Thực nghiệm sƣ phạm

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƢƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC VÀO DẠY HỌC CÔNG NGHỆ 11, 12 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH (Trang 50 - 52)

II. TÌM HIỂU MỘT SỐ PHƢƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC

5. Thực nghiệm sƣ phạm

5.1. Mục đích thực nghiệm

- Nhằm kiểm tra tính hiệu quả của việc vận dụng một số phƣơng pháp, kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học Công nghệ công nghiệp để nhằm phát triển năng lực cho học sinh.

- Thu thập số liệu để xác định các kết quả về định tính, định lƣợng của kết quả thực nghiệm sƣ phạm.

5.2. Đối tƣợng thực nghiệm

Từ năm học 2020 - 2021 và 2021 - 2022, tôi tiến hành thực nghiệm đề tài vận dụng một số phƣơng pháp, kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học Công nghệ 11- 12 nhằm phát triển năng lực và phẩm chất, trải nghiệm ở các lớp trực tiếp giảng dạy tại ngôi trƣờng nơi tôi công tác.

+ Lớp 11B,12 A-B (Lớp định hƣớng A – Ban cơ bản) + Lớp 11G, 12G (Lớp định hƣớng A1 – Ban cơ bản) + Lớp 11 K,12 N,P,Q ( Lớp đại trà - Ban cơ bản)

5.3. Thời gian thực nghiệm

Quá trình dạy thực nghiệm đƣợc thực hiện trong năm học 2020 - 2021 và 2021 - 2022

5.4.Bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình thực nghiệm.

Sau khi nghiên cứu và thực nghiệm tôi đã rút ra một số kinh nghiệm sau: - Giáo viên cần nghiên cứu kĩ mục tiêu bài học, nội dung bài học trong sách giáo khoa và sách giáo viên để lựa chọn phƣơng pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp nhƣ: tạo tình huống có vấn đề, tổ chức trò chơi, quan sát tranh - ảnh, xem video, xem vật thật, hoạt động nhóm, sử dụng sơ đồ tƣ duy…

- Vận dụng phƣơng pháp, kĩ thuật dạy học tích cực phải phù hợp, linh hoạt với nội dung, nhận thức, đối tƣợng học sinh giúp các em huy động kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của bản thân, vừa xây dựng đƣợc ý thức hợp tác, tinh thần học tập lẫn nhau trong học sinh.

- Khi vận dụng phƣơng pháp, kĩ thuật dạy học thì giáo viên phải vận dụng phù hợp để kết nối tất cả học sinh tham gia vào hoạt động học.

- Giáo viên dùng các câu hỏi gợi mở có liên quan đến bài học hoặc yêu cầu học sinh đƣa ra ý kiến nhận xét về các vấn đề liên quan đến nội dung kiến thức trong bài học.

48 - Khi vận dụng phƣơng pháp, kĩ thuật dạy học tích cực tạo không khí vui tƣơi, thoải mái, thu hút sự chú ý, kích thích của học sinh.

- Hình thành, phát triển năng lực chung cho học sinh là: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, tự học, sáng tạo, phát hiện vấn đề, giải quyết vấn đề, sử dụng công nghệ thông tin... Bên cạnh đó việc vận dụng phƣơng pháp, kĩ thuật dạy học tích cực còn hình thành và phát triển phẩm chất cho học sinh tự lập, tự tin, tự chủ, trung thực, nhân ái, khoan dung, làm chủ bản thân, thực hiện nghĩa vụ học sinh ở trƣờng học.

- Thƣờng xuyên dự giờ, trao đổi, thảo luận chuyên môn, lấy ý kiến từ đồng nghiệp để có thêm kinh nghiệm khi vận dụng phƣơng pháp, kĩ thuật dạy học tích cực

- Đối với bộ môn Công nghệ công nghiệp thông qua thực nghiệm giảng dạy ở các lớp việc vận dụng phƣơng pháp, kĩ thuật dạy học tích cực đã hình thành và phát triển năng lực công nghệ: hiểu biết công nghệ; giao tiếp công nghệ; sử dụng công nghệ và thiết kế công nghệ linh hoạt

5.5. Kết quả thực nghiệm

* Tại trƣờng tôi công tác năm học 2020 – 2021

Lớp Sĩ số Hào hứng Thích Không thích SL % SL % SL % Lớp thực nghiệm 12 A 41 25 61,0 15 36,6 1 2,4 Lớp đối chứng 12 N 32 15 46,7 11 34,4 6 18,9 Lớp thực nghiệm 12 B 42 30 71,4 10 23,8 2 4,8 Lớp đối chứng 12 P 37 16 43,2 16 43,2 5 13,6 * Tại trƣờng năm học 2021- 2022 Lớp Sĩ số Hào hứng Thích Không thích SL % SL % SL % Lớp thực nghiệm 12 A 44 28 63,63 15 34,13 1 2,27 Lớp đối chứng 12 Q 45 15 33,33 24 53,34 6 13,33 Lớp thực nghiệm 11 B 44 30 68,18 12 27,28 2 4,54 Lớp đối chứng 11K 43 16 37,20 19 44,2 8 18,60

Qua thời gian áp dụng đề tài tôi thấy học sinh tích cực tham gia phát biểu xây dựng bài, số học sinh yếu kém tỏ ra phấn khởi cùng các bạn tham gia vào các hoạt động nên các tiết học sôi nổi hơn. Mặc dù mức tiếp thu bài của các em học sinh vẫn chƣa đồng đều nhƣng ở các hầu hết các em đều tích cực tham gia. Điều đó cho thấy việc vận dụng các phƣơng pháp, kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học Công nghệ công nghiệp nhằm phát triển năng lực học sinh ở trƣờng trung học phổ thông

49 đạt hiệu quả cao. Đánh giá đúng năng lực của học sinh, phát huy tính tích cực, sáng tạo, khả năng tự học, giải quyết vấn đề và vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề. Qua các giai đoạn thực hiện áp dụng thực tế vận dụng phƣơng pháp, kĩ thuật dạy học tích cực cho học sinh lớp 11,12; kết quả học tập của các em tiến bộ rõ rệt, số học sinh khá giỏi tăng lên, số học sinh yếu kém giảm xuống.

5.6. Một số hình ảnh thực nghiệm

Vận dụng PPDH trực quan Vận dụng thảo luận nhóm, sơ đồ tƣ duy

Vận dụng PPDH theo định hƣớng STEM Vận dụng PPDH hợp tác

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƢƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC VÀO DẠY HỌC CÔNG NGHỆ 11, 12 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH (Trang 50 - 52)