Những hạn chế và vấn đề đặt ra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh đồng nai hiện nay (Trang 66 - 73)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Kết quả thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh

2.2.2. Những hạn chế và vấn đề đặt ra

Mặc dù đã có những chuyển biến tích cực về mọi mặt, nhưng nhìn chung đời sống kinh tế của đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp so với mặt bằng chung trên toàn tỉnh. Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật của một số hộ chưa cao, một số trường hợp hộ thiếu đất và không có đất sản xuất. Một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số còn trông chờ, ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước, chưa nỗ lực vươn lên, chưa

tích cực tham gia góp vốn, góp công sức bằng chính nội lực của mình. Trình độ văn hóa và nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế nên công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước cho đồng bào còn gặp nhiều khó khăn, hiệu quả chưa cao. Thực hiện các chương trình, chính sách trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ nguồn ngân sách của tỉnh (như Quyết định số 134/QĐ-TTg và Chương trình 135 giai đoạn II, ...), việc phân bổ nguồn kinh phí phải tính toán ưu tiên việc đầu tư và thông qua Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định. Do đó dẫn đến việc phân bổ nguồn vốn thực hiện và giải ngân nguồn vốn thuộc các hợp phần của Chương trình chậm, kéo dài. Nhiều huyện thuộc vùng sâu, vùng xa, dân cư sống không tập trung, đời sống kinh tế của nhiều hộ gia đình vẫn còn khó khăn (ấp 3, ấp 7, xã Thanh Sơn, huyện Định Quán). Các chương trình dự án đầu tư cho những xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số triển khai chậm, phát triển kinh tế ở những xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số còn chậm, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao so với mặt bằng chung của tỉnh. Quản lý nhà nước về công tác dân tộc có lúc, có nơi còn hạn chế, chưa kịp thời. Cán bộ phụ trách công tác dân tộc ở cơ sở chưa am hiểu phong tục tập quán, văn hóa đặc trưng của từng dân tộc, do đó còn gặp nhiều khó khăn trong việc vận động và phát huy truyền thống của từng dân tộc trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương. Đội ngũ làm công tác dân tộc ở cấp cơ sở chủ yếu là kiêm nhiệm, chủ yếu là người Kinh; cán bộ làm công tác dân tộc chưa thật sự sâu sát nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng của đồng bào, đây là hạn chế lớn đối với công tác dân tộc. Đời sống văn hóa tinh thần vẫn còn thiếu thốn, phong tục truyền thống, bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một và mất dần. Việc truyền đạo trái phép vẫn còn diễn ra ở một số địa phương vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đã có nhiều sự đầu tư của Nhà nước với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, những

định kiến với các tộc người thiểu số đã cản trở quá trình phát triển kinh tế - xã hội, giao lưu, chia sẻ và bảo tồn các giá trị văn hóa tộc người. Đặc biệt là trên lĩnh vực văn hóa xã hội, khi sự phát triển được gắn với sự tiến bộ của khoa học - kỹ thuật, vô hình chung những bản sắc văn hóa tộc người được xem là sự khác biệt lỗi thời, lạc hậu làm giảm sự tự tin, tự tôn về bản sắc văn hóa và khả năng của tộc người. Người dân tộc thiểu số đã tự bỏ dần các thực hành và giá trị văn hóa - xã hội cũng như khả năng và bản sắc tộc người để cho khỏi “khác biệt với người đa số” để “tiến kịp với người đa số văn minh hơn” (văn hóa ăn, ở, mặc…) Điều này hình thành nên sự phân chia cao thấp đã tác động sâu sắc đến nhận thức chung của xã hội khi nó trở thành cơ sở trong việc xây dựng chính sách và được khuếch tán qua truyền thông. Minh họa cho cái nhìn định kiến với tộc người thiếu số là việc áp dụng trong việc xây dựng chính sách dân tộc. Thí dụ điển hình là Quyết định 05 của UBND tỉnh Đồng Nai về

hỗ trợ chi phí học tập cho sinh viên là người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đang học hệ đại học, cao đẳng chính quy từ năm học 2012 - 2013 đến năm học 2015 - 2016. Ngoài hiệu quả to lớn của chính sách mang lại là hỗ trợ một phần chi phí học tập cho con em đồng bào dân tộc thiểu số (không thuộc diện hộ nghèo), tạo điều kiện cho các hộ cận nghèo vươn lên, phát triển bền vững. Tuy nhiên chính sách lại ưu tiên áp dụng cho tất cả sinh viên người dân tộc thiểu số không phân biệt giàu nghèo, dẫn đến việc là ngay cả con em người dân tộc thiểu số được sinh ra, lớn lên trong gia đình giàu có, khá giả vẫn nhận được ưu đãi hơn so với đối tượng là người Kinh sinh sống ở nông thôn - theo khảo sát của tác giả tại phường Tân Phong, thành phố Biên Hòa đối với một sinh viên được thụ hưởng chính sách và người dân. Việc áp dụng chính sách này có thể tạo ra tâm lý so bì, không hài lòng, thậm chí là tạo ra khoảng cách giữa sinh viên người Kinh và các tộc người thiểu số.

