7. Kết cấu bố cục
1.3 Các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng nội dung và hình thức thông tin FD
tin FDI
1.3.1 Nội dung và hình thức thông tin FDI1.3.1.1 Nội dung thông tin FDI 1.3.1.1 Nội dung thông tin FDI
Căn cứ vào thực tiễn của lĩnh vực FDI và nhu cầu thông tin của công chúng, thông tin về FDI trên báo chí thƣờng tập trung vào 5 nội dung cụ thể sau:
Thứ nhất, thông tin tiềm năng đầu tư, hình ảnh địa phương
Tiềm năng của địa phƣơng chính là những nguồn lực có thể đƣợc khai thác đem lại lợi ích cho nhà đầu tƣ và cộng đồng. Chẳng hạn tiềm năng về du lịch, tiềm năng về sức lao động…Báo chí thông tin về tiềm năng của địa phƣơng để nhà đầu tƣ nhìn thấy đƣợc các cơ hội cho mình.
Hình ảnh, thƣơng hiệu địa phƣơng đang trở thành một khái niệm phổ biến trên thế giới dƣới nhiều tên gọi: city branding, destination branding, place branding, local images. Hình ảnh địa phƣơng là tạo dựng, quảng bá những dấu ấn độc đáo, đặc trƣng khác biệt, tạo ấn tƣợng tốt để tăng năng lực cạnh tranh, thu hút sự đầu tƣ từ nƣớc ngoài. Hình ảnh đó do chính quyền và cộng đồng địa phƣơng gây dựng. Một chính quyền minh bạch, tƣ duy đổi mới, trách nhiệm cao; ngƣời dân thân thiện, cần cù, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật sẽ là điểm đến an toàn, đáng sống, đáng tin cậy cho các nhà đầu tƣ; đồng thời mang lại vô vàn lợi ích cho sự phát triển bền vững của địa phƣơng.
Giáo sƣ ngƣời Mỹ Philip Kotler - “cha đẻ” của marketing hiện đại cho rằng:
“Tương lai phát triển của các địa phương ngày nay không tùy thuộc vào vị trí địa lý, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên. Tương lai phát triển của địa phương tùy thuộc vào chuyên môn, kỹ năng đóng góp, phẩm chất của con người và tổ chức tại địa phương”.
“Môi trƣờng đầu tƣ là tổng thể các bộ phận mà ở đó chúng tác động qua lại lẫn nhau và chi phối mạnh mẽ đến các hoạt động đầu tƣ, buộc các nhà đầu tƣ phải tự điều chỉnh mục đích, hình thức và phạm vi hoạt động cho thích hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và đƣa đến hiệu quả cao trong kinh doanh” [4, tr.96]. “Môi trƣờng đầu tƣ không phải là cố định mà luôn luôn biến đổi do sự thay đổi của các yếu tố cấu thành. Do đó, khi phân tích, đánh giá môi trƣờng đầu tƣ đòi hỏi phải đứng trên quan điểm động” [4, tr.99].
Thông tin môi trƣờng đầu tƣ là thông báo về các yếu tố, môi trƣờng thành phần trong sự phân tích đánh giá mối quan hệ giữa chúng. Có nhiều căn cứ, tiêu chí để đƣa ra các môi trƣờng thành phần tạo nên môi trƣờng đầu tƣ. Dựa trên cách thông tin của báo chí cùng với vấn đề FDI cụ thể ở nƣớc ta và trong khuôn khổ của đề tài luận văn, tác giả chọn 3 yếu tố cơ bản là: “Chủ trƣơng, chính sách về FDI”, “Kết cấu hạ tầng, giải phóng mặt bằng, tiến độ dự án”, “Lao động -Việc làm”. Đây là các thông tin rõ ràng trên báo địa phƣơng về FDI đồng thời là mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.
