Xây dựng dự toán kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Kế toán doanh thu chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng giao thông Hà Nội (Trang 49 - 53)

1.2 .3Trình bày thông tin doanh thu, chi phí và kết quả kinhdoanh trên BCTC

1.3. Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinhdoanh dưới góc độ kế toán

1.3.1 Xây dựng dự toán kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh

Dự toán là một trong những công cụ được sử dụng rộng rãi bởi các nhà quản lý trong việc hoạch định và kiểm soát. Dự toán cung cấp cho DN thông tin về toàn bộ kế hoạch kinh doanh của DN một cách có hệ thống và đảm bảo việc thực hiện các mục tiêuđã đề ra. Ngoài ra, việc lập dự toán còn có những tác dụng khác như sau: Xác định rõ các mục tiêu cụ thể để làmcăn cứ đánh giá việc thực hiện sau này.

Căn cứ để xây dựng dự toán

Để lập dự toán SXKD hàng năm của DN một cách khả thi, khi lập hệ thống dự toán quản trị DN phải dựa vào những căn cứ sau: Hệ thống SXKD hàng năm của

DN, các bản dự toán SXKD của các kỳ kinh doanh năm trước, các định mức CP tiêu chuẩn, phân tích điều kiện cụ thể của từng DN về kinh tế –kỹ thuật – tài chính.

Dự toán tiêu thụ của doanh nghiệp

Tiêu thụ là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, tuy nhiên khi lập dự toán tiêu thụ thì đây là khởi nguồn của cả hệ thống.

Dự toán tiêu thụ phải giải quyết được những mục tiêu cơ bản như: ước tính sản lượng tiêu thụ kế hoạch trong kỳ dự toán, ước tính giá bán kế hoạch từ đó xác định doanh thu kế hoạch và cuối cùng là ước tính lượng tiền có thể thu được từ

doanh thu phát sinh.

Để lập được dự toán tiêu thụ ta cần tham khảo hàng loạt những thông tin cơ sở về:

-Tình hình tiêu thụ các kỳ trước và chính sách giá của doanh nghiệp

-Nhu cầu thị trường và giá bán của đối thủ cạnh tranh

-Phương thức bán hàng và thời hạn thanh toán

Lường trước những khó khăn tiềm ẩn để có phương án xử lý kịp thời và đúng đắn; Liên kết toàn bộ các hoạt động của DN bằng cách hợp nhất các kế hoạch và mục tiêu của các bộ phận khác nhau.

Khi lập dự toán tiêu thụ cần quan tâm đến chính sách bán hàng của doanh nghiệp để ước tính các dòng tiền thu vào liên quan đến bán hàng trong các thời kỳ

khác nhau.

Dự toán chi phí

Dự toán giá vốn hàng bán và dự toán tồn kho cuối kỳ:

Dự toán giá vốn hàng bán cung cấp cho chúng ta thông tin về giá vốn hàng bán dự toán –một chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh dự toán sau này:

Giá vốn hàng bán được xác định theo công thức:

Giá vốn Giá vốn thành Tổng giá thành Giá vốn thành Hàng bán = phẩm tồn kho + sản phẩm sản - phẩm tồn kho Dự toán đầu kỳ xuất trong kỳ cuối kỳ

+ Chi phí vật liệu trực tiếp

+ Chí phí nhân công trực tiếp

+ Chi phí sản xuất chung

+ Tổng giá thành sản phẩm

+ Giá vốn thành phẩm tồn kho đầu kỳ

+ Giá vốn thành phẩm sẵn sang để bán

+ Giá vốn thành phẩm tồn kho cuối kỳ

+ Giá vốn hàng bán

Dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

Dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là bản dự toán bao gồm các khoản chi phí liên quan đến quá trình bán sản phẩm của một doanh nghiệp và chi phí quản lý chung toàn doanh nghiệp.

Với bản dự toán này nhà quản lý có thể lường trước được lợi nhuận ở nhiều mức doanh thu khácnhau khi nắm rõ chi phí ứng xử theo sự thay đổi của doanh thu. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp thường bao gồm 2 bộ phận chi phí biến đổi và chi phí cố định. Chi phí cố định sẽ không thay đổi theo khối lượng sản phẩm tiêu thụ, tuy nhiên chi phí biến đổi lại có thay đổi. Thông thường, chi phí biến đổi sẽ được xác định bằng một tỷ lệ nhất định trên doanh thu như tiền hoa hồng bán hàng. Việc xác định tổng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp sẽ được tính qua 2 bước: (1) dùng doanh thu bán hàng dự toán nhân (x) tỷ lê chi phí biến đổi; (2) chi phí cố định cộng (+) chi phí biến đổi để xác định tổng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

Dự toán báo cáo kết quả kinh doanh

Trên cơ sở các dự toán bộ phận đã lập, bộ phận kế toán quản trị lập các báo cáo kết quả kinh doanh dự toán. Số liệu dự toán trên các báo cáo tài chính này thể hiện kỳ vọng của các nhà quản lý tại doanh nghiệp và có thể được xem như một công cụ quản lý của doanh nghiệp cho phép ra các quyết định về quản trị, nó cũng là cơ sở để đánh giá tình hình thực hiện dự toán đã đề ra.

Dự toán này được lập căn cứ vào các dự toán doanh thu, dự toán giá vốn, và các dự toán chi phí ngoài sản xuất đã được lập. Dự toán này có thể được lập theo phương pháp toàn bộ hoặc theo phương pháp trực tiếp.

Dự toán báo cáo kết quả kinh doanh

D báo dòng tin

Dự báo dòng tiền là việc ước tính các dòng tiền vào và dòng tiền ra trong suốt

một kỳ kế toán.

Tiền ước tình thu vào được cộng với số tiền công lúc đầu kỳ, sau đó trừđi tiền

ước tính chi ra để xem tiền thừa hay thiếu. Thông thường dự toán dòng tiền được

lập cho tháng 12 nên nhà quản trị sẽcăn cứvào đó để nắm rõ sựthay đổi tiền trong

cả kỳ kế toán năm để có biện pháp cân đối dòng tiền trong cả năm. Dự toán dòng tiền cũng có thể giúp nhà quản trị đưa ra những quyết định ngắn hạn và dài hạn về

quản lý tiền.Ví dụ, nhà quản trị có thể lựa chọn việc đầu tư tiền nhàn rỗi vào chứng

khoán với lợi ích cao hơn thay vì chi trả ngay các khoản nợchưa đến hạn trả.

Để lập được dự toàn dòng tiền kỳ này, đòi hỏi doanh nghiệp phải xác định

được lịch trình thu tiền và lịch trình chi tiền trên cơ sở doanh thu bán hàng và giá trị

hàng mua vào trong kỳ. Nguyên tắc kế toán được sử dụng để xác định lịch trình

dòng tiền là nguyên tắc cơ sở dồn tích, tức là kế toán sẽ ghi nhận doanh thu phát

D toán báo cáo tài chính

Gồm các báo cáo tài chính dự kiến, Bảng cân đối kế toán dự kiến, báo cáo lưu

chuyển tiền tệ dự kiến. Những dự toàn này trình bày các kết quả tài chính của các

hoạt động của doanh nghiệp cho kỳ dự toán. Dự toán báo

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Kế toán doanh thu chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng giao thông Hà Nội (Trang 49 - 53)