“một cửa liên thông”
1.3.1. Vai trò cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” cửa liên thông”
Cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” là bước đột phá trong quá trình cải cách hành chính ở nước ta. Nó tạo bước chuyển biến đáng kể trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước, tạo sự đồng tình, ủng hộ cao của nhân dân, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của nền hành chính, nâng cao nghiệp vụ, tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ, công chức. Việc thực hiện thì cơ chế một cửa", "một cửa liên thông" đã giảm được phiền hà cho người dân, thời gian giải quyết hồ sơ hành chính giảm rõ rệt.
So với cơ chế nhiều cửa trước đây, tổ chức, công dân có nhu cầu giải quyết công việc liên quan đến thủ tục hành chính phải đi lại nhiều lần, trực tiếp đến một hoặc nhiều cơ quan chuyên môn để liên hệ giải quyết công việc, tốn rất nhiều công sức, tiền bạc, thời gian nhưng đến khi thực hiện cơ chế một cửa người dân chỉ phải đến một bộ phận để nộp cũng như nhận kết quả.
Hơn nữa, mọi thông tin liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính đều được công khai, người dân có thể nắm rõ yêu cầu và thực hiện chính xác, không phải đi gặp nhiều lần và không gặp nhiều khó khăn như trước.
Có thể nhận thấy kết quả rõ rệt nhất của cải cách thủ tục hành chính thông qua thực hiện cơ chế một cửa là đã giảm việc đi lại của người dân, doanh nghiệp, giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính, số hồ sơ hành chính giải quyết đúng hẹn đạt tỷ lệ cao, công khai, minh bạch, bình đẳng, tạo thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư, tổ chức và doanh nghiệp trên các lĩnh vực cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, dự án đầu tư xây dựng cơ bản, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất...
Việc thực hiện cơ chế một cửa tạo tiền đề thúc đẩy việc chấn chỉnh cơ cấu tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước theo hướng gọn nhẹ, góp phần xây dựng lề lối làm việc khoa học và xây dựng công sở văn minh, giúp xác định rõ trách nhiệm của bộ máy cơ quan hành chính nhà nước trên cơ sở nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước của bộ máy hành chính nhà nước.
Thông qua việc thực hiện cơ chế một cửa đã phát hiện nhiều điểm bất hợp lý trong quy định về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của các cơ quan trong bộ máy hành chính nhà nước. Đây là những căn cứ quan trọng để điều chỉnh nội dung chức năng, nhiệm vụ, điều chỉnh sự phân công phân cấp cũng như sắp xếp tổ chức bộ máy quản lý theo hướng tinh gọn, giảm bớt đầu mối.
Việc thực hiện cơ chế một cửa đã làm bộc lộ nhu cầu và nội dung đổi mới quy chế làm việc của cơ quan hành chính nhà nước theo hướng tập trung năng lực và điều kiện hoạt động vào chức năng quản lý hành chính nhà nước, phân biệt rõ các hoạt động quản lý nhà nước với các hoạt động sự nghiệp, khắc phục cơ chế xin- cho; tăng cường công tác phối hợp, đảm bảo thông tin thông suốt; hạn chế tình trạng đùn đẩy công việc.
Thực hiện thì cơ chế một cửa", "một cửa liên thông"đã cơ bản thay đổi bộ mặt của cơ quan hành chính các cấp, nâng cao chất lượng hiện đại hóa công sở hành chính theo chủ trương của Chính phủ. Ở nhiều tỉnh, thành phố, bộ phận một cửa đã được hiện đại hóa với việc ứng dụng công nghệ thông tin, công dân, lãnh đạo có thể kiểm tra được quá trình giải quyết thủ tục tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả một cách thuận tiện, đơn giản qua hệ thống máy vi tính, phần mềm tra cứu thủ tục và thời gian giải quyết hồ sơ.
Thực hiện cơ chế một cửa đã góp phần chống tệ quan liêu, cửa quyền, tham nhũng của bộ phận cán bộ, công chức; nâng cao năng lực, trách nhiệm của cán bộ, công chức và cơ quan nhà nước, kỹ năng, nghiệp vụ hành chính cũng như tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức
hành chính nhằm xây dựng nền hành chính trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hóa, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả.
Tạo niềm tin của nhân dân vào cơ quan nhà nước. Sự đổi mới hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và thái độ phục vụ thân thiện của cán bộ, công chức đã tạo ra sự gần gũi giữa cơ quan hành chính nhà nước với công dân đem đến sự hài lòng cho nhân dân khi giải quyết công việc. Sự công khai, minh bạch mọi thủ tục hành chính, thời gian giải quyết và các loại phí đã hạn chế tình trạng quan liêu, tham nhũng. Đồng thời, đảm bảo cho mỗi người dân có thể tham gia vào hoạt động giám sát và quản lý nhà nước.
