7. Kết cấu bố cục
2.2. Thông tin FDI trên báo mạng điện tử
2.2.2 Hình thức thông tin FDI
2.2.2.1 Thể loại
Trong các thể loại báo chí, tin là thể loại ngắn gọn mà dung lƣợng thông tin lại nhiều. Do vậy, thông tin về FDI sử dụng thể loại này sẽ cung cấp cho công chúng những vấn đề, sự kiện nóng hổi nhất. Tin ở baoquangninh chiếm tỉ lệ 44% trong khi đó baohaiphong là 72%. Về dung lƣợng, bám sát đặc trƣng loại hình báo mạng điện tử là phải nhanh, gọn bắt kịp với tâm lý “lƣớt” của độc giả, tin, bài trên baohaiphong có số lƣợng từ dao động ở 370 tiếng (tin) cho tới 800 tiếng (bài). Baoquangninh lại thƣờng đem nguyên bài từ báo in để “mạng hóa” do đó dung lƣợng tin, bài dài hơn hẳn: mức trung bình với tin là 540 tiếng và bài là 1050 tiếng.
Thông tin về FDI thƣờng tập trung ở các thành tựu, khó khăn, các cuộc viếng thăm ngoại giao, tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tƣ, hệ thống lại những sự kiện đầu tƣ tiêu biểu… kèm theo nhiều số liệu minh họa. Do đó, thể loại tin đặc biệt là tin tƣờng thuật, tin tổng hợp đƣợc ƣu tiên sử dụng trên báo Hải Phòng khi thông tin về các sự kiện xúc tiến đầu tƣ, lễ khởi công, khánh thành dự án. Trái lại, baoquangninh lại có xu hƣớng sử dụng bài để phân tích lợi thế, tiềm năng và các hoạt động cải thiện môi trƣờng đầu tƣ của tỉnh và các huyện cụ thể.
Thể loại phỏng vấn, bài phản ánh và phóng sự là các thể loại đi sâu vào việc thông tin FDI có định hƣớng, phân tích cụ thể. Đó là các cuộc phỏng vấn lãnh đạo, chuyên gia kinh tế, nhà đầu tƣ để đƣa ra các quan điểm, kiến nghị; là các phóng sự để làm rõ những mặt trái của FDI.
Chùm ảnh thƣờng đƣợc sử dụng khi quảng bá hình ảnh địa phƣơng của hai địa phƣơng với các công trình, siêu dự án; các hoạt động xúc tiến đầu tƣ và có chú thích rõ ràng giúp độc giả tiếp cận thông tin nhanh hơn.
2.2.2.2 Ngôn ngữ thể hiện
Ngôn ngữ báo mạng điện tử là ngôn ngữ đa phƣơng tiện, do đó khi thông tin về FDI 2 báo đều sử dụng các yếu tố ngôn ngữ đặc trƣng của báo mạng điện tử, cụ thể nhƣ sau:
- Tít (Đầu đề/tiêu đề)
Khi tuyên truyền FDI, báo địa phƣơng nhấn mạnh ngay từ tít:
* Con số ấn tƣợng: “Khởi công dự án LG Display trị giá 1,5 tỉ đô” (baohaiphong ngày 7/5/2016) , “9 tháng, có 39 dự án đầu tƣ trên địa bàn tỉnh với tổng mức 26.577 tỉ đồng (baoquangninh ngày 23/9/2016), “Phấn đấu năm 2017 thu hút FDI vào KCN, KKT đạt 350 triệu đô” (baoquangninh ngày 28/12/2016), “Phấn đấu 5 năm tới thu hút 10 tỉ USD vốn FDI” (baohaiphong ngày/9/2016).
* Từ ngữ biểu cảm cao: “PCI 2016: Quảng Ninh - “Ngôi sao cải cách” (baoquangninh ngày 17/3/2017), “Du lịch Quảng Ninh - “mỏ vàng” chờ nhà đầu tƣ khai thác (baoquangninh ngày 7/9/2017), “Quy định cấp phép xả thải “vênh” nhau Doanh nghiệp “khóc ròng” (baohaiphong ngày 7/12/2016).
