7. Kết cấu của luận văn
2.2. Kết quả thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh
2.2.1. Những kết quả đạt được
Về kinh tế:
Tỉnh Đồng Nai đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) tăng bình quân hàng năm trên 10%, riêng thu nhập tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người tăng chung cả tỉnh: Năm 2009 - 2010 đạt 29,65 triệu đồng, đến năm 2013 đạt 48.7 triệu (trong đó hộ đồng bào dân tộc thiểu số đạt 19.2 triệu đồng). Phấn đấu trong năm 2014 tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu
người đạt 56 - 57 triệu đồng. Hiện nay, cơ sở hạ tầng đến các trung tâm xã cơ bản được xây dựng hoàn thiện đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. 100% các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số đều có đường nhựa đến trung tâm xã; tỷ lệ hộ sử dụng nguồn nước ăn, uống hợp vệ sinh đạt 94,4% (tăng 14,4 % so với năm 2009); tỷ lệ hộ có điện lưới thắp sáng đạt 96,7% (tăng 16,7% so với năm 2009); Tỷ lệ hộ gia đình có phương tiện, đồ dùng thiết yếu trong gia đình tăng lên đáng kể, cụ thể: 93,3% hộ có ti vi (tăng 8,3% so với năm 2009); 92,1% hộ có xe máy; 62% hộ có đầu Video; 44,6% hộ có tủ lạnh - tủ đá; 69,8% hộ có bếp ga; 21,1% hộ có máy giặt; 16% hộ có máy vi tính; 3,6% hộ có máy điều hòa nhiệt độ; Toàn tỉnh có 159 trạm bưu điện, 184 nhà văn hóa, 239 nhà sinh hoạt cộng đồng, 171 xã/phường/thị trấn và 21 ấp có tủ sách pháp luật; 38 xã/phường/thị trấn có thư viện; 171 xã/phường/thị trấn có hệ thống loa phát thanh đến ấp/khu phố...[76, tr.4].
Thực hiện Quyết định 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 và Quyết định 198/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo với tổng số hộ được thụ hưởng là: 4.811 hộ, kinh phí thực hiện là 79.126 triệu đồng. Tính đến năm 2010 đã giải quyết hỗ trợ: 40 hộ đất sản xuất; 2.668 hộ chuyển đổi sang chăn nuôi, đào tạo nghề; 598 hộ đất ở; 2.422 hộ về nhà ở; 2.986 hộ nước sinh hoạt phân tán và 13 công trình nước sinh hoạt tập trung. Tổ chức 400 lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật về khuyến nông cho trên 30.000 lượt người dự [71, tr.2].
Việc triển khai thực hiện Chương trình 134 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã đạt được những kết quả nhất định, mang lại hiệu quả thiết thực, đồng bào dân tộc thiểu số được ổn định nơi ở, giải quyết những khó khăn trong đời sống, góp phần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về mọi mặt, giảm nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đây là Chủ trương lớn của Đảng và Nhà
nước phù hợp với lòng dân, tạo sự đồng thuận trong dân. Nhờ sự quan tâm của Nhà nước và sự cố gắng tích cực của chính quyền các cấp trong tỉnh, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số được cải thiện rõ nét, đã góp phần đẩy nhanh quá trình giảm nghèo của tỉnh. Năm 2009, có khoảng 1.466 hộ nghèo dân tộc thiểu số thoát nghèo (do đặc thù nên trên địa bàn tỉnh Đồng Nai áp dụng chuẩn nghèo theo Nghị quyết số 128/2008/NQ-HĐND ngày 05/12/2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh theo đó, mức chuẩn nghèo khu vực nông thôn: 450.000đ/người/tháng trở xuống; khu vực thành thị: 650.000đ/người/tháng trở xuống), đồng bào DTTS phấn khởi, càng thêm tin tưởng vào đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước. Qua đó, đồng bào dân tộc thiểu số tự lực vươn lên trong lao động, sản xuất. Từng bước thu hẹp khoảng cách giữa hộ giàu và hộ nghèo, trình độ phát triển giữa dân cư vùng sâu, vùng xa với dân cư thành thị, giữa các dân tộc trên địa bàn của tỉnh. Cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc tiếp tục được đầu tư xây dựng như điện, đường, trường, trạm …, đáp ứng nhu cầu học tập và đi lại, sinh hoạt của đồng bào dân tộc. Công tác giáo dục và đào tạo vùng dân tộc được quan tâm đầu tư đúng mức. các giải pháp chính sách trong giáo dục đào tạo đã mang lai hiệu quả, công tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, định canh định cư đã đem lại việc ăn, ở, ổn định cho đồng bào dân tộc.
