PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ
PHẦN II NỘI DUNG
2.5. Thiết kế trò chơi trên PowerPoint vào các tiết bài tập cụ thể
2.5.5. Tiết 51: “Bài tập chất khí”
* Mục tiêu: ôn tập các kiến thức liên quan đến chương V: “Chất khí”. * Chuẩn bị:
- Thiết kế trò chơi phù hợp với lượng nội dung kiến thức và ý tưởng của GV. - Thiết bị dạy học: máy tính, máy chiếu.
- Hệ thống câu hỏi: 3 gói câu hỏi, mỗi gói gồm 10 câu dạng trả lời nhanh hoặc trắc nghiệm.
* Trò chơi được áp dụng: “Nhanh như chớp”.
Hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm
Gói câu hỏi 1
Câu 1: Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là gì ? Trả lời: phân tử.
Câu 2: Yếu tố chính ảnh hưởng tới tốc độ chuyển động của các phân tử cấu tạo nên các chất ?
Trả lời: nhiệt độ.
Câu 3: Tại sao các vật giữ được hình dạng xác định mặc dù các phân tử cấu tạo nên chúng chuyển động không ngừng ?
Trả lời: giữa các phân tử có lực tương tác.
Câu 4: Khi khoảng cách giữa các phân tử rất lớn so với kích thước của chúng thì lực nào chiếm ưu thế ?
Trả lời: lực tương tác không đáng kể.
Câu 5: Ở thể nào thì các phân tử cất tạo nên chất ở gần nhau, lực tương tác giữa các phân tử rất mạnh ?
Trả lời: thể rắn.
Câu 6: Khi các phân tử chất khí chuyển động, chúng va chạm với nhau và va chạm vào thành bình gây nên ... cho thành bình ? Trong dấu “ …” là từ gì ?
Trả lời: áp suất.
Câu 7: Chất khí trong đó các phân tử được coi như các chất điểm và chỉ tương tác với nhau khi va chạm thì được gọi là gì ?
Trả lời: khí lí tưởng.
Câu 8: Ở thể nào mà các phân tử cấu tạo nên chúng chuyển động xung quanh vị trí cân bằng, nhưng những vị trí này không xác định ?
Trả lời: thể lỏng.
Câu 9: Các phân tử cấu tạo nên các chất có lúc đứng yên, có lúc chuyển động. Đúng hay sai ?
Trả lời: sai (luôn chuyển động).
Câu 10: Đối với một lượng khí không đổi, nếu chúng ta giảm thể tích của chúng, áp suất khối khí sẽ thay đổi như thế nào ?
Trả lời: tăng lên. Gói câu hỏi 2
Câu 1: Khi khoảng cách giữa các phân tử rất nhỏ, thì giữa các phân tử
A. chỉ lực đẩy.
C. có cả lực hút và lực đẩy, nhưng lực đẩy lớn hơn lực hút.
B. chỉ lực hút.
D. có cả lực hút và lực đẩy, nhưng lực đẩy nhỏ hơn lực hút.
Câu 2: Nhận xét nào sau đây không phải là của phân tử ở thể khí ?
A. Lực tương tác giữa các phân tử rất yếu.
B. Các phân tử chuyển động hỗn loạn không ngừng.
C. Khoảng cách giữa các phân tử lớn so với kích thước phân tử. D. Chuyển động xung quanh các vị trí cân bằng.
Câu 3: Câu nào sau đây nói về lực tương tác phân tử là không đúng ?
A. Lực tương tác phân tử phụ thuộc vào khoảng cách giữa các phân tử.
B. Lực hút phân tử có thể lớn hơn lực đẩy phân tử.
D. Lực hút phân tử có thể bằng lực đẩy phân tử.
Câu 4: Theo quan điểm chất khí thì không khí mà chúng ta đang hít thở là :
A. khí lý tưởng. B. khí hidro.
C. khí thực. D. khí ôxi.
Câu 5: Trong các đại lượng sau, đại lượng nào không phải là thông số trạng thái của một lượng khí ?
A. Thể tích. B. Khối lượng.
C. Nhiệt độ tuyệt đối. D. Áp suất.
Câu 6: Hệ thức nào sau đây là hệ thức của định luật Bôilơ-Mariot ?
A. p1V1 = p2V2. B. p/T = hằng số.
C. p/V = hằng số. D. V/T = hằng số.
Câu 7: Đồ thị nào sau đây không biểu diễn quá trình đẳng nhiệt ?
A. Hình 1. B. Hình 2. C. Hình 3. D. Hình 4.
Câu 8: Hệ thức nào sau đây không phù hợp với quá trình đẳng áp ?
