Nghệ thuật miêu nội tâm nhân vật: qua đoạn trích Kiề uở lầu Ngưng Bích

Một phần của tài liệu Giáo án dạy thêm NGữ văn 9 chất lượng, soạn dạy theo chủ đề (Trang 32 - 34)

- Nghệ thuật

2, Nghệ thuật miêu nội tâm nhân vật: qua đoạn trích Kiề uở lầu Ngưng Bích

* Thủ pháp tả cảnh ngụ tình

- Cảnh vật được nhìn qua con mắt của kẻ đang đau buồn như Thúy Kiều tràn ngập 1 màu ảm đạm, u ám, cô liêu: 8 câu thơ cuối bài, cảnh vật được nhìn bằng sự cô đơn, sợ hãi của Kiều, tác giả miêu tả tâm trạng Kiều thông qua những hình ảnh thiên nhiên như thuyền, cánh hoa trôi trên dòng nước, gió thét, sóng gào.

- Tác giả tả tâm trạng nhớ thương của Kiều với Kim Trọng, với cha mẹ thông qua 8 câu độc thoại nội tâm của Kiều, từ nhớ thương người yêu đến thương xót cho phẩm hạnh, cho mối tình của hai người; từ lo lắng cho cha mẹ đến xót xa đau buồn nghĩ mình khó quay về gặp cha mẹ nữa….

Nhận xét về nghệ thuật miêu tả nhân vật:

- Dùng cách gián tiếp để miêu tả nhân vật chính diện: dùng thiên nhiên tả vẻ đẹp, dùng thiên nhiên tả nội tâm; giọng thơ nhẹ nhàng, trang trọng, ưu ái, thương xót.

- Dùng cách trực tiếp để tả nhân vật phản diện: tả trực tiếp ngoại hình, tính cách, hành động, không sử dụng hình ảnh thiên nhiên trong miêu tả; giọng thơ thể hiện thái độ tức giận, khinh ghét.

- Qua miêu tả dự đoán trước số phận nhân vật.

- Nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du qua 1 vài đoạn trích đã được học: kết hợp miêu tả với thể hiện tình cảm bản thân, sử dụng những thủ pháp nghệ thuật truyền thống xen với cảm hứng nhân đạo mới.

=> Cho thấy tài năng tuyệt đỉnh về tả người của Nguyễn Du

II.NGHỆ THUẬT TẢ CẢNH

* Vẫn theo truyền thống có sẵn trong văn chương cổ điển là bút pháp ước lệ hoặc tả cảnh ngụ tình: PT+CM

* Chọn những chi tiết đặc sắc, tiêu biểu để làm bật lên cái hồn của cảnh vật; kết hợp hài hòa giữa bút pháp miêu tả tỉ mỉ, chi tiết và bút pháp điểm xuyết, chấm phá; dệt nên những bức tranh tuyệt mĩ bằng ngôn ngữ thi ca. + Đó là bức tranh MX tinh khôi, tràn đầy sức sống:” Cỏ non...hoa”

*Nắm bắt sự vận động của TN, cảnh vật, những bức tranh trong TN ko hề tĩnh tại, vô hồn mà luôn biến đổi.

* Tả cảnh ngụ tình:

- Sử dụng những từ láy, vừa tả sắc thái TN vừa nói lên tâm trạng của con người.”: Cảnh ngày xuân, 8 câu cuối

- Các h/a TN được nhìn qua đôi mắt tâm trạng của con người, nên cũng mang tâm trạng.

- Sử dụng những h/a TN mang nghĩa ẩn dụ về thân phận, tâm trạng của con người.( KOLNB)

Một phần của tài liệu Giáo án dạy thêm NGữ văn 9 chất lượng, soạn dạy theo chủ đề (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w