Từ những hạn chế nêu trên, vấn đề đặt ra cho việc thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Đồng Nai hiện nay có nhiều vấn đề đặt ra cần quan tâm nhằm hoạch định và thực thi chính sách dân tộc trong thời gian tới:

Học vấn được xem là nhân tố quan trọng, quyết định mức sống, việc tham gia thị trường lao động và thu nhập. Tiếp cận dịch vụ giáo dục đóng vai trò quan trọng trong giảm nghèo cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, trình độ và học vấn của người dân cũng không ngừng tăng lên trong đó nhóm dân tộc thiểu số cũng có mức tăng trưởng đáng kể. Tuy nhiên qua số liệu điều tra hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có thể thấy: tỷ lệ đi học của đồng bào dân tộc thiểu số thấp hơn 4,6 % so với dân tộc Kinh, thường tập trung sống ở vùng sâu, vùng xa. Tỷ lệ đi học và đi học đúng tuổi của hộ dân tộc thiểu số đều thấp hơn so với dân tộc Kinh; bậc Trung học phổ thông thấp hơn 28,5 %, bậc Trung học cơ sở thấp hơn 19,3%, bậc Tiểu học là 18,4% [11, tr.11]. Điều này cho thấy, học sinh dân tộc thiểu số thường nghỉ học sớm, tình trạng càng lên các cấp học cao hơn học sinh dân tộc thiểu số bỏ học càng nhiều. Đa phần nguyên nhân là do kinh tế còn khó khăn, nghỉ học sớm để đi làm phụ giúp gia đình. Về trình độ học vấn đã đạt được của đồng bào dân tộc thiểu số: số người có trình độ học vấn từ Trung học cơ sở trở lên chiếm 37,5% (trong khi toàn tỉnh là 52,2%) thấp hơn so với mặt bằng chung của tỉnh là 14,7% [11, tr.12]. Điều này cho thấy, trình độ học vấn của người dân tộc thiểu số vẫn còn thấp mặc dù được sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước nhưng kết quả vẫn còn khiêm tốn. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên có 115 nghìn người (95,3%) không có trình độ chuyên môn kỹ thuật, số người có trình độ đào tạo từ sơ cấp trở lên chiếm tỷ lệ rất thấp 4,7%. Có thể thấy, lực lượng lao động hiện nay trong đồng bào dân tộc khá dồi dào, tuy nhiên lại không có tay nghề nên khó có một công việc ổn định và cho thu nhập cao. Công việc chủ yếu của các hộ đồng bào dân tộc thiểu số là nông nghiệp (45,8%), làm thuê,

làm mướn (20,8%); một sô snghề co sít người tham gia: thủ công truyền thống (0.2%), công chức, viên chức (1.9%), buôn bán (6.2%)...Điều này cho thấy, tỷ lệ lao động đang làm việc đã đã qua đào tạo của đồng bào dân tộc thiểu số còn thấp. Về nhà ở vẫn còn gần 1.000 hộ cần hỗ trợ về nhà ở. Trong đó: 4% phải mượn người khác hoặc ở nhờ, 0,9% mướn nhà để ở và 0,4% nhà tình nghĩa; Thiếu đất sản xuất và không có đất sản xuất chiếm 35% (13,9 ngàn hộ) có 7% (2,7 ngàn hộ không có nhà vệ sinh; 8,7% (3,4 ngàn hộ) không có nhà tắm; Về thiếu vốn sản xuất có 67% (26,5 ngàn hộ), có 17,3% thiếu dịch vụ hỗ trợ sản xuất 17% thiếu hiểu biết về khoa học - kỹ thuật; 12,6% thiếu thông tin thị trường; có 884 hộ 2,23% cần hỗ trợ về nhà ở.

Về thu nhập bình quân 1 người/tháng chia theo 10 nhóm thu nhập có thể thấy có sự chênh lệch đáng kể về mức thu nhập giữa các dân tộc thiểu số với nhau. Cụ thể như: các dân tộc có mức thu nhập bình quân cao hơn như: Hoa (1.819 nghìn đồng), Tày (1.486 nghìn đồng), Nùng (1.472 nghìn đồng), Thái (1.378 nghìn đồng), Khmer (1.377 nghìn đồng), ...thì các dân tộc thiểu số tại chỗ lại có thu nhập bình quân thấp, trên dưới 1 triệu đồng/tháng như: Chơ ro (1.135 nghìn đồng), Mạ (901 nghìn đồng), Xtiêng (998 nghìn đồng), Cơ ho (990 nghìn).

