1.2.1 .Khái niệm và đặc điểm huy động vốn tiền gửi khách hàng cá nhân
2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam ch
2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thạch Thất nhánh Thạch Thất
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Lịch sử hình thành:
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thạch Thất (sau đây gọi tắt là – BIDV Thạch Thất) có trụ sở chính tại cụm Công Nghiệp Bình Phú, Xã Bình Phú, Huyện Thạch Thất, Hà Nội.
Chi nhánh Thạch Thất đi vào hoạt động chính thức từ 01/06/2015 trên cơ sở bàn giao, chia tách quy mô hoạt động từ hai Chi nhánh Sơn Tây và Chi nhánh Hà Tây với tổng quy mô (huy động vốn và dư nợ) ban đầu khoảng 900 tỷ. Đến tháng 7/2015, chi nhánh tiếp nhận thêm Phòng giao dịch KĐT Trung Yên ( hiện nay là phòng giao dịch Lê Đức Thọ) của chi nhánh Đại La, đưa tổng quy mô của chi nhánh lên khoảng 1.000 tỷ. Sau 5 năm đi vào hoạt động, tuy đã đạt được một số thành tựu nhất định, nhưng bên cạnh đó chi nhánh vẫn còn nhiều khó khăn về địa bàn hoạt động, ổn định và phát triển nền khách hàng.... nhưng chi nhánh đã tích cực đẩy mạnh tăng trưởng quy mô trên tất cả các mặt hoạt động huy động vốn, tín dụng, tăng cường phát triển dịch vụ tới các đối tượng khách hàng, chú trọng và đổi mới trong công tác bán lẻ.
Chức năng nhiệm vụ:
Giống như các ngân hàng thương mại khác, BIDV Thạch thất là một ngân hàng kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực về tài chính, tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng phù hợp với quy định của pháp luật, bao gồm: dịch vụ ngân hàng (cung cấp đầy đủ, trọn gói các dịch vụ ngân hàng truyền thống và hiện đại): dịch vụ bảo hiểm (bảo hiểm, tái bảo hiểm tất cả các loại hình nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ); chứng khoán (môi giới chứng khoán, lưu ký chứng khoán, tư vấn đầu tư doanh nghiệp, cá nhân, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư); đầu tư tài
chính (đầu tư chứng khoán, trái phiêu, cổ phiếu...); góp vốn thành lập doanh nghiệp để đầu tư các dự án.
Hoạt động kinh doanh của BIDV Thạch Thất luôn phải cạnh tranh gay gắt với các tổ chức tín dụng và quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn. Nhưng được sự quan tâm, chỉ đạo của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam cũng như sự đồng tình ủng hộ của chính quyền địa phương cùng sự nhất trí của tập thể cán bộ công nhân viên, ban lãnh đạo đã bám sát định hướng phát triển kinh tế địa phương, chỉ đạo điều hành hoạt động của chi nhánh, hoàn thành kế hoạch được giao.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức
Bộ máy tổ chức của Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thạch thất được thể hiện trong sơ đồ sau:
Nguồn: Phòng quản lý nội bộ - BIDV Thạch Thất
Phó giám đốc Phó giám đốc Khối quản lý khách hàng Khối quản lý rủi ro Khối tác nghiệp Khối quản lý nội bộ Khối trực thuộc Giám đốc Phòng QLKH cá nhân Phòng QLKH doanh nghiệp Phòng quản lý rủi ro Phòng quản trị tín dụng Phòng Giao dịch khách hàng Phòng Quản lý nội bộ PGD Hòa Lạc PGD Lê Đức Thọ PGD The Manor
Cơ cấu tổ chức của BIDV Thạch Thất được lập theo đúng quy định và trình tự của BIDV Việt Nam.
BIDV Thạch Thất thành lập ngày 01/06/2015 ngay khi mới đi vào hoạt động chi nhánh có 7 phòng, tổ tại trụ sở chi nhánh, 02 phòng giao dịch trực thuộc (Phòng giao dịch Hòa Lạc và Phòng giao dịch The Manor (trước đây là PGD của BIDV CN Hà Tây). Và đến tháng 7/2015 nhận bàn giao thêm 01 PGD do sạt nhập Ngân hàng Nhà đồng bằng Sông cửu Long( MHB) vào Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, với số lượng cán bộ là 57 người. Đến nay theo quy định cơ cấu tổ chức bộ máy của hệ thống, Chi nhánh gộp các Phòng chức năng lại cụ thể gồm: phòng khách hàng doanh nghiệp, phòng khách hàng cá nhân, phòng giao dịch khách hàng, phòng quản lý rủi ro, phòng quản trị tín dụng, phòng quản lý nội bộ và 03 phòng giao dịch. Số lượng cán bộ của Chi nhánh cũng tăng lên 79 người.