Thực hiện chương trình 135 giai đoạn I:
Theo Quyết định số 135 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Đồng Nai có 16 xã thuộc 7 huyện được công nhận là xã đặc biệt khó khăn. Với hiện trạng chung của 16 xã: Do đặc điểm tự nhiên, điểm xuất phát về kinh tế xã hội của từng khu vực khác nhau, sự tác động của nền kinh tế thị trường đã tạo ra sự phát triển không đồng đều ở các xã trong từng địa phương. Về sản xuất còn mang tính tự cung tự cấp, chưa chuyển đổi cây trồng vật nuôi, sản xuất kém phát triển nên thu nhập và đời sống của số đông dân cư ở mức thấp, tỷ lệ hộ
nghèo còn cao bình quân chiếm 29,5%, cá biệt có những xã như Đắc Lua huyện Tân Phú (là xã xa nhất của tỉnh Đồng Nai), xã Thanh Sơn của huyện Định Quán có 60 - 70% dân số lúc bấy giờ thuộc diện đói nghèo. Hạ tầng cơ sở yếu kém, giao thông đi lại khó khăn (còn bị chia cách bởi sông), con em đi học không có đủ trường lớp, điện nước sinh hoạt chỉ đạt 20 - 30% số hộ sử dụng, các phương tiện thông tin, văn hóa, xã hội còn thiếu thốn… Đứng trước tình hình đó, Đảng bộ Đồng Nai đã đưa chương trình 135 vào Nghị quyết hàng năm của tỉnh nhằm mục đích hỗ trợ tòan diện cho người dân trong vùng có điều kiện phát triển kinh tế, thoát khỏi cảnh đói nghèo. Nghị quyết Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ VII xác định: cần tập trung hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất nhằm tạo điều kiện cho các xã đặc biệt khó khăn sớm hoàn thành mục tiêu Chương trình 135 trong năm 2005 [68, tr.1]. Theo đó, tỉnh Đồng Nai đã xây dựng cơ sở hạ tầng như đường giao thông, trường học, trạm y tế, hệ thống thủy lợi và nước sạch cho 16 xã đặc biệt khó khăn (chủ yếu là các xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số) trị giá gần 32 tỷ đồng; hỗ trợ mua cây giống, con giống trị giá 1,024 tỷ đồng; giải quyết cho 15.445 hộ vay với 53 tỷ đồng để phát triển kinh tế gia đình. Công tác xóa đói giảm nghèo đạt được kết quả to lớn, không còn hộ đói, hộ nghèo giảm nhanh. Chỉ tiêu về xóa đói giảm nghèo năm 2000 là 29,5%, đến năm 2005 là 6,1%. Công tác giáo dục đào tạo đã hòan thành phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân được thực hiện khá tốt, các loại dịch bệnh được ngăn chặn và đẩy lùi, 100% hộ nghèo được cấp bảo hiểm y tế. Hầu hết các xã đều có Bưu điện văn hóa xã, 60% xã có nhà văn hóa, 100% xã có hệ thống truyền thanh…hệ thống chính trị cơ sở được củng cố; an ninh quốc phòng được giữ vững. Tình đòan kết giữa các dân tộc được tăng cường. Đến năm 2005, 16/16 xã đặc biệt khó khăn đã hoàn thành chương trình 135 giai đoạn I và thoát khỏi xã đặc biệt khó khăn và được đánh giá là
“Chương trình có hiệu quả nhất vì đã đi vào lòng dân và củng cố được niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước” [68, tr.12].
