- Giải thích tầm quan trọng ý nghĩa của ngôn ngữ trong tác phẩm văn học
- Giới thiệu khái quát vấn đề: Khẳng định hai bài thơ ĐC và BTVTĐXKK tuy viết trong hai thời kì khác nhau nhưng đều chung đề tài người lính cách mạng, đều đặc biệt thành công về ngôn ngữ
- Mỗi bài thơ có sức hấp dẫn, vẻ đẹp riêng.
2. Phân tích vẻ đẹp ngôn ngữ nghệ thuật của từng tác phẩm
2.1 Vẻ đẹp ngôn ngữ của bài Đồng chí.
- Giới thiệu tác giả tác phẩm và vẻ đẹp ngôn ngữ của tác phẩm.
- Phân tích cụ thể : +ngôn ngữ thơ giản dị, tự nhiên, mộc mạc gần gũi với lời ăn tiếng nói, gần gũi với đời sống
+ Ngôn ngữ thơ hàm súc cô đọng gắn với việc xây dựng các hình ảnh cụ thể giàu ý nghĩa khái quát, súng …đầu …
+ có nhiều đoạn thơ dồn nén: đồng chí, thương nhau ta tay nắm lấy bàn tay. + Ngôn ngữ thơ đậm chất hiện thực nhưng vẫn thi vị gợi cảm lãng mạn: khổ cuối .) ca ngợi tình đồng chí đồng đội cao đẹp
.) nổi bật chân dung tinh thần, thể hiện tình cảm của tác giả. 2.2. Vẻ đẹp ngôn ngữ trong BTVTĐXKK
- giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề - Chỉ ra vẻ đẹp ngôn ngữ trong bài thơ.
+ ngôn ngữ thơ giản dị tự nhiên, gần gũi với hiện thực, lấy từ chính trong lời nói đời thường.
+ Câu thơ mang tính khởi ngữ. Giọng thơ sôi nổi hào hùng, nhịp thơ nhanh mạnh mẽ
- Hình ảnh thơ đậm chất hiện thực, nhưng cũng thú vị bay bổng lãng mạn
→ Tác dụng: + vẻ đẹp tình đồng đội, đồng chí, ca ngợi bức chân dung người lính + Tình cảm của tác giả
3. Đánh giá: - hai bài thơ có nhiều điểm chung tự nhiên, đậm chất hiện thực nhưg
đồng thời rất riêng in rõ dấu ấn sáng tạo của nhà văn. Minh chứng cho sức mạnh của ngôn ngữ thơ ca và sự sáng tạo không ngừng nghỉ của nghệ sỹ
→ Rút ra bài hoc cho: + nhà văn: không ngừng tìm tòi, trau dồi để ngôn ngữ hay đẹp, độc đáo
+ người đọc: tôn trọng ngôn ngữ nghệ thuật bởi nó là một cái đẹp. làm cho lời ăn tiếng nói trở nên đẹp hơn.
Có ý kiến cho rằng: “Thơ ca bắt rễ từ lòng người, nở hoa nơi từ ngữ” Em hiểu ntn về ý kiến trên.
MB: Giới thiệu vấn đề nghị luận và hướng vào nhận định TB: Ý 1: giải thích nhận định:
- Thơ ca bắt rẽ từ lòng người”. Thơ ca là tiếng nói chân thành của tình cảm. Thơ do tình cảm mà sinh ra. Thơ luôn thể hiện những rung cảm tinh tế, thẳm sâu của tác giả.
- “nở hoa nơi từ ngữ”: lời thơ bao giờ cũng chát lọc, giàu hình tượng, có khả năng gợi cảm xúc của người đọc. Vẻ đẹp ngôn từ chính là yêu cầu bắt bẻ với thơ ca. - Thơ ca khơi nguồn từ cảm xúc của tác giả trơức cuộc sống và tình cảm ấy, thăng
hoa nơi từ ngữ biểu hiện. Ý 2 chứng minh:
- Thơ ca bắt rễ từ lòng người: cần chỉ rõ thơ ca ra đời từ cảm xúc của chủ thể trữ tình trước thiên nhiên tạo vật, cuộc sống con người….
