng 30 258

Quận Đống Đa gồm 19 phường, 30 di tích, 258 bia (trong đó có 12 phường thuộc huyện Thọ Xương cũ, 7 phường thuộc huyện Vĩnh Thuận). Phường Quốc Tử giám có số lượng bia nhiều nhất (82 bia), tiếp sau là Nam Đồng (29 bia), Thịnh Quang (25 bia), Văn Miếu (20 bia), Láng Thượng (18 bia), cịn lại những phường khác có từ 2 đến 15 bia.

1.3.2. Phân bố theo loại hình di tích

Trong tổng số 157 di tích đã khảo sát, số lượng văn bia tập trung tại các cơ sở thờ tự không đồng đều và phụ thuộc vào từng loại hình di tích ở mỗi địa phương.

Bảng 1.22. Phân bố văn bia theo loại hình di tích tại các quận hiện nay (đơn vị tính: văn bia)

Quận Tổng số văn bia Đình Đền Miếu Chùa Phủ/ Quán Nhà thờ Loại khác Ba Đình 175 29 16 0 130 0 0 Tây Hồ 164 14 2 13 128 1 6 Cầu Giấy 29 14 2 0 13 0 0 Hai Bà Trưng 144 10 4 0 130 0 0 Hoàn Kiếm 177 45 52 4 74 2 0 Đống Đa 258 29 2 0 145 0 82 Cộng 947 141 78 17 620 3 6 82 Tỷ lệ (%) 100 14,9 8,2 1,8 65,5 0,3 0,6 8,7

Với 947 văn bia được khảo sát (chiếm 63,3%) tổng số văn bia của Hà Nội (cũ), quận Đống Đa có số lượng nhiều bia nhất (258 bia), tiếp sau

là Hoàn Kiếm (177 bia), Ba Đình (175 bia), Tây Hồ (164 bia), Hai Bà Trưng (144 bia), quận Cầu Giấy chỉ có phường Nghĩa Đơ thuộc giới hạn đề tài (29 bia).

Văn bia tại các chùa vẫn chiếm số lượng ưu thế, với 88 ngôi chùa, tổng cộng 620 văn bia (chiếm 65,5%). Từ con số liệu trên có thể thấy, Phật giáo có vai trị rất quan trọng trong đời sống văn hóa của người Việt. Quận Đống Đa là địa bàn có số lượng văn bia chùa nhiều nhất (145 bia), tiếp sau là Hai Bà Trưng và Ba Đình đều có số lượng bia chùa bằng nhau (130 bia), Tây Hồ (128 bia), Hoàn Kiếm (74 bia), Cầu Giấy (13 bia).

Loại hình di tích đình có 141 bia (chiếm tỷ lệ 14,9%). Quận Hồn Kiếm có số lượng văn bia đình nhiều nhất (45 bia), Ba Đình, Đống Đa (29 bia), Tây Hồ, Cầu Giấy (14 bia), Hai Bà Trưng (10 bia).

Tiếp sau là loại hình đền có 78 bia (chiếm tỷ lệ 8,2%), miếu: 17 bia (chiếm 1,8%), sau cùng là nhà thờ (6 bia), phủ, quán (3 bia).

Văn Miếu là loại hình di tích đặc biệt hơn so với các loại khác, bởi đây là trung tâm giáo dục, khoa cử của cả nước trong gần 8 thế kỷ, vì vậy bia Văn Miếu chiếm số lượng lớn (82 bia).

1.3.3. Phân bố theo thời gian

Thăng Long - Hà Nội là kinh đô của đất nước, nhưng cũng là đối tượng bị tàn phá, huỷ hoại bởi các cuộc xâm lược của giặc ngoại xâm và nội chiến giữa các tập đoàn phong kiến dẫn tới cảnh kinh đô nhiều lần bị hoang tàn.

Thời Trần, chỉ trong vòng 30 năm (từ 1258 đến 1288), quân Nguyên – Mông đã ba lần xâm lược nước ta, trong đó có hai lần tràn vào Thăng Long (năm 1285 và năm 1288) đốt phá các cung điện, đền đài, chùa chiền, miếu mạo và hàng loạt các di sản văn hố, bi kí, tượng Phật.