* Hình ảnh đối lập, so sánh: “Nhà ở công nhân các khu công nghiệp, cụm công nghiệp: Nhu cầu lớn, phát triển chậm” (baohaiphong ngày 13/12/2016).
Baoquangninh luôn sử dụng tít để quảng bá cho các khu vực, địa bàn trong tỉnh: “Móng Cái nhìn lại để đi tới”, “Đầm Hà thu hút đầu tƣ vào công nghiệp, thƣơng mại và du lịch”, “Tuần Châu và giá trị đi đầu”, “Thị xã Quảng Yên: Điểm đến mới hấp dẫn nhà đầu tƣ”, “Hoành Bồ: Thu hút đầu tƣ từ thuận lợi, thân thiện”, “Uông Bí: “Ghi điểm” với nhà đầu tƣ bằng hành động cụ thể”.
Hiện tƣợng tít bị trùng lặp diễn ra khá nhiều trên baoquangninh nhƣ: “Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ: Đồng hành cùng doanh nghiệp”, “Hải Hà – “3 đồng hành, 5 hỗ trợ” cùng doanh nghiệp”, “Cẩm Phả: Sát cánh, đồng hành cùng doanh nghiệp”, “Huyện Hải Hà: “Đồng hành” cùng doanh nghiệp”; cụm từ “điểm đến của nhà đầu tƣ” cũng đƣợc dùng khá phổ biến trong các tít: “Thị xã Quảng Yên: Quyết tâm trở thành điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tƣ”, “Thị xã Quảng Yên: Điểm đến mới hấp dẫn với nhà đầu tƣ”, “Hải Hà phấn đấu trở thành điểm đến lý tƣởng của các nhà đầu tƣ”, “Quảng Ninh: điểm đến của doanh nghiệp, nhà đầu tƣ”.
- Mào đầu (Sapô/Lead/Teaser)
Trong thông tin về thành tựu FDI, hai báo chủ yếu đƣa các số liệu dự án vào phần mào đầu. Nhu cầu của độc giả là “lƣớt” do đó mào đầu không thể thiếu. Tuy nhiên 2 báo còn khá nhiều tin, bài không có mào đầu. Cách thể hiện mào đầu ở baohaiphong không có sự đồng nhất, khi mào đầu dùng kiểu chữ in nghiêng, khi in đậm, khi vừa đậm vừa nghiêng; mô tả một phần nội dung, tóm tắt bài viết, giải thích tít hoặc dẫn dắt vào nội dung.
- Chính văn/Nội dung bài báo (Text)
Nếu nhƣ baohaiphong thƣờng dùng ngôn từ ngắn gọn, chia đoạn linh hoạt thành những đoạn ngắn thì baoquangninh lại sử dụng nhiều câu dài, đoạn văn bản
cũng lên tới hơn chục dòng. ` `
- Ảnh tĩnh (Still image)
Ảnh sử dụng trong thông tin FDI chủ yếu là ảnh tin, ảnh tƣờng thuật. Trƣờng hợp baohaiphong, tin, bài thƣờng đƣa ảnh toàn cảnh hoặc trung cảnh là chính. Đó là
ảnh hội nghị, hội thảo, hoạt động tiến tiến đầu tƣ, công trình, ngƣời lao động trong khu vực FDI. Ngoài các nội dung đó, baoquangninh thƣờng dùng ảnh cận để đặc tả chi tiết hoặc đƣa ảnh chân dung nhân vật tham gia đƣa ý kiến bàn luận về một vấn đề. Đây là cách tổ chức bài xuất hiện khá nhiều.
