Chống giáo điều nho giáo, đề cao văn hoá dân tộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng chính trị của hồ quý ly (Trang 63 - 68)

Chƣơng 2 : NỘI DUNG TƢ TƢỞNG CHÍNH TRỊ CỦA HỒ QUÝ LY

2.3. Chống giáo điều nho giáo, đề cao văn hoá dân tộc

2.3.1. Chống giáo điều Nho giáo

Nho giáo là một học thuyết chính trị và đạo đức có nguồn gốc từ Trung Quốc do Khổng Tử sáng lập “tư tưởng chính trị Nho giáo là tổng thể những nguyên tắc thiết yếu của Nho giáo, theo đó nhà nước được tổ chức nên, hoạt động và duy trì quyền lực của giai cấp phong kiến” [47, tr.83]. Đối với Hồ Quý Ly, tuy không phải là người có tiếng về học hành đỗ đạt, thế nhưng ông lại là người có kiến thức trong nhiều lĩnh vực. Đối với học thuật ông cũng là người luôn có chính kiến riêng và một trí tuệ vượt trội so với các nhà Nho đương thời. Điều đó thể hiện trong việc tiếp thu hệ tư tưởng Nho giáo có tính sáng tạo, trên cơ sở phê phán, chọn lọc. Nho giáo qua cách nhìn của Hồ Quý Ly là Nho giáo thực dụng, chống giáo điều, bên cạnh đó còn kết hợp với tinh thần Pháp gia. Trong hành động và suy nghĩ, ông tỏ ra là một nhà nho cấp tiến và cho r ng những điều ghi trong sách của Nho giáo không phải đúng hoàn toàn. Hồ Quý Ly cũng là người chịu ảnh hưởng của trường phái Pháp gia, vì

vậy trong đường lối chính trị để điều hành đất nước cũng như trong công cuộc cải cách của mình, Hồ Quý Ly đều nhất quán sử dụng đường lối pháp trị ngay từ khi được cất nhắc lên vị trí Khu mật viện đại sứ. Tuy nhiên, chỉ khi lên làm vua và sau này là Thái thượng hoàng thì những tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly mới được thực hiện một cách rõ nét theo đường lối Pháp trị.

Hồ Quý Ly vẫn theo mô hình của triều đình Trung Hoa cổ điển, b ng việc đề cao những tác phẩm kinh điển và các kì thi Nho học. Thế nhưng trong suy nghĩ và hành động của mình, Hồ Quý Ly tỏ ra là một nhà nho cấp tiến, ông là nhà nho duy nhất không tôn s ng Tống Nho một cách tuyệt đối m quáng. Hồ Quý Ly tìm cách giải thích Nho giáo theo quan điểm riêng của mình, cải tiến có chọn lọc tư tưởng Nho giáo theo tinh thần thực tiễn, ph hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam. Nội dung trong Kinh thư của Nho giáo d ng để truyền bá lí tưởng chính trị, đề cao vai trò của thiên tử để các chư hầu phải phục t ng, tạo nên nền thái bình thịnh trị. Đối với Hồ Quý Ly, Kinh thư chỉ có giá trị trong thiên Vô dật (không lười biếng), là thiên tập hợp những điều khuyên vua chúa, ông d ng để dạy vua phải chăm lo chính sự (sau khi đã gạt bỏ những mô hình khuôn mẫu Đường - Ngu - Tam đại), chỉ tập trung vào những vấn đề cốt yếu mà người đứng đầu phải làm, phải hành động như: phải hiểu nỗi khó nhọc của dân, không nên đánh thuế nặng…

Lần đầu tiên, kinh điển Nho giáo Trung Hoa được thẩm định lại khi Hồ Quý Ly nêu lên những điểm nghi ngờ đối với sách Luận ngữ và người sáng lập ra Nho giáo là Khổng Tử. Tháng 12 năm 1392, Hồ Quý Ly soạn sách Minh đạo b ng chữ Nôm gồm 14 thiên, trong đó đáng chú ý là việc ông sắp xếp lại vị trí thờ cúng trong Văn miếu Quốc tử giám “miếu thờ Chu Công ở chính giữa ngoảnh về phương nam; Khổng Tử ở bên ngoảnh về phương tây” [07, tr.707], điều đó có nghĩa trong quan điểm của Hồ Quý Ly thì vai trò của Khổng Tử bị hạ thấp một cách đáng kể, vì trong sách của mình, ông nêu ra 4 việc đáng ngờ như: Khổng Tử đến yết kiến nàng Nam Tử; Khổng Tử bị hết lương ăn ở nước Trần; Công Sơn triệu, Phật Hất triệu, Khổng Tử đều muốn đến giúp; Hàn Vũ Quý Ly cho là “đạo nho”, còn những người hiền như hai họ Trình, Dương Quy Sơn, Chu Tử, Chu Mậu Thúc, La Trọng Tố, Lý Diên Bình thì ông cho là hiểu biết rộng nhưng suy nghĩ viễn vông, chỉ biết cắp nhặt của người khác.