A. V/T = hằng số. B. V ~ 1/T.
C. V ~ T. D. V1/T1 = V2/T2.
Câu 9: Dưới áp suất 105 Pa một lượng khí có thể tích là 10 lít. Giữ nhiệt độ khối khí không đổi, khi áp suất khối khí là 1,25. 105 Pa thì thể tích của lượng khí này là :
A. 7 lít. B. 8 lít. C. 9 lít. D. 10 lít.
Câu 10: Một cái bơm chứa 100 cm3 không khí ở nhiệt độ 270 C và áp suất 105 Pa. Khi không khí bị nén xuống còn 20 cm3 và nhiệt độ tăng lên tới 3270 C thì áp suất của không khí trong bơm là :
A. 7.105 Pa. B. 8.105 Pa. C. 9.105 Pa. D. 106 Pa.
Gói câu hỏi 3
Câu 1: Tính chất nào sau đây không phải là của phân tử ở thể khí ?
A. Chuyển động không ngừng. P V O Hình 1 P V O Hình 4 P T O Hình 2 T P O Hình 3
B. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của khối khí càng cao.
C. Giữa các phân tử có khoảng cách.
D. Có lúc đứng yên, có lúc chuyển động.
Câu 2: Câu nào sau đây nói về chuyển động của phân tử là không đúng ?
A. Chuyển động của phân tử là do lực tương tác phân tử gây ra.
B. Các phân tử chuyển động không ngừng.
C. Các phân tử chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của phân tử càng cao.
D. Các phân tử khí chuyển động theo đường thẳng giữa hai lần va chạm.
Câu 3: Ba thông số xác định trạng thái của một lượng khí xác định là
A. Áp suất, thể tích, khối lượng. B. Áp suất, nhiệt độ, thể tích.
C. Thể tích, khối lượng, nhiệt độ. D. Áp suất, nhiệt độ, khối lượng.
Câu 4: Phương trình không phù hợp với phương trình trạng thái khí lí tưởng là :
A. pV/T = hằng số. B. pV ~ T.
C. pT/V = hằng số. D. p1V1/T1 = p2V2/T2.
Câu 5: Phương trình trạng thái của khí lí tưởng không được áp dụng cho quá trình nào sau đây ?
A. Nung nóng một lượng khí trong một bình đậy kín.
B. Dùng tay bóp lõm quả bóng.
C. Nung nóng một lượng khí trong một xilanh làm khí nóng lên, dãn nở và đẩy pittông dịch chuyển.
D. Nung nóng một lượng khí trong một bình không đậy kín.
Câu 6:Đồ thị nào sau đây biểu diễn quá trình đẳng tích ?
A. Hình 1. B. Hình 2. C. Hình 3. D. Hình 4.
Câu 7: Hệ thức nào sau đây phù hợp với định luật Sác-lơ. P V O Hình 1 P V O Hình 2 V P O Hình 3 P T O Hình 4
30
A. p ~ t. B. p1/T1 = p2/T2.
C. p/t = hằng số. D. p1/p2 =T2/T1.
Câu 8: Nhận xét nào sau đây nói về khí lí tưởng là không đúng ?
A. Có thể tích riêng không đáng kể. B. Có lực tương tác không đáng kể.
C. Có khối lượng không đáng kể. D. Có khối lượng đáng kể.
Câu 9: Biết áp suất của khối khí ở 00 C là 1,5.105 Pa và thể tích khí không đổi. Áp suất của lượng khí này ở 2730 C là :
A. p2 = 105Pa. B. p2 = 2.105 Pa. C. p2 = 3.105 Pa. D. p2 = 4.105 Pa.
Câu 10: Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế được 40 cm3 khí ôxi ở áp suất 750 mmHg ở nhiệt độ 300K. Khi áp suất là 1500 mmHg, nhiệt độ 150K thì thể tích của lượng khí đó là :
A. 10 cm3. B. 20 cm3. C. 30 cm3. D. 40 cm3.
Đáp án
Gói câu hỏi 2
1. B 2. D 3. C 4. C 5. B 6. C 7. D 8. B 9. B 10. D
Gói câu hỏi 3
1. D 2. A 3. B 4. C 5. D 6. B 7. B 8. D 9. C 10. A
* Các bước tiến hành:
Bước 1: GV giới thiệu sơ qua về nội dung, mục tiêu của tiết học và trò chơi được sử dụng trong tiết học là trò chơi “ Nhanh như chớp” (2 phút).
Bước 2: GV giới thiệu luật chơi (đã giới thiệu ở mục 2.4.5).
Bước 3: HS chuẩn bị để sẵn sàng lên tham gia trò chơi dựa trên tinh thần xung phong hoặc sử dụng vòng tròn gọi tên.
Bước 4: GV điều khiển trò chơi.