đã đốt phá các cơng trình văn hố, sách vở, bi kí. Những thế kỷ tiếp theo, Thăng Long lại chìm trong nội chiến Lê - Mạc, Trịnh – Tây Sơn khiến mảnh đất này hầu như khơng giữ được các cơng trình văn hố ngun vẹn. Đó cũng là một nguyên nhân lý giải tại sao Thăng Long khơng có những cơng trình văn hố đồ sộ cùng những cổ vật quí như sử sách đã ghi chép lại.

Thời Lý - Trần - Hồ: khơng tìm thấy thác bản văn bia nào trong kho lưu trữ của Ban QLDTDT Hà Nội.

Thời Hậu Lê gồm hai giai đoạn: Lê sơ (1428-1527) và Lê Trung hưng (1533-1789).

Thời Lê sơ (1428-1527): số lượng văn bia còn lưu giữ được rất ít. Hầu như các đình, đền, chùa, qn khơng cịn lưu giữ được văn bia của thời kỳ này, duy chỉ có di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám còn 13 tấm bia các khoa thi tiến sĩ từ khoa Đại Bảo thứ 3 (1442) đến khoa Quang Thiệu 3 (1518).

Thời Mạc bắt đầu từ khi Mạc Thái Tổ lên ngôi tháng 6 năm 1527 cho đến khi bị quân Lê - Trịnh đánh bại vào năm 1592. Trong vòng 66 năm, từ khoa thi đầu tiên, năm Kỷ Sửu Minh Đức 3 (1529) đến khoa thi cuối cùng là năm Nhâm Thìn đời Mạc Hồng Ninh 2 (1592), nhà Mạc tổ chức được 21 khoa thi, nhưng hiện nay trong Văn Miếu - Quốc Tử Giám chỉ còn lại 1 tấm bia của khoa thi Minh Đức 3 (1529).

Thời Lê Trung Hưng: đây là thời kỳ văn bia phát triển nở rộ. Tuy nhiên, như đã trình bày ở phần trên, do nhiều nguyên nhân: chiến tranh, giặc giã, khí hậu…nên số lượng văn bia thời Lê Trung hưng trong các di tích của Thăng Long - Hà Nội cịn lại với số lượng khơng nhiều.

Bảng 1.23. Văn bia thời Lê Trung hưng ở Thăng Long - Hà Nội (đơn vị tính: văn bia)

Thứ tự Niên đại Số lượng

1 Nguyên Hoà (1533-1548) 0 2 Thuận Bình (1548-1556) 1 3 Thiên Hựu (1557) 0 4 Chính Trị (1558-1571) 1 5 Hồng Phúc (1572-1573) 0 6 Gia Thái (1573-1577) 1 7 Quang Hưng (1578-1599) 6 8 Thuận Đức (1600) 0 9 Hoằng Định (1601-1619) 8 10 Vĩnh Tộ (1620-1628) 7 11 Đức Long (1629-1634) 2 12 Dương Hoà (1634-1643) 5 13 Phúc Thái (1643-1649) 2 14 Khánh Đức (1649-1652) 2 15 Thịnh Đức (1653-1657) 2 16 Vĩnh Thọ (1658-1661) 2 17 Vạn Khánh (1662) 0 18 Cảnh Trị (1663-1671) 5 19 Dương Đức (1672-1673) 1 20 Đức Nguyên (1674-1675) 0 21 Vĩnh Trị (1678-1680) 2 22 Chính Hoà (1680-1705) 16 23 Vĩnh Thịnh (1706-1719) 9

24 Bảo Thái (1720-1729) 4 25 Vĩnh Khánh (1729-1732) 2 26 Long Đức (1732-1735) 1 27 Vĩnh Hựu (1735-1740) 5 28 Cảnh Hưng (1740-1786) 29 29 Chiêu Thống (1786-1789) 0