Vẫn còn một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số chưa tích cực, chủ động sản xuất, trông chờ, ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước hoặc tự bằng lòng với cuộc sống hiện tại, chưa nỗ lực vươn lên; Đội ngũ làm công tác dân tộc còn thiếu và thường xuyên thay đổi vị trí công tác. Có 9 Phòng Dân tộc cấp huyện được thành lập năm 2012 cán bộ còn mới, còn thiếu và chưa có nhiều kinh nghiệm để triển khai thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn huyện/thị, một số Phòng Dân tộc chưa có biên chế là người dân tộc thiểu số (Phòng Dân tộc các huyện Định Quán, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Long Thành, Vĩnh Cửu, Thống Nhất - thống kê của tác giả). Mặt khác, tại cấp xã, cán bộ theo dõi công tác dân tộc cũng đa số là người Kinh thực hiện theo chế độ kiêm nhiệm và thường xuyên thay đổi. Vì vậy

còn khó khăn trong việc nắm bắt tâm tư đồng bào, khó khăn trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào.

Công tác vận động quần chúng vùng đồng bào dân tộc còn lúng túng, chưa nắm hết phong tục tập quán, đặc thù sinh sống của từng dân tộc, do vậy chưa đảm bảo yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới; công tác chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi còn chậm; tình trạng định cư, du canh trong đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn diễn ra; giá cả thị trường luôn luôn biến động; tình hình dịch bệnh đang de dọa đến sức khỏe người dân; bản sắc văn hóa dân tộc có nguy cơ mai một, tệ nạn mê tín dị đoan vẫn còn; việc khiếu kiện, khiếu nại trong đồng bào vẫn diễn ra, chủ yếu liên quan đến đất đai… Công tác kế hoạch hóa gia đình và chăm sóc sức khỏe chưa được đồng bào quan tâm đúng mức, tỷ lệ dân số tự nhiên cũng như tỷ lệ sinh con thứ ba còn cao ở các địa phương như huyện: Tân Phú, Vĩnh Cửu, Trảng Bom, Xuân Lộc.

Công tác xây dựng và khôi phục văn hóa các dân tộc thiểu số; phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống chưa được các địa phương quan tâm và phát huy hiệu quả đúng mức. Quy mô nhỏ lẻ, manh mún và phát triển không tập trung, một số địa phương làng nghề truyền thống bị mai một, sản phẩm làm ra thị trường tiêu thụ còn hạn chế, không tìm kiếm được đầu ra, thu nhập ở ngành nghề này còn thấp, chưa khuyến khích được người lao động tham gia (Chỉ có 0,2% số hộ có thu nhập từ ngành nghề thủ công truyền thống).

Công tác vận động đồng bào phát triển các mô hình sản xuất, nâng cao đời sống chưa phát huy được hiệu quả, chưa nhân rộng các mô hình sản xuất kinh doanh giỏi tại các địa phương. Hạ tầng cơ sở chậm phát triển và chưa đồng đều, nhất là giao thông, thủy lợi, điện, thông tin và các hạ tầng cấp thiết khác; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động còn chậm, quy mô sản xuất nhỏ, manh mún, sức cạnh tranh thấp, việc được mùa mất giá ảnh hưởng lớn đến đời sống đồng bào dân tộc thiểu số.

Tiểu kết Chương 2

Nhờ các chính sách hỗ trợ, đầu tư của Trung ương và địa phương cùng sự nỗ lực phấn đấu của bà con các dân tộc nên vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có nhiều đổi thay rõ nét. Một số vùng đã có những bước phát triển theo hướng hàng hóa, hình thành những vùng chuyên canh, trang trại. Những nơi khó khăn đang được quy hoạch, sắp xếp lại, hỗ trợ sản xuất, giúp đồng bào định canh, định cư ổn định cuộc sống. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thay đổi rõ rệt. Giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc được bảo tồn và phát huy; Hệ thống trường, lớp học và trạm y tế ngày càng được hoàn thiện. Mặc dù kết quả đạt được là rất lớn, song vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế cần tiếp tục được khắc phục như: Các chính sách vẫn theo tư duy nhiệm kỳ, thiếu gắn kết giữa các giải pháp ngắn hạn với trung hạn và dài hạn; nhiều chính sách đã kết thúc nhưng mục tiêu chưa đạt do việc cấp vốn không kịp thời [65, tr.8]; nguồn vốn đầu tư mỗi hạng mục còn thấp nên các công trình nhanh xuống cấp; công tác chỉ đạo, thực hiện ở một số địa phương còn lúng túng;… Để nâng cao hơn nữa hiệu quả thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cần có những định hướng lớn như: Tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội cho vùng dân tộc và miền núi, nhất là các công trình trọng điểm để phục vụ đời sống và sản xuất. Giải quyết tốt vấn đề đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho người dân vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở, đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc cấp tỉnh đến cơ sở. Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân, chất lượng nguồn nhân lực để đảm bảo sự phát triển bền vững của vùng dân tộc và miền núi. Cần đảm bảo nguồn lực đầu tư cho các chính sách đã được ban hành, tránh đầu tư dàn trải, lãng phí; điều chỉnh lại cơ chế quản lý thực hiện chính sách dân tộc theo hướng xây dựng chương trình, chính sách tổng hợp, dài hạn.

Chương 3

NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI HIỆN NAY

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh đồng nai hiện nay (Trang 66 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)