Các mô hình cụ thể cho các ứng dụng với tác vụ thực thi biến đổi

Một phần của tài liệu Cac He Thong TGThuc ppsx (Trang 96 - 97)

Với các mô hình cụ thể cho các tác vụ có thời gian thực thi biến đổi, có hai cách tiếp cận đã được đề xuất: lập lịch đơn nguyên tỷ lệ thống kê (Atlas và Bestavor, 1998) và mô hình đa k hung cho các tác vụ thời gian thực (Mok và Chen, 1997).

Mô hình đầu tiên, gọi là lập lịch đơn nguyên tỷ lệ thống kê, là một sự tổng quát hóa của đơn nguyên tỷ lệ cổ điển (xem lại chương 2). Cách tiếp cận này kiểm soát các tác vụ có chu kỳ có các thời gian thực thi biến đổi nhiều. Với mỗi tác vụ, một chất lượng dịch vụ được định nghĩa là xác suất sao cho với lịch sử thực thi đủ dài, một thể hiện được lựa chọn ngẫu nhiên của tác vụ này sẽ thỏa mãn thời hạn. Lập lịch đơn nguyên tỷ lệ thống kê gồm có hai phần: Một phần đảm nhận công việc và một bộ lập lịch. Bộ kiểm soát đảm nhận công việc quản lý chất lược dịch vụ cung cấp cho các tác vụ khác nhau thông qua việc chấp nhận/từ chối và đưa ra các quyết định gán độ ưu tiên. Cụ thể, nó không lãng phí tài nguyên nào với các thể hiện của tác vụ mà nó biết sẽ lỡ thời hạn do tình trạng quá tải khi có sự biến động lớn về thời gian thực thi. Bọ lập lịch là một bộ lập lịch đơn giản, preemtive và độ ưu tiên cố định. Mô hình đơn nguyên tỷ lệ thống kê này khá phù hợp với các ứng dụng multimedia.

Mô hình thứ hai gọi là mô hình đa khung (multiframe), nó hco phép thời gian thực thi của một tác vụ biến đổi tùy theo thể hiện. Trong mô hình này, thời gian thực thi các các thể hiện liên tiếp của một tác vụ được xác định nhờ một mảng hữu hạn các số nguyên chứ không phải là một số nguyên cho trường hộp thời gian thực thi xấu nhất như chúng ta thường giả sử ở các mô hình cổ điển. Từng bước, cận hệ số sử dụng cao nhất được đưa ra trong một chính sách lập lịch độ ưu tiên cố định preemtive cùng với mảng thời gian thực thi của các thể hiện tác vụ. Mô hình này cải thiện đáng kể sự tận dụng tải bộ xử lý. Ví dụ, xết một tập hai tác vụ với các tham số sau (ri, Ci, Di, Ti): một tác vụ cổ điện τ1 (0, 1, 5, 5) và một tác vụ đa khung

τ2 (0, (3, 1), 3, 3). Hai thời gian thực thi của tác vụ thứ hai có nghĩa rằng khoảng thời gian của tác vụ này có thể là 3 hay 1. Hai khoảng thời gian của tác vụ τ2 có thể dẫn chương trình đi theo hai hướng khác nhau, xuất hiện đan xem nhau. Hình 4.1 minh họa chuỗi thực thi thu được với mô hình đa khung và một thuật toán gán độ ưu tiên RM.

Một phần của tài liệu Cac He Thong TGThuc ppsx (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(161 trang)
w