Kiểu ràng buộc thứ nhất là ràng buộc trước sau (hay ràng buộc thứ tự) của các tác vụ thời gian thực. Chúng ta định nghĩa ràng buộc trước sau giữa hai tác vụ
τi và τj, ký hiệu τi →τj nếu việc thực thi tác vụ τi thực hiện trước tác vụ τj. Nói cách khác τj phải đợi tác vụ τi hoàn thành trước khi nó được bắt đầu thực thi.
Vì ràng buộc thứ tự được giả sử là thực thi theo phong cách tiền định/ tất định, những quan hệ này có thể được mô tả nhờ một đồ thị trong đó các nút biểu diễn các tác vụ và các mũi tên biểu diễn ràng buộc thứ tự giữa hai nút như trong hình 3.1. Đồ thị không có chu kỳ này biểu diễn thứ tự bộ phần của tập tác vụ. Nếu tác vụ τi được nối với tác vụ τj bởi một đường đi trong đồ thị thứ tự thì τi →τj. Một vấn đề khó khăn chung trong việc biểu diễn mối quan hệ phức tạp của các tác vụ là n thể hiện tiên liếp của một tác vụ có thể thực thi trước một thể hiện của một tác vụ khác, hay một thể hiện của một tác vụ thực thi trước m thể hiện của một tác vụ khác. Hình 3.2 đưa ra một ví dụ trong đó tỷ lệ truyền thông giữa các tác vụ không bằng nhau.
Hình 3.1: Ví dụ về một tập hai đồ thị thứ tự liên quan tới 1 tập 9 tác vụ
Hình 3.2: Ví dụ về quan hệ thứ tự của hai tác vụ có các khoảng thời gian khác nhau
Để mô tả mối ràng buộc thứ tự dễ dàng hơn, chúng ta chỉ xét trường hợp ràng buộc thứ tự đơn giản, nghĩa là nếu tác vụ τi phải truyền thông kết quả của quá trình xử lý của nó cho tác vụ khác τj thì những tác vụ này phải được lập lịch sau cho sự thực thi của thể hiện thứ k của tác vụ τi thực thi trước thể hiện thứ k của tác vụ τj. Vì thế những tác vụ này có tỷ lệ như nhau (nghĩa là Ti = Tj). Vì vậy tất cả các tác vụ thuộc về một thành phần kết nối của đồ thị thứ tự phải có cùng khoảng thời gian. Trong đồ thị ở hình 3.1, các tác vụ τ1 và τ5 có cùng khoảng thời gian và τ6 và
τ9 cũng có cùng khoảng thời gian. Nếu các khoảng thời gian của các tác vụ khác nhau, những tác vụ này sẽ chạy ở tỷ lệ sớm nhất hay muộn nhất. Vì vậy, tác vụ với khoảng thời gian ngắn nhất sẽ lỡ thời hạn. Chúng ta không xét các bộ đệm thông điệp không đồng bộ có chu kỳ.
Một câu trả lời cho câu hỏi đầu tiên bởi Blazewicz (1997): nếu chúng ta phải thực hiện τ →τ thì các tham số tác vụ phải tuân thủ luật sau:
Trong phần còn lại của chương này, chúng ta quan tâm tới ngữ cảnh đánh giá hợp lệ. Vấn đề này có thể được nghiên cứu từ hai quan điểm: thực thi và đánh giá hợp lệ. Đầu tiên, trong trường hợp các thuật toán lập lịch preemtive dựa vào độ ưu tiên, câu hỏi là: Thay đổi thông số tác vụ nào để dẫn tới một sự thực thi không phá vỡ các ràng buộc thứ tự. Thứ hai: Có thể đánh giá sự hợp lệ một priori khả năng lập lịch của một tập tác vụ phụ thuộc không?