Mạng lưới hoạt động của BIDV Thạch Thất được mở rộng dần từ trung tâm huyện Thạch Thất cho đến phía Tây của khu vực Hà Nội.
2.1.3 Khái quát về hoạt động kinh doanh
BIDV Thạch Thất sau 05 năm thành lập đã có những bước phát triển nhất định, ngày càng khẳng định được năng lực của mình và khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn huyện và phía Tây của khu vực Hà Nội. Điều đó được cụ thể qua những kết quả đạt được trên tất cả các mảng hoạt động kinh doanh.
Kinh tế xã hội Việt Nam từ 2017-2019 đã có nhiều chuyển biến, với sự nỗ lực kiến tạo của Chính phủ, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực, toàn diện,Tăng trưởng kinh tế năm 2019 đạt 7,02,mức tăng cao nhất trong vòng 11 năm qua. Chất lượng tăng trưởng và môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện, doanh nghiệp thành lập mới được tăng mạnh, nền tảng kinh tế vĩ mô được củng cố, tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm có xu hướng giảm dần, an sinh xã hội được quan tâm thực hiện.Kết quả trên có sự đóng góp quan trọng, trực tiếp của hệ thống ngân hàng, NHNH đã có những điều hành hiệu quả chính sách tiền tệ, các hoạt động ngân hàng để thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an toàn hoạt động hệ thống.
Năm 2019, BIDV đã hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kinh doanh , chuyển dịch cơ cấu tài sản có và tài sản nợ theo hướng bền vững, an toàn, chất lượng , hiệu quả. Với phương châm “ Kỷ cương - Trách nhiệm – Hiệu quả, bằng sự nỗ lực bền bỉ không ngừng, năm 2019, BIDV đạt được kết quả nổi bật ở tất cả các chỉ số quan trọng, hoàn thành đồng bộ 13/13 chỉ tiêu KHKD, quy mô tăng trưởng ổn định, quyền lợi cổ đông và người lao động được đảm bảo, đóng góp tích cực vào ngân sách nhà nước.
Trong bối cảnh đó, BIDV Thạch Thất đã bám sát trủ trương của Chính phủ, Ngân hàng nhà nước, trên cơ sở định hướng chỉ đạo quyết liệt của Hội sở chính, Ban giám đốc chi nhánh đã lãnh đạo, tập hợp sự nỗ lực của các tập thể, cá nhân trong chi nhánh đồng tâm, hợp lực thực hiện kế hoạch kinh doanh. Kết quả kinh doanh của BIDV Thạch Thất năm 2017, 2018 đã có sự chuyển biến tích cực về quy mô và hiệu quả, diện mạo và vị thế của chi nhánh có sự thay đổi rõ rệt.
Qua ba năm từ 2017 đến 2019, chi nhánh đạt tốc độ tăng trưởng khá với quy mô vốn tăng trưởng ổn định. Năm 2019 hiệu quả kinh doanh của chi nhánh tăng trưởng rõ rệt,mặc dù tính chất cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt. Năm 2019 lợi nhuận trước thuế thực hiện 113,663 tỷ đồng
Nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động, tạo cơ chế kinh doanh có tính nhất quán, bình đẳng, phân bổ chi phí thu nhập khách quan và công bằng cũng như xây dựng mô hình Ngân hàng hiện đại, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam thực hiện cơ chế quản lý vốn tập trung. Điều này có nghĩa là toàn bộ nguồn vốn huy động tại Chi nhánh Thạch Thất sẽ được bán lại cho hội sở chính theo giá mua vốn (FTP mua vào) và khi có nhu cầu cho vay, Hội sở chính sẽ bán vốn cho Chi nhánh theo giá bán vốn (FTP bán ra). Về hoạt động cho vay, có một đặc điểm là tỷ trọng cho vay khách hàng cá nhân còn chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng dư nợ cho vay qua các năm. Việc tập trung cho vay vào một số khách hàng doanh nghiệp lớn cũng sẽ tiềm ẩn rủi ro cho chi nhánh nếu không may rủi ro gặp phải với đối tượng này, dẫn đến không trả được nợ cho chi nhánh thì tỷ lệ nợ xấu sẽ tăng vọt và ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của chi nhánh ngay lập tức. Do đó chi nhánh cần tăng
trưởng quy mô tín dụng đồng đều hơn giữa khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp.Những năm qua BIDV đặc biệt quan tâm đến phát triển tín dụng cá nhân theo đó tỷ trọng tín dụng cá nhân ngày càng tăng lên, tốc độ tăng trưởng tín dụng cá nhân cũng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp. Cùng chung xu hướng phát triển của hệ thống, tín dụng cá nhân của BIDV Thạch Thất trong những năm qua cũng đạt được những kết quả đáng ghi nhận về thị phần, về tốc độ tăng trưởng và chất lượng tín dụng.