Thứ ba, xúc tiến đầu tư, thành tựu của FDI
Thực chất của hoạt động xúc tiến là nhằm thu hút đầu tƣ. Các hoạt động này có thể thông qua triển lãm, hội thảo gặp gỡ… Báo chí phản ánh về các hoạt động xúc tiến đầu tƣ chính là đƣa thông tin về địa phƣơng, nêu rõ các cơ hội đầu tƣ. Đồng thời báo chí tham gia vào chính quá trình xúc tiến để nâng cao hiệu quả và chất lƣợng các hoạt động này.
Tuyên truyền về thành tựu FDI là rất cần thiết. Đó chính là thông tin về số lƣợng và chất lƣợng các dự án, sự đóng góp của các hoạt động trong lĩnh vực FDI vào tạo việc làm, thu nhập và đóng góp ngân sách chung.
Thứ tư, thông tin về tình trạng và việc bảo vệ môi trường trong thực hiện FDI
Môi trƣờng bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con ngƣời, có ảnh hƣởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con ngƣời và thiên nhiên. Môi trƣờng là không gian sống của
con ngƣời và các loài sinh vật; là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con ngƣời; là nơi chứa đựng các chất phế thải do con ngƣời tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình; là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con ngƣời và sinh vật trên trái đất và cũng chính là nơi lƣu trữ và cung cấp thông tin cho con ngƣời.
Các hoạt động của các dự án FDI đƣơng nhiên sẽ tác động đến môi trƣờng. Nếu tuân thủ đúng các quy định về tiêu chuẩn bảo vệ môi trƣờng, sẽ không gây ô nhiễm đến môi trƣờng sống. Tuy nhiên trên thực tế, các hoạt động các dự án FDI đã gây ra sự ô nhiễm môi trƣờng ở nhiều địa phƣơng, có những nơi rất trầm trọng. Do đó, trong tuyên truyền về FDI, báo chí cần đƣa các thông tin về tình trạng môi trƣờng, các hƣớng dẫn và quy định về bảo vệ môi trƣờng đến nhà đầu tƣ, thậm chí tham gia đấu tranh với các hành vi vi phạm luật bảo vệ môi trƣờng.
Thứ năm, thông tin về việc chuyển giao công nghệ trong quá trình thực hiện đầu tư.
Việt Nam cũng nhƣ nhiều nƣớc đang phát triển khác, việc thu hút FDI không chỉ nhằm khai thác các tiềm năng, thúc đẩy tăng trƣởng trên cơ sở nguồn vốn của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, mà thông qua các dự án FDI, còn nhận đƣợc kinh nghiệm trong quản lý cũng nhƣ các công nghệ kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất. Đây là mục tiêu của những nƣớc tiếp nhận đầu tƣ và thƣờng đƣợc thỏa thuận ghi trong chƣơng trình hợp tác đầu tƣ về việc chuyển giao công nghệ. Song trong thực tế quá trình này nhiều khi không đƣợc thực hiện. Cho nên thông tin về chuyển giao công nghệ thực chất là phản ánh kết quả thực hiện dự án, đồng thời cũng nêu trách nhiệm của các bên trong thực hiện cá dự án FDI.
1.3.1.2 Hình thức thông tin FDI
Trong phạm vi khảo sát của đề tài là báo mạng điện tử bởi các ƣu thế đã nêu, với tính đa phƣơng tiện trong hình thức thể hiện, hình thức thông tin FDI trở nên đa dạng nhất.
Thông tin FDI đƣợc thể hiện qua các thể loại báo chí chủ yếu là: tin và bài (bài tƣờng thuật, phỏng vấn, bài phản ánh, phóng sự điều tra).
