Quan điểm chỉ đạo của Đảng và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan

Một phần của tài liệu luan van cai cach thu tuc hanh chinh theo co che mot cua, mot cua lien thong (Trang 30 - 36)

1.2 Căn cứ pháp lý

1.2.1. Quan điểm chỉ đạo của Đảng và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan

quan đến cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa”, “Một cửa liên thông”:

Quan điểm của Đảng chỉ đạo công tác cải cách hành chính nhà nước nói chung và cải cách thủ tục hành chính được thể hiện trong các Nghị quyết tại các kỳ Đại hội và Hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Văn bản của Đảng mang tính nền tảng đầu tiên chỉ đạo quá trình cải cách hành chính nói chung và thủ tục hành chính nói riêng là Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI năm 1986 xác định cơ bản nội dung của cải cách hành chính là tăng cường bộ máy nhà nước từ Trung ương đến địa phương và cơ sở thành một hệ thống thống nhất, có sự phân định rành mạch, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm từng cấp đồng thời phải phân biệt rõ chức năng quản lý hành chính nhà nước về kinh tế và chức năng quản lý sản xuất kinh doanh… thực hiện một quy chế làm việc khoa học, có hiệu suất cao.

Nhiệm vụ cải cách hành chính tiếp tục được khẳng định tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng xác định những nội dung cụ thể hơn trong việc xây dựng bộ máy hành chính, đứng đầu là Chính phủ, các Bộ, kế tiếp là chính quyền địa phương các cấp, sắp xếp lại tổ chức, biên chế làm cho bộ máy nhà nước gọn nhẹ, hoạt động hiệu quả, xây dựng hoàn chỉnh cơ chế

quản lý và pháp luật. Đặc biệt đến Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ của Đảng, tinh thần cải cách hành chính được phát triển hoàn thiện thêm một bước đáng kể. Đảng đã xác định cụ thể mục tiêu tổng quát của cải cách hành chính: Xúc tiến cải cách hành chính. Cải cách nhằm đổi mới và tăng cường hệ thống hành pháp cả về tổ chức, cán bộ, cơ chế hoạt động, phát huy vai trò điều hành của bộ máy hành pháp… trên cơ sở pháp luật thống nhất và sự điều hành tập trung của Chính Phủ. Nhìn chung, đây là những tư tưởng nền tảng chỉ đạo công cuộc cải cách bộ máy nhà nước và cải cách bộ máy hành chính nhà nước.

Ngày 23/01/1995, tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ tám, khóa VII, xác định nhiệm vụ trọng tâm của cải cách nền hành chính là phải cải cách một bước cơ bản các thủ tục hành chính…, loại bỏ những khâu xin phép, xét duyệt không cần thiết, giảm phiền hà, ngăn chặn tệ nạn, cửa quyền, sách nhiễu, tham nhũng, hối lộ, vi phạm pháp luật. Chính phủ nắm quyền ban hành thủ tục hành chính; đồng thời quy định phạm vi giao quyền cho cấp tỉnh, thành phố được ban hành một số loại thủ tục đặc thù của địa phương. Tập trung cải cách thủ tục trong lĩnh vực tác động trực tiếp tới đời sống và sản xuất kinh doanh của nhân dân.

Để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính và cải cách thủ tục hành chính, các văn kiện tiếp tiếp theo của Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nghị quyết lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX đều có nội dung trọng tâm là cải cách hành chính, lấy cải cách thủ tục hành chính làm khâu đột phá. Vì thực chất thủ tục hành chính là bộ mặt, phương thức giao tiếp của nhà nước với dân, thể hiện cụ thể bản chất nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do nhân dân và vì nhân dân. Trong một thời gian dài, trước khi cải cách, đổi mới, người dân khi có việc bắt buộc phải đến cơ quan nhà nước luôn gặp thái độ coi thường, thậm chí xúc phạm của cán bộ, viên chức nhà nước, dẫn đến tâm lý bất bình trong xã hội, ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân đối

với Đảng, nhà nước. Chỉ đến khi chúng ta tiến hành cải cách, cụ thể là cải cách thủ tục hành chính làm cho thủ tục công khai, rõ ràng, bình đẳng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sản xuất kinh doanh của người dân, thì khi đó tạo ra một không khí chính trị - kinh tế tích cực hơn hẳn, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng, tiến lên công nghiệp hóa hiện đại hóa.