Chùm ảnh chƣa đƣợc sử dụng nhiều, thƣờng đƣợc sử dụng khi quảng bá về hình ảnh địa phƣơng, những thành tựu trong xây dựng, đầu tƣ cơ sở hạ tầng nhƣ chùm ảnh: “Thị xã Đông Triều: Các công trình, dự án khẳng định vị thế” (baoquangninh ngày 29/7/2016, “Cao tốc Hạ Long - Hải Phòng: Cầu sông Chanh chuẩn bị cán đích” baoquangninh 18/8/2016, “Những “siêu” dự án ở Uông Bí” baoquangninh 22/4/2016), địa điểm, tiểm năng du lịch hấp dẫn (“Những điểm đến lạ và đẹp ở Hạ Long” baoquangninh 08/7/2016).
Trong chùm ảnh “Hải Phòng - Thành phố Cảng xanh, văn minh, hiện đại” (baohaiphong ngày 11/10/2016) đăng 8 ảnh chọn lọc những hình đẹp thể hiện sự đổi thay, khang trang, hiện đại hơn. Góc chụp nhìn từ trên cao, bao quát toàn cảnh, phản ánh đa đạng từ hình ảnh phố phƣờng nội đô đến ngoại thành, từ trƣờng học đến các công trình giao thông, cảng biển. Ảnh đều có chất lƣợng tốt kèm theo các chú thích cụ thể nhƣ: “Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng dài 105km, điểm đầu giao cắt với vành đai 3; điểm cuối tại cảng Ðình Vũ có tổng vốn đầu tư 45.487 tỷ đồng (hơn 2 tỷ USD), Đây là tuyến cao tốc đầu tiên trong cả nước có 6 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp, với nhiều trang thiết bị công nghệ mới hiện đại, rút ngắn thời gian từ Hà Nội đến Hải Phòng còn 1-1,5h. Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của thành phố, cũng như đất nước. (Trong ảnh là nút giao với quốc lộ 10, nút giao lớn và quan trọng nhất toàn tuyến)”
- Box thông tin
Cả hai báo đều sử dụng nhiều box khi bổ sung thêm thông tin. Tuy nhiên, cách đƣa thông tin vào box đặt vị trí chƣa thống nhất, thông tin trong box khá dài.
- Audio và Video
Baohaiphong sử dụng video clip có chất lƣợng hình ảnh khá tốt, thời gian tải nhanh. Tuy vậy, khi xem thì có video clip lời bình lại y nguyên nhƣ phần chính văn
chứ không phải là bình luận cho hình ảnh; cách quay của phóng viên cũng chƣa đạt đến trình độ chuyên nghiệp, có khi chỉ là hình mà không có lời bình (“Khởi công dự án LG 1,5 tỉ USD” baohaiphong ngày 7/5/2016); cách bố cục các cảnh quay chƣa tạo thành chỉnh thể khoa học. Trong khi baohaiphong đang tăng cƣờng yếu tố âm thanh và hình ảnh cho bài viết thêm sinh động thì baoquangninh yếu tố này còn vắng bóng.
- Đồ họa (biểu đồ, bảng biểu, hình vẽ minh họa) (Graphic)
Khảo sát 2 báo, yếu tố đồ họa chỉ xuất hiện trong các tin, bài đƣợc lấy từ các nguồn khác còn những tin, bài của cả 2 tòa soạn lại chƣa có sự quan tâm đúng mức đến việc sử dụng yếu tố này trong tính đa phƣơng tiện của báo mạng điện tử.
- Các đường dẫn (Links)
Cụ thể, baoquangninh chèn link theo nội dung liên quan còn baohaiphong link lại là tin, bài cùng ngày hoặc hôm trƣớc, hôm sau chứ không theo tiêu chí cùng chủ đề. Số đƣờng dẫn ở baohaiphong thƣờng là 10 trong khi baoquangninh số link trung bình là 5. Tất cả các bài viết trên baohaiphong đều có link trong khi baoquangninh tần xuất sử dụng link rất ít, tỉ lệ chỉ đạt 11%.