Tin là thể loại thuộc nhóm thông tấn báo chí, đƣợc sử dụng nhiều nhất trong báo mạng điện tử bởi tính cô đọng, súc tích, sản xuất nhanh, dễ tiếp cận. Khi thông tin về FDI với các con số, kết quả thu hút FDI, sự kiện đầu tƣ mới diễn ra, hoạt động triển khai dự án…thì thể loại này tỏ ra thích hợp hơn cả. Đối với tin sâu (tin tƣờng thuật, tin tổng hợp) “Ít khi nó vƣợt quá 350-400 từ” [10,tr.71], “Không nên dài quá 200 từ” [10,tr.76].
Bài tƣờng thuật trên báo mạng điện tử có chức năng trình bày sự kiện một cách rõ ràng, chi tiết, tỉ mỉ thƣờng theo trình tự thời gian hay quá trình, diễn biến của sự kiện, cách viết thể hiện rõ yếu tố thuật kết hợp với yếu tố bình. Sự kiện về FDI thƣờng gây nhiều sự chú ý, quan tâm của dƣ luận, nhất là nơi diễn ra sự kiện đó. Độc giả muốn biết tƣờng tận, diễn biến của sự kiện quan trọng vì vậy phóng viên sẽ sử dụng thể loại này kết hợp các yếu tố của báo mạng điện tử nhƣ ảnh, audio, video nhằm cụ thể hóa, minh chứng rõ cho lời viết. Với nhiều sự kiện long trọng, có ảnh hƣởng lớn tới sự phát triển của vùng, từng địa phƣơng, sử dụng cách tƣờng thuật trực tiếp sẽ phát huy đƣợc sức mạnh của báo mạng điện tử, làm sự kiện càng trở nên nóng hổi, cuốn hút.
Thể loại phỏng vấn là một thể loại báo chí sử dụng kiến thức, quan điểm, ý kiến của ngƣời có uy tín, vai trò quan trọng trong xã hội về các vấn đề thời sự đang đƣợc nhiều ngƣời quan tâm. Với loại thông tin về kinh tế mà cụ thể là vấn đề FDI cần những kiến thức chuyên ngành, những nhận định sâu sắc, những quan điểm chính trị vững chắc của các chuyên gia kinh tế, các nhà lãnh đạo, quản lý; ý kiến và thông tin từ phía những ngƣời trong cuộc (nhà đầu tƣ, nhà hoạch định chính sách, ngƣời lao động…) thì thể loại phỏng vấn đáp ứng đƣợc tính chân thực, khách quan và cụ thể nhất. Thông tin đƣa ra sẽ có tính thuyết phục cao vì đƣợc bộc lộ từ những kinh nghiệm, công việc thực tế của ngƣời trả lời phỏng vấn. Nhờ cách dẫn dắt khéo léo, uyển chuyển của phóng viên thông tin không còn bị cứng nhắc, khuôn mẫu mà trở nên mềm mại, có đặc trƣng riêng của cá nhân, tạo ấn tƣợng với bạn đọc.
Bài phản ánh là những bài thông tin mang đặc điểm của một tác phẩm báo chí song lại không thể hiện rõ đặc trƣng của thể loại báo chí nào và thƣờng đƣợc hiểu là
“bài báo”. Bài phản ánh thƣờng đi sâu vào những vấn đề, sự kiện, con ngƣời, tình trạng, câu chuyện… gần gũi với cuộc sống đời thƣờng do đó các vấn đề nhƣ lao động - việc làm, ô nhiễm môi trƣờng trong FDI… thông qua các bài phản ánh sẽ đem lại cái nhìn cụ thể, chi tiết hơn cả.
Về ngôn ngữ thông tin FDI, các tin, bài đƣợc biểu đạt bằng văn tự (chữ viết – text), hình ảnh tĩnh - động (still picture - animation), file âm thanh (audio), file hình và tiếng (video clip), biểu đồ, đồ thị, đồ họa (graphic). Bổ trợ thông tin cho các tin, bài còn là các đƣờng dẫn tới thông tin liên quan (link), các ứng dụng kèm theo nhƣ: các bình luận (comments), đánh giá cảm xúc - thích hoặc không (like/dislike), chia sẻ (share), tạo diễn đàn để bàn luận, tranh luận, tƣơng tác (interactive program) nhằm mở rộng thông tin, giải quyết vấn đề.