Nghị quyết Trung ương 5 khóa X xác định đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước. Cải cách thủ tục hành chính và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước được đổi mới, hiệu lực, hiệu quả và kỷ luật, kỷ cương được tăng cường hơn.

Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XI của Đảng gần 20 lần nói đến vấn đề cải cách hành chính. Điều này cho thấy Đảng ta đặc biệt quan tâm đến vấn đề này. Quan điểm chỉ đạo của Đại hội XI là: "Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập mới trường cạnh tranh lành mạnh và cải cách hành chính", "bãi bỏ các thủ tục hành chính gây phiền hà cho tổ chức và công dân", "tiếp tục hoàn thiện và đẩy mạnh cải cách hành chính phục vụ phòng, chống tham nhũng lãng phí, tập trung vào các lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng, lãng phí", "đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong Đảng khắc phục tình trạng rườm rà, bất hợp lý về thủ tục", "đẩy mạnh cải cách lập pháp, hành pháp và tư pháp", "thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính và hiện đại hóa nền hành chính quốc gia". Nghị quyết đại hội Đảng khóa XI xác định một trong những nhiệm vụ cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong thực hiện công cuộc xây dựng đất nước là đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính liên quan đến tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp, sinh hoạt của nhân dân.

Trên cơ sở những tư tưởng chỉ đạo tại Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 38/CP ngày 4/5/1994 về cải cách một bước thủ tục hành chính trong việc giải quyết công việc của công dân và tổ chức quy định những công việc cụ thể mà các cấp, các ngành

phải tiến hành thực hiện và hoàn thành để đảm bảo yêu cầu cải cách hành chính. Trong đó, cải cách thủ tục hành chính là khâu đột phá đi sâu vào những lĩnh vực ảnh hưởng trực tiếp đến người dân như: thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, đầu tư, xây dựng, sửa chữa nhà cửa, cấp đất; đăng ký kinh doanh, hành nghề; sở hữu và sử dụng phương tiện giao thông; hộ khẩu; xuất cảnh, nhập cảnh; trước bạ mua bán chuyển nhượng các loại tài sản; cho vay vốn; công chứng; thanh tra doanh nghiệp.

Nghị quyết số 38/CP ngày 4/5/1994 về cải cách một bước thủ tục hành chính trong việc giải quyết công việc của công dân và tổ chức là văn bản pháp lý của Nhà nước đầu tiên có đề cập đến việc giải quyết thủ tục hành chính thông qua cơ chế một cửa, dựa vào nguyên tắc nơi nào là đầu mối có trách nhiệm chính trong việc giải quyết công việc thì cá nhân, tổ chức trực tiếp đến đó. Như vậy, có thể xác định trong việc giải quyết thủ tục hành chính có liên quan nội bộ của bộ máy hành chính Trung ương, địa phương hay trong mối quan hệ cung cấp dịch vụ công cho công dân thì nguyên tắc tập trung vào một đầu mối chính, có chức năng quản lý chủ yếu để giải quyết công việc là nguyên tắc xuyên suốt quá trình thực hiện. Đây cũng là tinh thần chủ đạo của cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa.

Cải cách hành chính trong giai đoạn 2001 - 2010 được xác định có 4 nội dung: cải cách thể chế hành chính; cải cách bộ máy hành chính nhà nước; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức; cải cách tài chính công. Một trong các nội dung quan trọng của cải cách thể chế hành chính đó là cải cách thủ tục hành chính. Muốn cải cách hành chính thì thủ tục hành chính phải được đơn giản hóa một cách tối đa, tránh rườm rà. Để đáp ứng yêu cầu đó Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 181/2003/QĐ-TTg ngày 4/9/2003 về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa tại cơ quan hành chính nhà nước địa phương.

Ngày 22/6/2007, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ban hành quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương nhằm xác định

những nguyên tắc và nội dung chung nhất đến thực hiện cơ chế một cửa trong cải cách thủ tục hành chính tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.