Hầu hết tin, bài về thông tin FDI trên 2 báo đều do chính phóng viên của tòa soạn thực hiện, bám sát các sự kiện, con số cụ thể tại địa phƣơng. Thông thƣờng, các tòa soạn sẽ có kế hoạch thông tin FDI cho cả tháng, thậm chí cả năm. Sau đó, các phóng viên, tập viên chuyên trách sẽ đảm nhiệm việc lập đề cƣơng, dự định khai thác nguồn thông tin, sáng tạo tác phẩm.
Việc khai thác thông tin từ các báo, trang web khác chiếm tỉ lệ khá cao, baohaiphong lấy nguồn từ trang khác chiếm tới 17% trong khi baoquangninh là 11%. Các tin, bài đƣợc đăng lại chủ yếu là từ các trang web, báo mạng điện tử của trung ƣơng, chuyên ngành kinh tế đầu tƣ nhƣ: thông tấn xã Việt Nam, Báo tin tức, vneconomy, chinhphu, vietnam+, Báo hải quan, Báo đầu tƣ, ĐCSVN… Nội dung đăng lại là các thông tin về tổng quan FDI ở cấp quốc gia với các số liệu, tình hình đầu tƣ của cả nƣớc, các vấn đề mới nảy sinh từ FDI dƣới góc nhìn của các chuyên gia kinh tế cùng các phân tích chuyên sâu.
Ngoài ra, các báo còn khai thác nguồn thông tin từ mạng internet, các cộng tác viên để tổng hợp lại thành các tin, bài mới có chọn lọc các chi tiết, thông tin phù hợp với tôn chỉ, mục đích của tòa soạn. Thông tin từ nguồn này còn rất hạn chế, chiếm tỉ lệ nhỏ trong nguồn đăng.
Khi đăng lại từ các nguồn khác, cả 2 báo đều tôn trọng việc ghi nguồn rõ ràng, đảm bảo đăng chính xác nội dung thông tin và có sự cân nhắc kỹ lƣỡng khi lựa chọn tin, bài có thông tin thiết thực, hữu ích cho bạn đọc. Các thông tin này có tác dụng bổ sung vào các thông tin FDI tại địa phƣơng để ngƣời đọc không chỉ vấn đề mang tính địa phƣơng mà còn cả cái nhìn mang tầm quốc gia. Từ đó, bạn đọc có thể bao quát, đánh giá vấn đề FDI một cách đầy đủ, trọn vẹn và khách quan hơn; nắm đƣợc vấn đề FDI địa phƣơng mình trong bối cảnh chung của quốc gia và quốc tế.
2.2.2.4 Thời gian đăng tải, cập nhật
Có kế hoạch đăng tải liên tục các tin, bài cùng một vấn đề tạo thành chuỗi thông tin liên tiếp là cách làm hiệu quả khi tuyên truyền về xúc tiến đầu tư
Điển hình nhƣ, baoquangninh có một loạt tin, bài về sự kiện tỉnh đang có chƣơng trình thu hút đầu tƣ vào nông nghiệp. Từ 21/4/2016, báo đƣa tin thông báo:
“7/5, sẽ tổ chức Hội nghị tăng cƣờng đầu tƣ của doanh nghiệp vào nông nghiệp”. Ngay tiếp đó, các tin, bài tập trung vào thế mạnh, tiểm năng, sức hấp dẫn của Quảng Ninh trong nông nghiệp: ngày 6/5/2016: “Thu hút, khơi dậy các nguồn lực đầu tƣ vào nông nghiệp”, ngày 7/5/2016 có loạt bài: “Doanh nghiệp đầu tƣ trên 700 tỉ đồng vào các dự án nông nghiệp tại Quảng Ninh”, “Cơ hội đầu tƣ vào lĩnh vực nông nghiệp”, “Quảng Ninh làm thế nào để thu hút đầu tƣ vào lĩnh vực nông nghiệp”. Đến ngày 9/5/2016, bài “Hội nghị tăng cƣờng đầu tƣ của doanh nghiệp vào lĩnh vực nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh 2016: Ấn tƣợng và hiệu quả” đã khẳng định chắc chắn sức hút của Quảng Ninh là “vùng đất vàng” về tiêu thụ sản phầm. Minh chứng rõ hơn về các mô hình, cách làm nông nghiệp hiệu quả của các địa bàn trong tỉnh, báo biểu dƣơng cụ thể qua các bài: “Hƣớng đi mới của Tiền An” 10/6/2016, “Bƣớc tiến mới của Đông Triều” 30/5/2016, “Thị xã Quảng Yên: Ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển” 10/6/2016. Nhƣ vậy, trong vòng 2 tháng, các tin bài tập trung phản ánh sự kiện, phân tích vấn đề, quảng bá tiềm năng, biểu dƣơng các thành tựu để thu hút đầu tƣ vào lĩnh vực nông nghiệp một cách có hệ thống tạo thành một dòng thông tin xuyên suốt và đa diện.