30 Không xác định được niên hiệu 14

Tổng cộng: 127

Trong số 127 văn bia, riêng khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã chiếm 68 bia, chỉ còn 58 bia tại các di tích. Niên đại phân bố văn bia thời Lê Trung hưng không đồng đều: từ niên hiệu Nguyên Hoà đến Thuận Đức kéo dài 69 năm nhưng chỉ có 9 bia, từ niên hiệu Hoằng Định về sau đến Chiêu Thống (tổng cộng 188 năm) có 103 bia. Nhiều nhất và văn bia thời Cảnh Hưng (29 bia), sau đó là Chính Hồ (16 bia), Vĩnh Thịnh (9 bia), Hoằng Định (8 bia), Vĩnh Tộ (7 bia), Cảnh Trị và Vĩnh Hựu, Bảo Thái có số bia bằng nhau (5 bia), có những niên hiệu khơng có bia, như: Ngun Hoà, Thiên Hựu, Hồng Phúc, Vạn Khánh, Đức Nguyên, Chiêu Thống.

Bên cạnh số văn bia ghi niên hiệu, có 14 bia tuy khơng ghi niên hiệu tạo dựng, song đối chiếu với địa danh hành chính cũ ghi trên bia có thể xác định đó là bia thời Lê (ví dụ như bia Chiêu Thiền tự (招 禪 字) - chùa

Láng ghi địa danh là huyện Quảng Đức, phủ Phụng Thiên, bia Hậu thần bi

kí (後 神 碑 記) - đình Nam Đồng ghi: huyện Quảng Đức, phủ Phụng

Thiên…).

Thời Tây Sơn (1778 - 1802), kéo dài 24 năm với 3 triều vua: Thái Đức (1778 - 1793), Quang Trung (1778 - 1792) và Cảnh Thịnh (1792 -

1802), nhưng chỉ có 9 văn bia có niên đại tạo dựng thời Cảnh Thịnh, còn niên hiệu Quang Trung và Thái Đức khơng có văn bia nào.

Thời Nguyễn bắt đầu từ năm 1802 khi Gia Long đánh bại nhà Tây Sơn lên ngơi đến khi hồn tồn sụp đổ năm 1945, tổng cộng là 143 năm.

Bảng 1.24. Văn bia thời Nguyễn ở Thăng Long - Hà Nội (đơn vị tính: văn bia)

Thứ tự Niên đại Số lượng

1 Gia Long (1802-1820) 17 2 Minh Mệnh (1820-1840) 26 3 Triệu Trị (1841-1847) 27 4 Tự Đức (1848-1883) 114 5 Dục Đức (1883) 0 6 Hiệp Hoà (1883) 0 7 Kiến Phúc (1883-1884) 1 8 Hàm Nghi (1884-1885) 0 9 Đồng Khánh (1885-1889) 10 10 Thành Thái (1889-1907) 92 11 Duy Tân (1907-1916) 46 12 Khải Định (1916-1925) 62 13 Bảo Đại (1926-1945) 245

14 Không xác định được niên hiệu 159

Tổng cộng: 797

Bia thời Nguyễn có số lượng vượt trội so với thời Lê Trung hưng và Tây Sơn, chiếm tỷ lệ (84,2%) tổng số thác bản. Nhiều nhất vẫn là bia thời Bảo Đại (245 bia), sau là thời Tự Đức (113 bia), Thành Thái (92 bia), Khải Định (62 bia), Duy Tân (46 bia), ít nhất là thời Triệu Trị, Minh Mệnh và Gia Long, Kiến Phúc (từ 1 đến 17 bia). Có 3 niên hiệu khơng tìm thấy văn bia nào, đó là: Dục Đức, Hiệp Hồ, Hàm Nghi.

Ngoài những bia xác định được niên đại, những bia không xác định được niên đại cụ thể chiếm số lượng khá lớn (159 bia).

1.3.4. Phân bố theo nội dung phản ánh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số khía cạnh của đời sống thị dân Thăng Long - Hà Nội (Qua khảo sát Văn bia) (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)