Tại trường THPT Nghi Lộc 2.

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO DẠY HỌC GIÚP HỌC SINH ôn LUYỆN KIẾN THỨC PHẦN “đặc ĐIỂM CHUNG CỦA TỰ NHIÊN” địa LÍ 12 GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN (Trang 48 - 53)

Lớp thực nghiệm 12A2: 42 HS và lớp đối chứng 12A3: 41 HS.

Lớp Tổng số Giỏi Khá Tb Yếu Kém SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) 12A2 42 12 28.5 20 47.6 10 23.8 0 0 0 0 12A3 41 6 14.6 11 26.8 18 43.9 6 14.7 0 0

45

Biểu đồ thể hiện tỉ lệ kết quả xếp loại của lớp thực nghiệm và đối chứng ở trường THPT Nghi Lộc 2.

- Tại trường THPT Nghi Lộc 4

Lớp thực nghiệm 12A2: 40 HS và lớp đối chứng 12A3: 41 HS

Lớp Tổng số Giỏi Khá TB Yếu

SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) 12A2 40 10 25.0 20 50.0 10 25.0 0 0 12A2 40 10 25.0 20 50.0 10 25.0 0 0

12A3 41 6 14.6 11 26.8 19 46.3 5 12.3

Biểu đồ thể hiện tỉ lệ kết quả xếp loại của lớp thực nghiệm và đối chứng ở

trường THPT Nghi Lộc 4.

- Tại trường THPT Nghi Lộc 5:

Lớp thực nghiệm 12A5: 38 HS và lớp đối chứng 12A6: 38 HS

Lớp Tổng số Giỏi Khá Tb Yếu Kém SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) 12A5 38 10 26.3 16 42.1 12 31.6 0 0 0 0 12A6 38 5 13.2 11 28.9 17 44.7 5 13.2 0 0 LỚP THỰC NGHIỆM GIỎI KHÁ TRUNG BÌNH YẾU LỚP ĐỐI CHỨNG GIỎI KHÁ TRUNG BÌNH YẾU LỚP THỰC NGHIỆM GIỎI KHÁ TB YẾU LỚP ĐỐI CHỨNG GIỎI KHÁ TB YẾU

46

Biểu đồ thể hiện tỉ lệ kết quả xếp loại của lớp thực nghiệm và đối chứng ở trường THPT Nghi Lộc 5.

Qua tổng hợp và phân tích số liệu, tôi và các đồng nghiệp rút ra được một số kết luận như sau:

Sau khi chấm bài kiểm tra và phân tích số liệu cho thấy kết quả của lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng ở cả 3 trường trong huyện, ở lớp thực nghiệm giờ học sôi nổi, HS rất có hứng thú học tập, tích cực, tự giác hơn trong thực hiện các nhiệm vụ học tập ở lớp và tự học ở nhà, biết tìm tòi, vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề thực tiễn. Kết quả học tập ở lớp thực nghiệm cao hơn. Qua đó tôi và đồng nghiệp kết luận việc ứng dụng CNTT vào dạy học, ôn luyện, kiểm tra đánh giá là rất cần thiết, đáp ứng nhu cầu chủ động, linh hoạt trong học tập của HS nhất là trong giai đoạn dịch bệnh đang diễn biến phức tạp như hiện nay. Việc ứng dụng CNTT trong ôn luyện, kiểm tra đánh giá kiến thức Địa lí 12 đã mang lại hiệu quả rất tích cực, hình thành phát triển năng lực tự học và năng lực CNTT cho HS, giúp các em có được sự chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp tới và trong cuộc sống sau này.

3.2. Kinh nghiệm của bản thân

Trong quá trình xây dựng và áp dụng đề tài “Ứng dụng CNTT vào dạy học

giúp HS ôn luyện kiến thức phần “Đặc điểm chung của tự nhiên” Địa lí 12 góp phần nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến”, bản thân tôi nhận thấy rằng: Đổi mới

hình thức ôn luyện, kiểm tra đánh giá kiến thức theo hướng ứng dụng CNTT là việc làm cần thiết của GV để hình thành, phát triển các phẩm chất và năng lực của người học theo tinh thần đổi mới giáo dục, góp phần thực hiện mục tiêu chuyển đổi số trong giáo dục hiện nay.

Để ứng dụng CNTT vào ôn luyện, kiểm tra đánh giá kiến thức cho HS một cách có hiệu quả, bản thân tôi rút ra một số kinh nghiệm sau:

- GV cần thường xuyên tự bồi dưỡng, trang bị cho mình một số kĩ năng CNTT phục vụ dạy học và hướng dẫn HS ứng dụng CNTT trong quá trình học.

LỚP THỰC NGHIỆMGIỎI GIỎI KHÁ TRUNG BÌNH YẾU LỚP ĐỐI CHỨNG GIỎI KHÁ TRUNG BÌNH YẾU

47 - GV cần có sự phối hợp với nhà trường, GV chủ nhiệm, phụ huynh HS để tạo điều kiện cho các em được trang bị cơ sở vật chất, các thiết bị ứng dụng CNTT và sử dụng chúng phục vụ cho việc học tập.