Cập nhật liên tục là đặc trưng tạo ra lợi thế cạnh tranh với các loại hình báo chí khác của báo mạng điện tử khi thông tin FDI tuy nhiên thời tốc độ cập nhật còn chậm
Với một sự kiện quan trọng sắp xảy ra, báo chí địa phƣơng liên tục đƣa tin các thông tin liên quan đến sự kiện đó tạo thành một hiệu ứng gây sự chú ý và kích thích sự tò mò. Ví dụ, chiều ngày 6/5/2016, lễ khởi công dự án của Tập đoàn LG Display (Hàn Quốc) diễn ra tại KCN Tràng Duệ, Hải Phòng, thì ngay từ buổi sáng hôm đó, Báo Hải Phòng có bài viết: “LG Display - dự án nâng tầm vị thế Hải Phòng”. Trong đó, tác giả nêu lý do chọn Hải Phòng là nơi đầu tƣ của Tổng giám đốc tập đoàn, quá trình dự án hợp tác của thành phố với tập đoàn, phân tích ý nghĩa của dự án 1,5 tỉ USD này với đối với hình ảnh, vị thế của thành phố, kèm với những thông tin đó là ảnh về mặt bằng chuẩn bị xây dựng dự án. Sau đó, buổi tối báo đăng toàn bộ thông tin về lễ khởi công cùng lời phát biểu của Thủ tƣớng. Sáng hôm sau,
báo đƣa video clip 12 phút về sự kiện này. Tuy nhiên, thời gian diễn ra sự kiện vào 14h ngày 6/5 trong khi đăng video tin tức vào 20h03 ngày 7/5 (tức 32 giờ sau) so với yêu cầu về tốc độ đăng tải của báo mạng điện tử là khá chậm.
Nhƣ vậy, việc lựa chọn thời gian đăng tải và mức độ cập nhật thông tin góp phần tăng thêm hiệu quả khi tuyên truyền, thu hút FDI.
2.2.2.5 Phản hồi, tƣơng tác
Sự phản hồi từ phía ngƣời đọc là nguồn thông tin quý giá và hữu ích cho ngƣời làm báo. Phản hồi trên báo mạng điện tử đƣợc thực hiện đơn giản và nhanh chóng nhất. Nhƣ đã nói ở chƣơng 1, vấn đề nội dung của các bình luận trên mặt báo là vấn đề còn nhiều tranh cãi do đó cả 2 báo đều không hiển thị bình luận của bạn đọc mà chỉ cho phép gửi phản hồi đến tòa soạn bằng cách gõ văn bản ngay dƣới bài viết và để lại địa chỉ email của độc giả. Nhƣ vậy, báo địa phƣơng chƣa phát huy đƣợc tính năng thế mạnh này của báo mạng điện tử.