PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG NHẰM RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHẦN CÂN BẰNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT RẮN – VẬT LÍ 10 THPT (Trang 29 - 31)

4. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 1 Mục đích thực nghiệm sư phạm

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 KẾT LUẬN

1. KẾT LUẬN

Thực hiện mục tiêu của đề tài, đối chiếu với các nhiệm vụ đặt ra, tôi đã đạt được những kết quả sau:

1.1. Thiết kế được 12 BTTH, sắp xếp theo mạch nội dung phần Cân bằng và chuyển động của vật rắn. Mỗi BTTH đều được chỉ rõ sử dụng để dạy nội dung kiến thức nào trong bài, sử dụng để hướng dẫn học sinh tự học bài mới hay củng cố ôn tập và KTĐG.

1.2. Đề xuất khung năng lực tự học trong bộ môn vật lí. 1.3. Xây dựng bảng đánh giá các năng lực tự học.

1.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm ở trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (Thành phố Vinh) bước đầu chứng tỏ các BTTH đã xây dựng để rèn luyện năng lực tự học và đánh giá việc rèn luyện năng lực tự học theo tiêu chí có hiệu quả và có tính khả thi.

2. KIẾN NGHỊ

Trên cơ sở kết quả thu được, tôi có một số kiến nghị sau:

1. Việc sử dụng BTTH đem lại hiệu quả cao trong dạy học. Tuy nhiên để thiết kế được các BTTH có giá trị đòi hỏi GV phải có trình độ chuyên môn tốt, có kiến thức, kinh nghiệm sâu, rộng; có kĩ năng kích thích, phối hợp tốt trong quá trình dẫn dắt, tổ chức thảo luận và giải đáp để giúp HS tiếp cận kiến thức, KN. Vì vậy, các Sở Giáo dục và Đào tạo cần tăng cường bồi dưỡng năng lực giảng dạy cho GV, đặc biệt là năng lực sử dụng các phương pháp dạy học mới.

2. Để BTTH có thể áp dụng đại trà trên mọi đối tượng HS (dạy đại trà hoặc bồi dưỡng học sinh giỏi), trong quá trình sử dụng GV có thể biến đổi linh hoạt mức độ khó, dễ của BTTH bằng cách thêm, bớt các dữ kiện.

Trong khuôn khổ đề tài, tôi chỉ mới xây dựng hệ thống BTTH để rèn luyện năng lực tự học cho HS trong dạy học phần Cân bằng và chuyển động của vật rắn và xây dựng các tiêu chí đánh giá việc rèn luyện năng lực tự học. Trên cơ sở này có thể triển khai để thiết kế và sử dụng BTTH nhằm rèn luyện các năng lực, kĩ năng học tập cần thiết khác cũng như xây dựng các tiêu chí đánh giá việc rèn luyện các KN, năng lực khác góp phần tiếp cận việc xây dựng chương trình, sách giáo khoa theo hướng tiếp cận năng lực trong chiến lược đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục sau 2021.

Trên đây là kết quả nghiên cứu của tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng phần trình bày cũng như nội dung không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp quí báu của Hội đồng khoa học các cấp và các bạn đồng nghiệp!

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG NHẰM RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHẦN CÂN BẰNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT RẮN – VẬT LÍ 10 THPT (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)