Cơ chế“Một cửa”, “Một cửa liên thông”

Một phần của tài liệu luan van cai cach thu tuc hanh chinh theo co che mot cua, mot cua lien thong (Trang 28 - 30)

1.1. Một số khái niệm cơ bản

1.1.3 Cơ chế“Một cửa”, “Một cửa liên thông”

1.1.3.1. Khái niệm cơ chế “một cửa”

Theo Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22 tháng 6 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ, “một cửa” là cơ chế giải quyết công việc của công

dân, tổ chức bao gồm cả tổ chức, cá nhân người nước ngoài thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của một cơ quan HCNN, từ hướng dẫn tiếp nhận giấy tờ, hồ sơ, giải quyết đến trả kết quả được thực hiện tại một đầu mối là bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan hành chính đó” [3].

Khái niệm cơ chế “một cửa” còn được khẳng định lại trong Quyết định 09/2015/QĐ-TTg ngày 25/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định 07/2016/QĐ-UBND ngày 08/3/2016 của UBND thành phố Hà Nội, cụ thể là:

Cơ chế một cửa là cách thức giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của một cơ quan hành chính nhà nước trong việc công khai, hướng dẫn thủ tục hành chính, tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả được thực hiện tại một đầu mối là Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan hành chính nhà nước[24, điều 1].

Theo đó, bộ phận “một cửa” là nơi tiếp xúc đầu tiên của công dân, tổ chức với cơ quan HCNN. Bộ phận này có nhiệm vụ tiếp nhận, hướng dẫn người dân đầy đủ các thủ tục cần thiết để giải quyết công việc, thẩm định tính hợp pháp của hồ sơ sau đó chuyển cho các phòng, ban chuyên môn giải quyết. Người dân cũng đến chính nơi mà mình đã nộp hồ sơ để nhận kết quả theo thời gian quy định.

1.1.3.2. Khái niệm cơ chế “một cửa liên thông”

Cơ chế “một cửa liên thông” thực chất là bước phát triển tiếp theo của cơ chế “một cửa”. Việc triển khai thực hiện cơ chế “một cửa” những năm qua đã thu được những kết quả to lớn, tuy nhiên cơ chế “một cửa” mới chỉ thực hiện tại một cơ quan hành chính, một cấp hành chính nhất định, chưa tạo sự kết nối liên thông giữa các ngành, các cấp với nhau, người dân khi giải quyết TTHC liên quan tới nhiều ngành, nhiều cấp vẫn phải tự đi đến nhiều cơ quan nhà nước khác nhau. Do đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày 25 tháng 03 năm2015 Ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Cơ chế một cửa liên thông là cách thức giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của nhiều cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp hoặc giữa các cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong việc công khai, hướng dẫn thủ tục hành chính, tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả được thực hiện tại một đầu mối là Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của một cơ quan hành chính nhà nước[24].

Thực tế, có nhiều loại hồ sơ hành chính liên quan đến thẩm quyền giải quyết của nhiều cấp, nhiều cơ quan khác nhau, phải qua nhiều đầu mối mới có kết quả cuối cùng. Cơ chế “một cửa liên thông” đặt ra yêu cầu các cơ quan nhà nước có trách nhiệm phối hợp với nhau trong quy trình xử lý hồ sơ, không để các tổ chức, công dân phải cầm hồ sơ đi từ cơ quan này đến cơ quan khác. Người có nhu cầu chỉ phải nộp hồ sơ và nhận kết quả tại một cơ quan HCNN đầu mối. Đây chính là căn cứ để từ đó luận văn triển khai các vấn đề liên quan tiếp theo.

Một phần của tài liệu luan van cai cach thu tuc hanh chinh theo co che mot cua, mot cua lien thong (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w