- Đa dạng hóa nội dung và hình thức ứng dụng CNTT phù hợp với nội dung, mục tiêu bài học và hứng thú của HS để hấp dẫn, lôi cuốn các em, phát huy hiệu quả trong ôn luyện, kiểm tra đánh giá kiến thức.

- Có hình thức tuyên dương kịp thời đối với những kết quả của HS, tạo sự phấn khích, niềm hứng thú ứng dụng CNTT vào ôn luyện, kiểm tra đánh giá kiến thức cho các em.

48

PHẦN III. KẾT LUẬN 1. Kết luận. 1. Kết luận.

Qua nghiên cứu đề tài này tôi nhận thấy rằng việc ứng dụng CNTT vào ôn luyện, kiểm tra đánh giá kiến thức trong nhà trường là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Đây là cách thức có hiệu quả giúp HS ôn luyện, củng cố kiến thức trong dạy học đặc biệt là khi dạy học trực tuyến để ứng phó với đại dịch Covid 19. Mặt khác, với cách thức này sẽ phát huy tính tích cực, chủ động và hình thành, phát triển năng lực tự học, năng lực sử dụng CNTT cho HS, giúp các em có thể ôn luyện, tìm kiếm kiến thức mọi lúc, mọi nơi và học tập suốt đời, góp phần thực hiện mục tiêu chuyển đổi số trong giáo dục hiện nay.

Đề tài “Ứng dụng CNTT vào dạy học giúp HS ôn luyện kiến thức” đã giải quyết được các vấn đề sau:

- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường THPT.

- Xây dựng các giải pháp, cách thức ứng dụng CNTT vào dạy học giúp HS ôn luyện kiến thức góp phần nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến.

- Tiến hành thực nghiệm các giải pháp, cách thức ứng dụng CNTT vào dạy học được xây dựng trong đề tài đối với một số lớp 12 tại một số trường THPT trên địa bàn huyện Nghi Lộc và bước đầu đã mang lại hiệu quả trong việc ôn luyện kiến thức cho HS, góp phần nâng cao chất lượng dạy học, đặc biệt là trong giai đoạn dạy học trực tuyến như hiện nay.

Sau quá trình nghiên cứu và thực nghiệm, đề tài cũng mang lại ý nghĩa đối với bản thân, HS và đồng nghiệp.

Đối với bản thân: Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kĩ năng ứng

dụng CNTT vào dạy học, đổi mới hình thức tổ chức và phương pháp dạy học bộ môn Địa lí ở THPT theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho HS. Thông qua việc nghiên cứu đề tài bản thân tôi sẽ tiếp tục phát triển việc ứng dụng CNTT trong dạy học như xây dựng thêm nhiều video bài giảng chất lượng, tăng cường nghiên cứu thêm các trò chơi trên giấy, PowerPoint, trò chơi trực tuyến trên các website… cả về chiều rộng lẫn chiều sâu giúp các em HS có thêm nhiều học liệu, kênh thông tin để ôn luyện kiến thức và kĩ năng cần thiết. Từ đó, nâng cao hiệu quả ôn tập cho HS 12 nói riêng và hiệu quả giáo dục nói chung.

Đối với HS: Thông qua việc ứng dụng CNTT vào ôn luyện, kiểm tra đánh giá

kiến thức sẽ giúp HS hứng thú học tập hơn, hiểu kiến thức một cách sâu sắc, nhớ kiến thức lâu hơn, rộng hơn, hình thức và không gian học tập cũng đa dạng hơn, giúp các em phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, hình thành các phẩm chất và năng lực cần thiết.

49 - Về năng lực: HS phát triển các năng lực: Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tin học; năng lực ngôn ngữ…

Đối với đồng nghiệp: Trong phạm vi nghiên cứu đề tài này đã phần nào giúp

cho GV nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng, sự cần thiết của việc ứng dụng CNTT kết hợp với phương pháp, hình thức dạy học thích hợp vào các hoạt động giáo dục. Các giải pháp được xây dựng trong đề tài sẽ góp phần giúp GV từng bước thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục theo xu hướng hiện nay.

2. Kiến nghị.

Trong thời gian gần đây, việc ứng dụng CNTT vào dạy học và hoạt động giáo dục ở trường THPT đã được triển khai thực hiện. Tuy nhiên do điều kiện khó khăn của mỗi trường, sự hạn chế về trình độ CNTT của GV nên việc ứng dụng CNTT vào dạy học còn chưa phong phú, chưa hiệu quả đôi khi còn mang tính hình thức, chưa được quan tâm, đầu tư đúng mức. Do vậy, trong quá trình giảng dạy và nghiên cứu đề tài, bản thân tôi xin phép có một vài kiến nghị đối với các cấp như sau:

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO DẠY HỌC GIÚP HỌC SINH ôn LUYỆN KIẾN THỨC PHẦN “đặc ĐIỂM CHUNG CỦA TỰ NHIÊN” địa LÍ 12 GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)