- Dẫn chứng: bài Đồng chí Ánh trăng
Đoàn thuyền đánh cá
- Nở hoa nơi từ ngữ: phân tích được những từ ngữ độc đáo, những hình ảnh chọn lọc, những cách diễn đạt tinh tế trong các tác phẩm.
KB: Nhận định đã đề cập đến giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của tác phẩm phải khơi phát từ tình cảm dạt dào của tác giả và được thể hiện bằng ngôn ngữ chắt lọc trau chuốt.
- Người nghệ sỹ phải có trái tim nhạy cảm tinh tế và khả năng lao động NT nghiêm túc thì mới tạo ra được những vần thơ tuyệt tác.
Đề: Bắt rễ từ đời sống hàng ngày văn nghệ đã tái tạo sự sống cho người đọc.
- Nguồn gốc của văn nghệ.
- Vai trò của văn nghệ
+ Hiện thực là mảnh đất màu mỡ xanh tươi của VH để các nhà văn đi vào khám phá, tìm tòi, chắt lọc đưa vào tác phẩm.
- Người nghệ sỹ muốn hoàn thành vai trò cao cả của mình phải hướng ngòi bút của mình vào đời sống con người, cảnh đời có thực, thực sự bắt nguồn từ cuộc sống, bám rễ sâu vào đời sống .
- Từ việc phản ánh cuộc sống trong thực tại, nhà văn tạo ra được một sự sống mới thể hiện bản chất đời sống trong trang viết của mình. Tất cả đều có thể tìm thấy mình trong cuộc sống ấy. Và lúc này tác phẩm văn học sẽ giúp con người sống tốt đẹp hơn. Giúp con người hiểu một cách sâu sắc những vẻ đẹp bình dị của cuộc sống để rồi người đọc có thể đồng cảm được với nhân vật, với nhà văn. Và chính lúc đó tác phẩm văn học lay thức, thanh lọc tâm hồn người đọc để ta hoàn thiện mình hơn, khiến đầu óc ta bừng sáng.
→Đây là nhận định hoàn toàn chính xác về nguồn gốc và vai trò của văn nghệ. * Chứng minh qua bài thơ Đồng chí và BTVTĐXKK.
→+ Bài Đồng chí: . thời điểm: viết 1948 khi cuộc kháng chiến chống Pháp … . Từ cuộc sống gian khổ ác liệt.
. Chính Hữu là người lăn lộn nơi chiến trường nên thấu hiểu sâu sắc.
+ BTVTĐXKK: . Viết năm 1969 – bắt rễ từ cuộc sống những năm kháng chiến chống Mỹ ác liệt. Hiện thực ấy qua ngòi bút của PTD ngồn ngột chất sống. Đó là hiện thực khó khăn, gian khổ.
. Tác giả là một người lính trực tiếp chiến đấu trên chiến trường. Ông như một nhiếp ảnh gia chụp lại những khoảnh khắc ấy nơi chiến trường.
- Tái tạo lại trong lòng ngừơi đọc giúp người đọc sống lại những năm tháng hào hùng của những thời điểm lich sử lớn của dân tộc để người đọc thực sự xúc động cảm phục yêu mến về những vẻ đẹp của người lính, vẻ đẹp tâm hồn của họ.
- Những người lính có sức vẫy gọi chúng ta không chỉ biết yêu quý tự hào mà chúng ta sống phải có trách nhiệm với quê hương đất nước, xứng đáng với thế hệ cha ông với những thành quả mà cha ông ta đổ bao xưng máu để gây dựng
→Rõ ràng mỗi bài thơ được viết trong một hoàn cảnh một thời điểm lịch sử khác nhau, có hình thức cách thể hiện khác nhau. Với Đồng chí … với BTVTĐXKK … nhưng cả hai thi phẩm đều bắt rễ từ đời sống, từ hiện thực đời sống để rồi từ đó tái tạo sức sống trong lòng ta. Chúng ta không chỉ sống lại quá khứ gian khổ hào hùng của dân tộc mà từ hai bài thơ ấy thực sự nâng đỡ tâm hồn ta, khơi sâu tâm hồn nhận thức của ta để ta “lớn khôn” về tinh thần để ta sống đúng, tốt đẹp hơn.