- Tít (Đầu đề/tiêu đề)
Tít đảm nhiệm vai trò giới thiệu chủ đề, “cô đọng’ lại nội dung hàng trăm chữ trong khoảng 1 dòng. Nhiệm vụ của tít rất quan trọng, thậm chí là tiên quyết đối với việc bạn đọc có xem tiếp đến phần sau hay không.
Tít càng súc tích, ngắn gọn càng gây ấn tƣợng và “Không nên dài quá một dòng” [16,tr.125]
- Mào đầu (Sapô/Lead/Teaser)
Mào đầu tên gọi quen thuộc là Sapô là đoạn văn bản ngắn nằm ngay dƣới tít và trên phần chính văn. Sapô (từ của tiếng Pháp: chapeau là “chiếc mũ”) đƣợc coi là tiểu văn bản tóm tắt toàn bộ nội dung bài báo. Sapô thƣờng đƣợc in đậm, nghiêng để thu hút chú ý và phân biệt rõ với chính văn. Lead là lời dẫn dắt vào chính văn. Teaser (một khái niệm thƣờng dùng trong điện ảnh chỉ đoạn quảng cáo cực ngắn gây tò mò) thƣờng gắn với các website. Nhiệm vụ của nó là tạo ra lực hút lôi kéo, thậm chí gây “sốc”, kích thích sự tò mò, thắc mắc từ phía bạn đọc khiến họ nhất định phải tìm hiểu thông tin, vấn đề.
Văn bản với những con chữ tuy không hút mắt nhƣ các yếu tố khác nhƣng nó lại là linh hồn của tác phẩm. Nó trình bày những điều cốt lõi nhất và truyền tải thông điệp một cách trọn vẹn thông điệp nhất.
- Ảnh tĩnh (Still image)
Ảnh là một yếu tố cân thiết trong tác phẩm báo chí. Ảnh trên báo mạng điện tử với đặc trƣng về kỹ thuật giúp ngƣời xem có thể chiêm ngƣỡng bức ảnh một cách rõ ràng. Ảnh có hai loại: ảnh trong tin, bài và bài ảnh (có tít, sapô nhƣng không có chính văn). Ảnh trên báo mạng điện tử nên là ảnh cận, đặc tả con ngƣời, sự vật hiện tƣợng ở trạng thái động, có cảm xúc, giao tiếp và chuyển động. Do đó, ảnh trên báo mạng có ý nghĩa quan trọng và thiết thực, tạo đƣợc ấn tƣợng và cảm xúc cho ngƣời xem trƣớc khi đọc phần văn bản. Ảnh giúp độ tin cậy và sức hấp dẫn của tác phẩm báo mạng điện tử tăng lên rất nhiều.
- Box thông tin
Đây là hộp thông tin kèm/bổ sung/bổ trợ đƣợc đặt bên trái/phải/cuối bài. Tuy nhiên trên thực tế để phù hợp với đƣờng đi của thị giác (trái trƣớc phải sau) thông tin từ chính văn quan trọng hơn thông tin bổ sung từ box nên box đặt bên phải/cuối bài sẽ không làm mắt bị xao nhãng, phân tán tập trung vào mạch đọc.
- Audio và Video
Audio (âm thanh) và video (âm thanh kèm hình ảnh) là các yếu tố bổ trợ thông tin, minh họa cho phần văn bản thêm sinh động, thuyết phục, tạo ấn tƣợng, cảm xúc cho độc giả báo mạng điện tử. Để lôi cuốn sự tập trung của công chúng, số video hợp lý là dƣới 3. Dù không có quy định bắt buộc về thời lƣợng video song theo thực tế, dƣới 5 phút là đủ cho việc minh họa.