Thực hiện chương trình 135 giai đoạn II: tỉnh Đồng Nai có 70 ấp đặc biệt khó khăn thuộc 41 xã khu vực II và 06 xã đặc biệt khó khăn khu vực III thuộc diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II (2006 - 2010) với tổng số vốn 94.822 triệu đồng. Số hộ thụ hưởng: 5.275 hộ hỗ trợ giống cây con (giống cây chôm chôm), vật nuôi (bò, heo, gà, dê), vật tư sản xuất (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật), hỗ trợ máy móc, thiết bị và công cụ sản xuất, tập huấn bảo vệ thực vật, chăn nuôi thú y. Số công trình từng loại: 194 công trình. Số học sinh được hỗ trợ: 9.325 học sinh, tổng kinh phí: 10.573,29 triệu đồng. Số hộ được hỗ trợ kinh phí cải thiện vệ sinh mội trường: 7.717 hộ, kinh phí: 7.717 triệu đồng. Thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II đối với 06 xã đặc biệt khó khăn (nguồn vốn năm 2011). Tổng kinh phí đầu tư cho 06 xã đặc biệt khó khăn là 8.339,52 triệu đồng. Kinh phí đã phân bổ là 2.258 triệu đồng, các huyện Tân Phú, Định Quán, Vĩnh Cửu, Cẩm Mỹ có xã đặc biệt khó khăn đang triển khai thực hiện các hợp phần: Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất; Dự án đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ xã, thôn và cộng đồng. Đến năm 2012, 6 xã đặc biệt khó khăn đã hoàn thành chương trình 135 giai đoạn II và thoát khỏi xã đặc biệt khó khăn [72, tr.9].
Thực hiện Quyết định 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ. Tổng số hộ thuộc đối tượng thụ hưởng theo Quyết định số 1592/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh là 837 hộ, với tổng kinh phí cần hỗ trợ là: 6.269 triệu đồng. Trong tổng số 837 hộ, trong đó: 577 hộ đề nghị hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán, với kinh phí: 577 triệu đồng; 655 hộ cần hỗ trợ đất sản xuất có nhu cầu chuyển đổi ngành nghề, cụ thể: Có 366 hộ đề nghị hỗ trợ mua sắm công cụ, với kinh phí: 1.098 triệu đồng; Có 431 hộ đề nghị vay vốn sản xuất, với kinh phí: 4.303 triệu đồng; có 83 lao động đề nghị
hỗ trợ học nghề, với kinh phí: 249 triệu đồng; Có 14 lao động đề nghị được xuất khẩu lao động, với kinh phí: 42 triệu đồng.
Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo vùng khó khăn theo Quyết định 102/QĐ-TTg. Đồng Nai có 61 xã khu vực II, khu vực III được hưởng chính sách hỗ trợ theo Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg. Qua 03 năm (2010 - 2012) tỉnh Đồng Nai có 213.685 khẩu thuộc hộ nghèo với tổng kinh phí được hỗ trợ là 17.755.200.000 đồng. Trong đó: theo chuẩn nghèo Trung ương có 33.270 khẩu, kinh phí: 2.505.940.000 đồng; Theo chuẩn nghèo của tỉnh có 180.218 khẩu, kinh phí: 15.235.600 đồng. Trong đó, các huyện và thị xã Long Khánh đã hoàn thành việc cấp phát chế độ đến tận tay người dân. Đối với những huyện này, các hộ nghèo đa số là các hộ neo đơn, không nơi nương tựa, không có khả năng lao động, nên các huyện đều thống nhất cấp phát bằng tiền mặt cho các hộ dân.
Thực hiện Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, tổng số hộ được phê duyệt là 280 hộ, trong đó có 40 hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Đến nay đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 204 căn, trong đó có 22 hộ đồng bào dân tộc thiểu số (Mức hỗ trợ: kinh phí Trung ương hỗ trợ 06 triệu đồng/hộ, tỉnh hỗ trợ 02 triệu đồng/hộ, quỹ vì người nghèo UBMTTQVN tỉnh hỗ trợ 04 triệu đồng/hộ, Ngân hàng chính sách xã hội cho vay 08 triệu đồng/hộ).
Thực hiện chính sách vay vốn phát triển sản xuất: Từ năm 2009 - 2014, Ngân hàng Chính sách xã hội đã cho các hộ nghèo, hộ chính sách vay vốn tín dụng ưu đãi để tăng gia sản xuất, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống, góp phần giảm nghèo bền vững cho 15.849 lượt hộ vay vốn với tổng kinh phí là: 209.456 triệu đồng.
Về công tác khuyến nông, khuyến lâm: Tổ chức 219 lớp tập huấn cho đồng bào dân tộc thiểu số với số lượng 2.215 lượt người tham dự. Kinh phí
thực hiện là 394,2 triệu đồng. Hướng dẫn 110 mô hình chuyển giao khoa học kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi cho đồng bào dân tộc thiểu số. Cơ cấu cây trồng vật nuôi tiếp tục chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, ngày càng xuất hiện nhiều mô hình là đồng bào dân tộc thiểu số sản xuất, kinh doanh giỏi. Năm 2013 theo thống kê có 781 hộ sản xuất kinh doanh giỏi là đồng bào dân tộc thiểu số. Trong đó có 447 hộ có mức lợi nhuận/năm dưới 100 triệu đồng; 310 hộ có mức lợi nhuận/năm từ 100 đến 500 triệu đồng; 20 hộ có mức lợi nhuận từ 500 triệu đến dưới 1tỷ đồng; 03 hộ có mức lợi nhuận trên 1 tỷ đồng và 01 hộ có mức lợi nhuận/năm trên 1.5 tỷ đồng [3]. Từ 2012 - 2013, có 49 hộ đồng bào dân tộc thiểu số được Ủy ban nhân dân tỉnh tặng Bằng khen về sản xuất kinh doanh giỏi.