1.3.2 Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”,“một cửa liên thông” là yêu cầu bức thiết của nước ta trong giai đoạn “một cửa liên thông” là yêu cầu bức thiết của nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” là giải pháp đổi mới về phương thức làm việc của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương các cấp, nhằm tạo chuyển biến cơ bản trong quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức và công dân, đồng thời bảo đảm tính pháp lý, hiệu quả, minh bạch, công bằng trong khi giải quyết công việc hành chính; loại bỏ những rườm rà, chồng chéo dễ bị lợi dụng để tham nhũng, gây khó khăn cho dân.
Cơ chế "một cửa liên thông" là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của nhiều cơ quan hành chính nhà nước từ hướng dẫn, tiếp nhận giấy tờ, hồ sơ, giải quyết đến trả kết quả được thực hiện tại một đầu mối là bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của một cơ quan hành chính nhà nước. Cơ chế "một cửa liên thông" yêu cầu các cơ quan nhà nước có trách nhiệm phối hợp việc xử lý hồ sơ, không để tổ chức, công dân mang hồ sơ đi từ cơ quan này tới cơ quan khác, giúp cơ quan hành chính nhà nước phục vụ tốt hơn cho công dân.
Cải cách thủ tục hành chính thông qua thực hiện cơ chế "một cửa", "một cửa liên thông" bước đầu đã giảm số lần đi lại của người dân, giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính, số hồ sơ hành chính giải quyết đúng hẹn
đạt tỷ lệ cao, công khai, minh bạch, bình đẳng, tạo thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư, tổ chức và doanh nghiệp trên các lĩnh vực cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, dự án đầu tư xây dựng cơ bản, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất..., giúp nâng cao trách nhiệm người đứng đầu cơ quan hành chính, khẳng định sự chuyển biến bước đầu trong mối quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với người dân và doanh nghiệp, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tổ chức, doanh nghiệp và công dân.
Thực hiện cơ chế "một cửa" đã cơ bản thay đổi bộ mặt của cơ quan hành chính các cấp, nâng cao chất lượng hiện đại hóa công sở hành chính theo chủ trương của Chính phủ. Ở một số địa phương, bộ phận "một cửa" đã được hiện đại hóa với việc ứng dụng công nghệ thông tin, người dân, cán bộ có thể kiểm tra được quá trình giải quyết thủ tục tại bộ phận một cửa một cách thuận tiện, đơn giản qua hệ thống máy vi tính, phần mềm tra cứu thủ tục và thời gian giải quyết hồ sơ. Trong công tác quản lý tài chính, thực hiện cơ chế "một cửa" giúp xác lập trật tự, kỷ cương mới trong quản lý thu phí và lệ phí, quy định công khai và minh bạch nguyên tắc thu, mức thu, chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng đối với các loại phí, lệ phí tại bộ phận "một cửa" của cơ quan hành chính các cấp.
Thực hiện cơ chế "một cửa", "một cửa liên thông" cũng đã góp phần tăng cường năng lực, trách nhiệm của cán bộ, công chức và cơ quan nhà nước, kỹ năng, nghiệp vụ, tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức nhằm xây dựng nền hành chính nhà nước dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hóa, hoạt động có hiệu quả. Mặt khác, cơ chế "một cửa", "một cửa liên thông" đã điều chỉnh mối quan hệ giữa nhân dân và cán bộ, công chức, tạo cơ chế giám sát, quản lý của nhân dân đối với cơ quan nhà nước, giữa lãnh đạo với cán bộ, công chức thuộc quyền.
Nhằm thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” phải sắp xếp hợp lý tổ chức, cán bộ, công chức và trang bị cơ sở vật chất, tạo cơ chế phối hợp chặt chẽ trong hoạt động của các cơ quan HCNN. Qua tổ chức thực hiện
cơ chế “một cửa”, các cơ quan HCNN ở địa phương có điều kiện sắp xếp lại tổ chức bộ máy theo hướng chuyên môn hóa, tách hoạt động chuyên môn với hoạt động tiếp nhận và trả kết quả, để hoạt động của từng bộ phận mang tính chuyên nghiệp hơn. Mối quan hệ giữa các bộ phận chuyên môn với bộ phận tiếp nhận và trả kết quả được thể chế hóa bằng quy chế phối hợp nên tạo được sự gắn kết trách nhiệm trong việc giải quyết các công việc cho người dân và tổ chức, giúp lãnh đạo cơ quan hành chính các cấp có điều kiện tăng cường kiểm tra, giám sát, quản lý hoạt động của các bộ phận trong cơ quan, bảo đảm phục vụ người dân và tổ chức ngày càng tốt hơn.
Thực hiện đồng bộ các biện pháp đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính; thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính tại các cơ quan hành chính nhà nước [21].
Thực hiện cơ chế “một cửa” giúp sắp xếp, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất của cơ quan nhà nước, hình thành môi trường làm việc lành mạnh, nghiêm túc, trang trọng của cơ quan công quyền. Cán bộ, công chức tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả được lựa chọn là người có kinh nghiệm, có năng lực, phẩm chất và tinh thần trách nhiệm cao trong phục vụ công dân.
Thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” đã tăng cường cơ chế giám sát trong hoạt động của các cơ quan HCNN, hạn chế tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, công chức, phát huy quyền dân chủ của người dân, tăng cường sự giám sát của nhân dân đối với hoạt động của cơ quan hành chính và đội ngũ cán bộ, công chức. Qua đó người dân có thể đóng góp ý kiến đối với các quy định trong TTHC, góp ý về tinh thần, thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức và chất lượng phục vụ của cơ quan HCNN, từ đó giúp cơ quan HCNN chấn chỉnh hoạt động của mình theo đúng quy định của pháp luật, cải tiến quy trình giải quyết công việc để nâng cao chất lượng phục vụ người dân, tổ chức. Ngoài ra, thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” tạo ra cơ chế giám sát lẫn nhau trong thực thi nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, công chức
trong cơ quan, đặc biệt là khi ứng dụng công nghệ thông tin vào trong hoạt động của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Việc tạo cơ chế giám sát nêu trên giúp tăng cường trách nhiệm, kỹ năng nghiệp vụ hành chính và nâng cao tinh thần thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, góp phần phòng chống tiêu cực, tham nhũng và qua đó làm trong sạch, minh bạch hoạt động của bộ máy HCNN.
Thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT, hiện đại hóa nền HCNN, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, giúp giải quyết các TTHC cho người dân và doanh nghiệp được thông thoáng, thuận tiện hơn. Nhất là các thủ tục về thành lập doanh nghiệp, cấp giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy phép xây dựng, cấp các thủ tục về thuế, hải quan, xuất nhập khẩu, chính sách xã hội và các lĩnh vực khác khiến các cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước, các nhà đầu tư hài lòng, tin tưởng vào chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam để yên tâm đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế và phát triển chung của nước ta.
Tiểu kết chương 1
Tại chương 1, luận văn đã đề cập tới cơ sở lý luận và pháp lý về cải cách thủ tục hành chính cơ chế "một cửa", "một cửa liên thông" với các nội dung cụ thể: khái niệm cải cách, khái niệm thủ tục hành chính, ý nghĩa của thủ tục hành chính, cải cách hành chính và cải cách thủ tục hành chính, cơ cơ chế "một cửa", "một cửa liên thông", lịch sử cải cách theo cơ chế một cửa, quan điểm chỉ đạo mà các văn bản có liên quan đến thực hiện cải cách hành chính theo cơ chế một cửa của Đảng và Nhà nước, vai trò của cơ chế một cửa trong cải cách hành chính, phạm vi áp dụng cơ chế một cửa. Như vậy, cải cách thủ tục hành chính là một nội dung quan trọng của cải cách hành chính nhà nước, bao gồm quá trình cải biến có kế hoạch cụ thể để đạt mục tiêu hoàn thiện thủ tục hành chính nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu nền hành chính phục vụ, hiệu lực và hiệu quả. Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản nhằm định hướng và tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động của cơ chế "một cửa", "một cửa liên thông". Cải cách thủ tục hành chính cơ chế "một cửa", "một cửa liên thông" đã tạo ra bước chuyển biến trong tư duy, hành động của cán bộ, công chức, tiết kiệm thời gian, tài chính cho công dân, tạo niềm tin của công dân đối với Đảng và nhà nước, hướng tới một nền hành chính văn minh, hiện đại, hiệu lực và hiệu quả.
Từ hệ thống lý luận và pháp lý tại chương I là căn cứ để nghiên cứu tiếp thực tiễn cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” tại UBND Phường, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Chương 2
THỰC TRẠNG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ “MỘT CỬA”, “MỘT CỬA LIÊN THÔNG” TẠI UỶ BAN NHÂN CẤP
PHƯỜNG, QUẬN NAM TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. Khái quát đặc điểm tình hình quận Nam Từ Liêm
Nam Từ Liêm là một quận nằm ở phía Tây trung tâm thành phố Hà Nội, được nâng cấp thành quận trên cơ sở chia tách huyện Từ Liêm cũ. Theo quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến 2030, tầm nhìn 2050, quận Nam Từ Liêm là một trong những đô thị lõi, là trung tâm hành chính, dịch vụ, thương mại của Thủ đô Hà Nội. Nam Từ Liêm là quận có nhiều công trình kiến trúc hiện đại và quan trọng của thủ đô Hà Nội như Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, tòa nhà cao nhất Việt Nam Keangnam Hanoi Landmark Tower, Bảo tàng Hà Nội, Đại lộ Thăng Long, Trung tâm đào tạo thể dục, thể thao, vận động viên Cấp cao Hà Nội,...
Địa giới hành chính: Phía bắc giáp quận Bắc Từ Liêm, phía tây giáp huyện Hoài Đức, phía nam giáp quận Hà Đông và phía đông giáp quận Cầu Giấy, quận Thanh Xuân.
Quận Nam Từ Liêm được thành lập theo Nghị quyết số 132/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ, trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính của huyện Từ Liêm cũ, gồm 5 xã: Mễ Trì, Mỹ Đình, Trung Văn, Tây Mỗ, Đại Mỗ; toàn bộ 536,34 ha và 34.052 nhân khẩu còn lại của xã Xuân Phương; toàn bộ 137,75 ha và 23.279 nhân khẩu còn lại của thị