Mô hình thích nghi on-line

Một phần của tài liệu Cac He Thong TGThuc ppsx (Trang 97 - 99)

Trong mô hình thích nghi online, có hai cách tiếp cận đã được đề xuất: mô hình tác vụ mềm dẻo (elastic task model) (tác giả Buttazzo 1998) và mô hình lập lịch tác vụ thích nghi (tác giả Wang và Lin , 1994). Trong mô hình tác vụ mềm dẻo, các khoảng thời gian của tác vụ được xem như những lò xo với tham số đàn hồi cho trước: độ dài nhỏ nhất, độ dài lớn nhất và hệ số mềm dẻo. Với khung làm việc này, các tác vụ có chu kỳ có thể chủ động thay đổi tỷ lệ thực thi của chúng nhằm cung cấp chất lượng dịch vụ khác và các tác vụ khác có thể tự động thích nghi thời gian của chúng để giữ hệ thống không bị quá tải. Mô hình này cũng có thể kiểm soát quá tải. Rất hữu ích để kiểm soát các ứng dụng như multimedia mà trong các ứng dụng này tỷ lệ thực thi của một số hoạt động tính toán phải được điều chỉnh động dưới một hàm về trạng thái hiện thời của hệ thống, chẳng hạn như lấy mẫu quá nhiều… Xét ví dụ một tập gồm ba tác vụ có 4 tham số (ri, Ci, Di, Ti): τ1 (0, 10, 20, 20), τ2 (0, 10, 40, 40) và τ3 (0, 15, 70, 70). Với những khoảng thời gian này tập tác vụ là lập lịch được với thuật toán EDF vì:

Nếu như tác vụ τ3 giảm tỷ lệ thực thi xuống 50, sẽ không tồn tại lịch biểu khả thi vì tải xử lý sẽ lớn hơn 1:

U = 10/20 + 10/40 + 15/50 = 1.05 > 1

Hình 4.2 So sánh giữa mô hình tác vụ cổ điển (a) và mô hình tác vụ thích nghi (b).

Tuy nhiên hệ thống có thể chấp nhận tỷ lệ cao hơn của tác vụ τ3 nhờ giảm thời gian thực thi của hai tác vụ còn lại một chút. Ví dụ, nếu chúng ta cho khoảng thời gian của tác vụ τ1 xuống 22 và τ2 là 45 thì chúng ta thu được tải xử lý nhỏ hơn 1:

U = 10/22 + 10/45 + 15/70 = 0.977 < 1

Mô hình lập lịch thích nghi cho phép thiết lập thời hạn của một tác vụ thích nghi về một khoảng thời gian sau khi hoan thành thực thi thể hiện trước của tác vụ và thời điểm giải phóng có thể thiết lập là thời điểm bất kỳ trước thời hạn. Miền thời giain phải được chia thành các khung có độ dài bằng nhau. Mục tiêu chính của mô hình này là duy trì những khoảng cách thời gian tức thi giữa các thể hiện tác vụ liền kề. jitter thực thi được giảm đáng kể trong mô hình này, nó có thể thay đổi từ không cho tới gấp hai lần khoảng thời gian của lập lịch các tác vụ cổ điển. Hình 4.2 minh họa một sự so sánh giữa mô hình tác vụ cổ điển và mộ mô hình tác vụ thích nghi. Sự khác nhau cơ bản giữa hai mô hình là việc lựa chọn thời điểm giải phóng, thời điểm này có thể được thiết lập tại thời điểm bất kỳ trước thời hạn phụ thuộc và

Một phần của tài liệu Cac He Thong TGThuc ppsx (Trang 97 - 99)