Thực hiện Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, trong những năm qua, các địa phương đã tập trung triển khai thực hiện cơ chế cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở cả 3 cấp chính quyền địa phương để nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ công, góp phần từng bước làm thay đổi cơ bản mối quan hệ giữa chính quyền và cá nhân, tổ chức theo hướng hành chính phục vụ, tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi đến giao dịch với cơ quan hành chính.

Nghị quyết 30c /NQ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ khẳng định: tiếp tục đổi mới phương thức làm việc của cơ quan hành chính nhà nước; thực hiện thống nhất và nâng cao chất lượng thực hiện cơ chế một cửa tập trung tại bộ phận tiếp nhận, trả kết quả thuộc Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện, đảm bảo sự hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước.

Sau 8 năm thực hiện Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương đã làm thay đổi căn bản mối quan hệ giữa cơ quan nhà nước và người dân. Việc thực hiện cơ chế một cửa đã từng bước đi vào nề nếp. Tuy nhiên đến nay, Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ có những hạn chế, không đáp ứng được yêu cầu công cuộc cải cách hành chính theo Nghị quyết số 30c/NQ-CP của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày 25/3/2015 ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước địa phương. Quyết định ban hành trên nguyên tắc kế thừa những quy định còn phù hợp của Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg, đồng thời bổ sung các quy định mới nhằm giải quyết thủ tục hành chính nhanh chóng, thuận tiện cho cá nhân, tổ chức và phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ cải cách hành chính trong giai đoạn hiện nay.

Như vậy, Đảng và Nhà nước đã quyết tâm xây dựng nền hành chính nhà nước hiệu lực, hiệu quả. Triển khai thống nhất và nâng cao chất lượng thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước.

Chương trình tổng thể CCHC giai đoạn 2011 - 2020 bao gồm 6 nội dung chủ yếu, đó là cải cách thể chế; cải cách TTHC; cải cách tổ chức bộ máy; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; cải cách tài chính công và hiện đại hóa nền HCNN, trong đó cải cách TTHC là nhiệm vụ then chốt. Để tiến hành cải cách TTHC, tạo thuận lợi trong giải quyết công việc giữa các cơ quan nhà nước với tổ chức, cá nhân, đổi mới tổ chức bộ máy nhà nước và nâng cao trách nhiệm của đội ngũ CBCC nhà nước thì cơ chế một cửa", "một cửa liên thông" được coi là một giải pháp quan trọng.

Để làm rõ những căn cứ pháp lý cho việc đánh giá các hoạt động của cơ chế “Một cửa”, “Một cửa liên thông” UBND cấp xã, luận văn đưa ra những quy định về mặt pháp lý sau:

Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã:

1. Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân xã quyết định các nội dung quy định tại các khoản1, 2 và 4 Điều 33 của Luật này và tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã.

2. Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương.

3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân xã [13, Điều 35].

Như vậy, theo khoản 3 của Điều 35 trên với nhiệm vụ, quyền hạn của UBND xã khi thực hiện trách nhiệm của cơ quan nhà nước cấp trên. Đồng thời để lý giải cho việc lấy tên đề tài luận văn là cấp phường, luận văn đã căn cứ

vào Nghị Quyết 132 của Chính phủ, ngày 27/12/2013 về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liên thành lập 02 quận và 23 phường thuộc thành

phố Hà Nội. Ở đây đó là trách nhiệm khi thực hiện cơ chế“Một cửa”, “Một cửa

liên thông”, cho thấy:

Trách nhiệm của cơ quan chuyên môn Ủy ban nhân dân cấp xã:

1. Bố trí và phân công công chức có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

2. Căn cứ vào tình hình cụ thể, ban hành Quy chế hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc trách nhiệm quản lý.

3. Công khai các quy định, thủ tục hành chính đầy đủ, thường xuyên, rõ ràng, dễ tiếp cận, dễ khai thác, sử dụng theo quy định; công khai các chuẩn mực, các quy định hành chính để tạo thuận lợi cho việc giám sát.

4. Tập huấn về nghiệp vụ và cách giao tiếp với cá nhân, tổ chức trong quá trình giải quyết công việc đối với đội ngũ công chức làm việc ở Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

5. Thông tin, tuyên truyền để cá nhân, tổ chức biết về hoạt động của cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.[ 24, Điều 13].

Một phần của tài liệu luan van cai cach thu tuc hanh chinh theo co che mot cua, mot cua lien thong (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w