Thực hiện chính sách đối với dân tộc Hoa: Dân tộc Hoa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có trên 96.000 người, chiếm tỷ lệ 55% tổng số đồng bào dân tộc thiểu số toàn tỉnh. Đồng bào sinh sống thành cụm dân cư xem kẽ với đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh, trong đó tập trung đông ở các huyện Định Quán (26.888 người), huyện Trảng Bom (20.014 người) và huyện Cẩm Mỹ (17.296 người). Dân tộc Hoa sinh sống chủ yếu bằng nghề sản xuất nông nghiệp chiếm khoảng 78,8%; do đó vẫn còn nhiều hộ dân tộc Hoa sống ở vùng sâu, vùng xa đời sống còn gặp nhiều khó khăn. UBND tỉnh Đồng Nai ban hành các kế hoạch về công tác người Hoa: Kế hoạch số 2823/KH-UBND ngày 14/4/2008 về công tác người Hoa giai đoạn 2008 - 2010; Kế hoạch số 4938/KH-UBND ngày 21/7/2011 về thực hiện công tác người Hoa giai đoạn 2011 - 2015; các địa phương đã triển khai thực hiện và đạt được một số kết quả nhất định: Huyện Trảng Bom: Cho 149 hộ vay vốn với lãi suất ưu đãi để phát triển sản xuất theo Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Huyện Xuân Lộc: Hỗ trợ cho 162 hộ vay vốn để phát triển sản xuất, chăn nuôi, kinh doanh với tổng số tiền
1.550.000.000 đồng. Hàng năm, công tác đào tạo nghề, giới thiệu việc làm đối với đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và đồng bào Hoa luôn được quan tâm. Trong 02 năm, Trường Cao đẳng nghề số 8 của Bộ Quốc phòng xét tuyển được 32 em học viên theo học nghề ngắn hạn và dài hạn. Tại huyện Định Quán: Năm 2011 - 2012 đã đào tạo nghề dài hạn cho 27 học viên, ngắn hạn cho 249 học viên. Tại huyện Xuân Lộc: Năm 2011 - 2012 đã mở 15 lớp tập huấn, đào tạo nghề ngắn hạn với các lớp: kỹ thuật trồng, chăm sóc và khai thác cây cao su, cây tiêu, đan lát, nghề thú y, … và giới thiệu hơn 362 lao động vào làm việc tại các cụm, khu công nghiệp và cơ sở hạt điều tại địa phương.
Thực hiện chính sách đối với đồng bào Chăm đạt được một số kết quả nhất định: Bê tông hóa các tuyến đường giao thông nội đồng chính, hỗ trợ xây dựng nhà tình thương cho 06 hộ người Chăm nghèo tại ấp 4, xã Xuân Hưng, huyện Xuân Lộc, trung bình mỗi căn trị giá 30 triệu đồng; hỗ trợ 820kg giống lúa và 2 tấn phân bón cho 20 hộ người Chăm ở xã Xuân Hưng, huyện Xuân Lộc; hỗ trợ tiền điện cho 102 hộ với số tiền trên 18 triệu đồng.
Chính sách đối với người Khmer trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011 - 2015 theo Kế hoạch số 7780/KH-UBND ngày 09/10/2012 của UBND tỉnh Đồng Nai. Đến nay, các Sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa đang xây dựng kế hoạch cụ thể của ngành, địa phương để tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch của UBND tỉnh.
Đối với việc xây dựng các dự án định canh định cư (làng dân tộc phát triển bền vững). Đồng Nai đã xây dựng 5 dự án định canh, định cư (làng dân tộc phát triển bền vững) cho 600 hộ đồng bào dân tộc, bằng nguồn ngân sách địa phương với tổng kinh phí 11 tỷ đồng. Cụ thể tại các huyện: Tân Phú (ấp 4, xã Tà Lài), Long Thành (Làng dân tộc Chơ ro xã Phước Bình và làng dân tộc