1. Mục đích thực nghiệm
Tiến hành thực nghiệm với mục đích kiểm định giả thuyết khoa học, kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp đã được đề xuất ở Phần II qua thực tiễn dạy học phần vectơ - Chương trình Hình học lớp 10
2. Nhiệm vụ thực nghiệm
- Biên soạn tài liệu thực nghiệm, hướng dẫn GV cách chuẩn bị và thực hiện các tiết dạy học tạo ra sự hứng thú cho HS. Tiến hành dạy thực nghiệm các biện pháp sư phạm đã đề xuất ở Phần II.
- Quan sát, thu thập thông tin liên quan đến tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất về quá trình và kết quả thực nghiệm.
- Phân tích, xử lý số liệu thực nghiệm bằng phương pháp thống kê các kết quả đánh giá sự hứng thú của HS.
- Kết quả thực nghiệm đươc đánh giá theo hai phương diện: Tính hiệu quả và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất.
3. Đối tượng thực nghiệm
Qua điều tra sơ bộ chất lượng đầu vào môn Toán của lớp 10A2 và lớp 10A3 (trường THPT Quỳnh Lưu 2) cho thấy hai lớp này có kết quả học tập môn Toán trước đó là tương
44
đương. Trên cơ sở đó, chúng tôi đề xuất lấy lớp thực nghiệm là 10A2 và lớp đối chứng là 10A3. Ban Giám Hiệu, Tổ trưởng tổ Toán- Tin đã đồng ý với đề xuất này và tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi khảo sát và tiến hành thực nghiệm sư phạm (TNSP).
* Kết quả khảo sát trước khi TNSP:
Điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tổng
Lớp TN 0 3 4 5 8 8 5 5 2 1 41
Lớp ĐC 0 2 4 6 9 8 5 5 2 1 42
Bảng 4: Thống kê kết quả học tập của HS nhóm TN và ĐC trước khi TNSP
Biểu đồ 1: Biểu đồ về chất lượng học tập của nhóm TN và ĐC trước khi TNSP
Căn cứ vào biểu đồ thể hiện số lượng điểm số của lớp TN và lớp ĐC trước khi TNSP là tương đối đồng đều, chúng tôi chọn hai lớp này để tiến hành TNSP.
4. Quy trình thực nghiệm
Gồm 3 bước sau:
* Bước 1: Chuẩn bị
- Kế hoạch chi tiết được xây dựng cho đợt thực nghiệm bao gồm: Mục đích, đối tượng, nội dung, cách thức, quy trình tiến hành thực nghiệm....
- Lựa chọn và thiết kế bài dạy thực nghiệm theo các biện pháp sư phạm được đề xuất ở Phần II.
- Tìm hiểu đối tượng thực nghiệm. Lớp thực nghiệm và đối chứng được chọn có trình độ tương đương.
- Khảo sát sơ bộ về sự hứng thú của HS hai lớp đã chọn khi học phần vectơ - Chương trình Hình học lớp 10.
- Lớp đối chứng dạy theo cách thông thường. * Bước 2: Tổ chức dạy học. 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Lớp TN Lớp ĐC
45
- GV dạy tiết thực nghiệm theo thiết kế của đề tài.
- HS hai lớp được tổ chức làm các bài kiểm tra sau thực nghiệm.
- Trao đổi vớí GV và HS vào cuối tiết học để kiểm chứng, rút kinh nghiệm về việc vận dụng các biện pháp tạo ra sự hứng thú cho HS mà đề tài đã đưa ra.
- Sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với giáo án đã đưa ra.
* Bước 3: Đánh giá kết quả.
- Tổ chức thảo luận với GV trong tổ bộ môn về vấn đề thực nghiệm quan tâm. - Phân tích, xử lí thông tin thu được qua quan sát, trao đổi; qua bài kiểm tra. - Đánh giá tính hiệu quả của các biện pháp tạo ra sự hứng thú cho HS .
5. Nội dung thực nghiệm sư phạm
* Nội dung dạy học:
Với mục đích thăm dò tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất ở Phần II, chúng tôi tiến hành dạy thực nghiệm bài “Tổng và hiệu của hai vectơ” (Chương trình Hình học lớp 10). Chúng tôi xây dựng mục tiêu giờ học cho cả lớp và cho từng cá nhân HS.
- Việc tạo ra sự hứng thú cho HS đươc thông qua các nội dung và nhiệm vụ học tập trong giờ thực nghiệm.
- Bài kiểm tra thực nghiệm chúng tôi cho HS làm vào cuối tiết học.
* Nội dung bài kiểm tra thực nghiệm:
• Hình thức kiểm tra: Tự luận kết hợp trắc nghiệm.
Thời gian thực nghiệm được tiến hành vào khoảng từ giữa tháng 9 đến giữa tháng 10 năm 2021.
Thực nghiệm theo chủ đề: Vectơ
Đề bài: (Thời gian:15 phút, kiểm tra sau khi dạy bài: "Tổng và hiệu của hai vectơ").