- Đồ họa (biểu đồ, bảng biểu, hình vẽ minh họa) (Graphic)
Yếu tố đồ họa sẽ biểu diễn thông tin tốt nhất thay vì viết những con số dài dòng, khó nhớ. Các biểu đồ, bảng biểu sẽ làm cho ngƣời đọc nhìn thấy ngay sự biến động, phát triển hay tụt lùi của các vấn đề xoay quanh FDI. Và thêm nữa, đồ họa cũng làm tác phẩm trở nên “bắt mắt” hơn.
Mỗi tác phẩm báo chí gài những từ khóa, đƣờng link thông qua các siêu liên kết sẽ giúp ngƣời đọc đi từ bài viết này đến bài viết khác, từ trang này đến các web khác, mở rộng cánh cửa thông tin. Đƣờng link đƣợc gắn vào các vị trí sau:
+ Ngay dƣới tít của bài viết
+ Cuối cùng của bài viết - nhằm thể hiện link có nội dung liên quan hoặc cùng chủ đề
+ Từ khóa - một số từ quan trọng, mấu chốt của bài viết
Việc đặt ở vị trí nào là do chủ ý của biên tập viên sao cho gợi sự lôi cuốn khiến bạn đọc phải mở tiếp sang link mới. Số lƣợng links càng nhiều thì góc độ thông tin càng phong phú, đa dạng tạo thành một hồ sơ thông tin đầy đủ, đa chiều, đem lại cái nhìn toàn cảnh cho công chúng. Tuy nhiên cũng nên giới hạn ở mức dƣới 20 đƣờng links chọn lọc, tập trung vào chủ đề nhất. Quan trọng hơn cả là mối quan hệ giữa các link, phải có sự ăn nhập nhất định, thống nhất với nhau về một khía cạnh nào đó.
1.3.2 Các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng nội dung và hình thức thông tin FDI tin FDI
1.3.2.1 Định hƣớng kế hoạch tuyên truyền của tòa soạn
Mỗi tòa soạn tùy theo tôn chỉ, mục đích riêng mà có những kế hoạch, phƣơng hƣớng và nhiệm vụ cụ thể cho việc tuyên truyền các nội dung quan trọng. Việc lên kế hoạch tuyên truyền có ý nghĩa tối quan trọng và cũng là kim chỉ nam cho các hoạt động sau này của các phòng ban chuyên môn. Kết hợp quan điểm chính trị của tổng biên tập và năng lực của tổng thƣ ký tòa soạn cùng sự tham mƣu, đề xuất từ các phòng ban chuyên môn mà ban thƣ ký tòa soạn sẽ lên khung chƣơng trình và kế hoạch cụ thể cho từng số báo thậm chí cả tháng, năm. Những nội dung trọng tâm sẽ đƣợc phác thảo chi tiết và phân chia nhiệm cụ thể cho các ban.
Để có hệ thống tin, bài đảm bảo chất lƣợng, mang yếu tố chính trị của tờ báo mà vẫn đảm bảo tính chân thực, khách quan đòi hỏi tổng biên tập luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao việc thực hiện kế hoạch tuyên truyền, giao đúng ngƣời đúng việc một cách kịp thời nhất là khi có sự kiện nóng, bất ngờ. Thông tin FDI là nhóm
thông tin quan trọng và gắn bó với sự phát triển xã hội do đó báo địa phƣơng càng có kế hoạch chi tiết, có sự định hƣớng rõ ràng từ sớm thì các khâu về sau sẽ đƣợc chuẩn bị kĩ lƣỡng, chỉn chu hơn. Cụ thể là:
- Phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên tập hợp các nguồn thông tin, dữ liệu để hình thành ý tƣởng, đề tài, sáng tạo tác phẩm báo chí và báo cáo với trƣởng ban/trƣởng mục.
- Trƣởng ban/trƣởng mục sẽ lựa chọn, cân nhắc tin, bài để sử dụng cho ngày