MB: Giới thiệu tác giả tác phẩm, vấn đề.
Truyện có nhiều chi tiết độc đáo giàu ý nghĩa trong đó có chi tiết……
TB: Ý 1: Định nghĩa chi tiết: Ý 2: Tái hiện chi tiết:
Chi tiết này nằm ở phần giữa của tác phẩm. Trong chuyến xe từ HN lên Lào Cai đi lên Sa pa, ông họa sỹ và cô kỹ sư được bác lái xe giới thiệu gặp anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600m. Đó là một chàng trai vóc dáng nhỏ nhắn nhưng lại có lí tưởng sống cao đẹp luôn thiết tha yêu nghề và ngày đêm lặng thầm cống hiến cho nhân dân cho đất nước giữa không gian núi rừng Sa pa lặng lẽ. Tropng cuộc gặp gỡ chốc lát ngắn ngủi ấy những người khách được chàng trai mời lên nhà chợi. Rất tự nhiên như một người bạn đã qwuen thân từ lâu chàng trai đã trao bó hoa cho cô kĩ sư. Đây là một chi tiết giản dị nhưng rất thú vị và gợi nhiều ý nghĩa.
Ý 3: Ý nghĩa chi tiết:
- Chi tiết này làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn của anh thanh nhiên, 1 chàng trai trẻ yêu đời, cuộc sống mặc dầu sống giữa núi rừng hoang vu lạnh lẽo “là người cô độc nhất thế gian”, không có người bầu bạn nhưng anh thanh niên luôn có ý thức tự làm đẹp, làm phong phú cuộc sống của chính mình. Không chỉ vậy hành động của anh tặng hoa cho cô gái trong cuộc gặp gỡ đầu tiên là một cử chỉ rất lịch thieeph của 1 người có văn hóa. Hành động ấy còn thể hiện được sự cởi mở, sự chân thành và sự quý mến của anh thanh niên dành cho người con gái HN đầu tiên đến thăm nhà anh sau 4 năm.
- Qua chi tiết trao bó hoa cho cô gái tác giả còn gửi gắm ngụ ý, bó hoa ấy không còn là bó hoa thực nữa còn là bó hoa của niềm ti khát vọng, của tình yêu cuộc sống khi trao bó hoa cho cô gái là anh thanh niên đã trao lửa, niềm tin và khát vọng. Hành động của chàng trai như tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho cô để cô yên tâm hơn trước những quyết định khó khăn của mình. Đó là từ bỏ tình yêu nhạt nhẽo nơi thành phố để đến với mảnh đất mới đó là lên miền núi nhận công tác. Vì thế ở cuối tác phẩm một lần lữa nhà văn đã tô đậm chi tiết này: “nắng chiều làm cho bó hoa càng thêm rực rỡ và làm cho cô gái cảm thấy mình rực rỡ theo. Hình ảnh bó hoa tỏa sáng ngọn lửa nhiệt tình, say mê, của niềm tin và khát vọng. Nó kg chỉ làm đẹp cho người tặng mà còn làm đẹp cho người được nhận bó hoa.
Một chi tiết nhỏ nhưng góp phần làm nổi bật chủ đề tư tưởng tác phẩm khẳng định trong cái lặng im của Sa pa có những con người rất đẹp, đẹp từ cách sống đến tâm hồn. Đó là những con người lặng lẽ tỏa sáng và cống hiến hết mình cho đất nước.
- Đây là một chi tiết đem lại chất thơ, chất trữ tình cho tác phẩm làm cho câu chuyện thy vị nhẹ nhàng – chi tiết này thể hiện tài năng sáng tạo nghệ thuật của NTL – một cây bút truyện ngắn giàu chất thơ. Phải có tâm hồn nhạy cảm thiết tha yêu cuộc sống, yêu con người thì mới có thể xây dựng cđược chi tiết truyện thi vị và giàu ý nghĩa như vậy.