Câu 1: Cho bốn điểm A, B, C, D. Chứng minh:
Câu 2: Cho tam giác ABC có I là trung điểm AC, J là trung điểm BC và AB = a. Tính độ dài vec tơ CI −JB.
6. Kết quả thực nghiệm
Sau thực nghiệm, chúng tôi thu được kết quả và tiến hành phân tích như sau:
6.1. Định tính
+ Đối với lớp dạy thực nghiệm:
Hoạt động học tập của học sinh nhìn chung diễn ra khá sôi nổi, không gây cảm giác khó chịu. Việc sử dụng các biện pháp đã kích thích được sự hứng thú của học sinh trong
46
hoạt động giải toán. Các em cảm thấy tự tin hơn và mong muốn tìm tòi khám phá. Học sinh bắt đầu ý thức được mỗi bài toán trong sách giáo khoa còn ẩn sau nó nhiều vấn đề có thể khai thác. Một số học sinh khá giỏi đã có khả năng tự học, tự nghiên cứu các vấn đề do giáo viên đề ra và nghiên cứu thêm các sách tham khảo để hệ thống hóa, đào sâu kiến thức. Tuy nhiên, một số dạng toán không gây được sự hứng thú cho học sinh trung bình và yếu do vượt quá khả năng của các em.
+ Đối với lớp đối chứng:
Hoạt động học tập ở lớp đối chứng chủ yếu là học sinh giải bài tập trong sách giáo khoa, giáo viên sửa chữa sai sót nếu có, nếu còn thời gian thì làm một số bài tập ngoài sách giáo khoa do giáo viên ra cho học sinh. Yêu cầu củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng đươc đảm bảo. Tuy nhiên, một số học sinh thiếu tập trung do các bài tập này các em đã làm ở nhà và cảm thấy không có gì để khai thác thêm. Các học sinh yếu kém hầu như chỉ học đối phó.
6.2. Định lượng
Việc phân tích định lượng dựa trên bài kiểm tra, được HS thực hiện khi kết thúc thực nghiệm. Chúng tôi tiến hành chấm điểm. Kết quả được xử lí bằng phương pháp thống kê nhằm đánh giá hiệu quả các biện pháp tạo sự hứng thú cho học sinh khi học phần vectơ- Chương trình Hình học lớp 10.
* Kết quả bài kiểm tra:
Điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tổng
Tần số (mi) Lớp TN 0 0 0 2 4 5 8 9 9 4 41 Tần số (ni) Lớp ĐC 0 1 1 4 9 8 6 5 7 1 42
Bảng 5: Bảng thống kê kết quả bài kiểm tra của lớp TN và ĐC sau khi TNSP
Từ bảng thống kê trên, chúng tôi đã tính đươc:
Các giá trị cần tính Tổng số HS Trung bình mẫu Phương sai mẫu
Lớp TN m = 41 XTN 7, 49 2 2, 69 TN S Lớp ĐC n = 42 XDC 6, 29 2 4, 73 DC S Giá trị so sánh : 2 2 2, 73 1 1 TN DC TN DC X X U S S m n − = + − − Với mức =5% ta có U =1, 65. Do UU nên ta bác bỏ H0 chấp nhận H1, tức là với mức ý nghĩa =5% ta có thể kết luận phương pháp mới tốt hơn phương pháp cũ. Do đó,
47
Biểu đồ 2: Biểu đồ về kết quả bài kiểm tra số 1 của lớp TN và ĐC sau khi TNSP
Quan sát biểu đồ biểu diễn điểm số giữa lớp TN và lớp ĐC cho thấy sau khi TNSP đã đem lại kết quả rất tốt cho lớp TN. Cụ thể: Điểm từ 7 trở lên lớp TN cao hơn lớp ĐC; điểm từ 5 trở xuống lớp TN thấp hơn hẳn so với lớp ĐC.
Kết quả của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng, đặc biệt là loại khá và giỏi. Như vậy, việc xây dựng các biện pháp sư phạm đã tạo ra cho các em sự hứng thú đối với nội dung giải toán vectơ, từ đó nâng cao khả năng tìm tòi và giải quyết vấn đề một cách độc lập, sáng tạo, nâng cao hiệu quả học tập, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn toán ở trường phổ thông.
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Lớp TN Lớp ĐC
48
Phần III. KẾT LUẬN I. Ý nghĩa của Đề tài
1. Ý nghĩa lý luận
- Làm rõ được cơ sở lý luận và thực tiễn của một số biện pháp nhằm tạo ra sự hứng thú cho học sinh qua việc dạy học toán vectơ.
- Xây dựng được một số định hướng đối với việc xây dựng các biện pháp tạo ra sự hứng thú cho học sinh qua việc dạy học toán vectơ.
- Xây dựng được một số biện pháp tạo ra sự hứng thú cho học sinh qua việc dạy học toán vectơ.
- Đề tài đã chỉ rõ các biện pháp cụ thể và thiết kế các hoạt động để thông qua đó tạo ra sự hứng thú cho học sinh qua việc dạy học toán vectơ.
- Đã tổ chức thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng tính khả thi và hiệu quả của những biện pháp sư phạm đã được đề xuất.
2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên toán nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn toán ở trường THPT.