Với quan điểm của một nhà nho cấp tiến, nên không ngạc nhiên khi Hồ Quý Ly cho Hàn Dũ (danh nho thời Đường) là “đạo nho” (trong sách Minh Đạo) - nghĩa là người luôn nói chuyện đạo nghĩa, sách thánh hiền, nhưng hành động lại luôn đi ngược lại. Việc Hồ Quý Ly soạn sách Minh đạo có thể coi là quyển sách phê bình triết học đầu tiên ở nước ta, nội dung cuốn sách là phê phán trực diện vào hệ tư tưởng Tống Nho - được coi là chuẩn mực trong ý thức hệ của phần đông quý tộc và quan lại Nho học. Tuy r ng những điều mà ông phê phán chưa h n đã có cơ sở chính xác do nguồn tư liệu hạn chế, nhưng qua những đánh giá, nhận xét của ông mà sử cũ ghi lại được, ta thấy Hồ Quý Ly là một người có tinh thần cách tân, luôn tiếp thu cái mới, dám nói, dám làm, giữ vững quan điểm và chính kiến của mình ngay cả khi chịu nhiều áp lực.

Tháng 11 năm 1396, Hồ Quý Ly còn dịch Kinh thi ra chữ Nôm với tên sách

Quốc ngữ Thi nghĩa, việc đáng chú ý là ông viết lại đề tựa, chú giải theo ý của

mình, chứ không theo lời tựa của Chu Tử (Chu Hy) - một Nho gia đời Tống, chuyên chú giải bộ sách kinh điển của Nho giáo (lục kinh). Một nhà nghiên cứu đã viết “Người nước ta, trước Quý Ly, học Thi, Thư của Tàu, nô lệ theo tư tưởng người Tàu, nhất nhất quy theo lời chú thích của Chu Hy, chỉ họ Hồ là người trước hết thoát ly được óc nô lệ cổ nhân, đáng phục thay”. [50, tr.110].

Trước và sau Hồ Quý Ly một thời gian dài, chưa có nhà nho nào tiếp thu kinh điển của Nho gia mà phê phán, lý giải và sử dụng nó vào thực tiễn của triều đại mình như vậy. Điều đó cũng thể hiện ý thức độc lập và sáng tạo của ông trong việc vận dụng kinh điển Nho giáo vào việc cai trị đất nước, phản ánh ý chí tự tôn dân tộc của người đứng đầu Nhà nước, không chịu chấp nhận những khuôn mẫu có sẵn của ý thức hệ Nho giáo cổ điển có nguồn gốc từ Trung Hoa. Đây được xem là tư tưởng độc lập dân tộc trên phương diện văn hóa tư tưởng đáng trân trọng của Hồ Quý Ly.

2.3.2. Đề cao chữ Nôm và văn hóa dân tộc, chấn chỉnh việc học hành thi cử

2.3.2.1. Chữ Nôm và văn hóa dân tộc

Qua việc biên tập hai cuốn sách Minh đạoQuốc ngữ Thi nghĩa b ng chữ Nôm, Hồ Quý Ly đã cho thấy ông muốn đề cao và khuyến khích việc d ng chữ Nôm trong đời sống cũng như trong các văn bản chính thức của triều đình. Vì trước đó, chữ Hán vốn được coi là văn tự chính thức của Nhà nước, được d ng để dạy học

trong các trường lớp và các văn bản của Nhà nước từ địa phương đến trung ương. Tuy nhiên, đối với Hồ Quý Ly, ông muốn phá vỡ tiền lệ đó, muốn người Việt Nam phải d ng chữ Việt Nam. Vì vậy, ông đã sử dụng chữ Nôm với mong muốn đây là chữ viết riêng của dân tộc, không sử dụng chữ Hán. Đây là việc làm mà các triều đại trước đó và một thời gian sau cũng chưa làm được. Điều này đã cho thấy nhận thức vượt thời đại của Hồ Quý Ly, ông đã có những cống hiến tích cực vào quá trình biến đổi nền văn học ngoại lai thành văn học của dân tộc ta, trước hết là ngôn ngữ văn học thuần Việt, điều này được thể hiện qua 2 cuốn sách nói trên và những bài thơ chữ Nôm của ông. Việc đưa chữ Nôm vào đời sống người Việt của Hồ Quý Ly đã tạo điều kiện cho sự phát triển mạnh mẽ của chữ Nôm trong nền văn học nước nhà ở những triều đại sau này.

Với tư tưởng độc lập tự chủ b ng hành động thể hiện tinh thần văn hóa dân tộc sâu sắc, Hồ Quý Ly đã tiếp thu có chọn lọc, đồng thời phê phán những điểm hạn chế của nền văn hóa của phương Bắc, thể hiện mong ước xây dựng một nền văn hóa riêng, đậm đà bản sắc dân tộc.

Tư tưởng cải cách văn hóa của Hồ Quý Ly còn được thể hiện ở một số lĩnh vực quan trọng khác như: chấn hưng lễ nhạc, sửa đổi nghi thức lễ tân, cải cách phẩm phục triều nghi, khôi phục, lập lại các nghi lễ truyền thống và những nơi thờ cúng, tín ngưỡng mang tính văn hóa, nh m khôi phục lại ý thức văn hóa cộng đồng của người Việt.

2.3.2.2. Cải cách về giáo dục

Tư tưởng cải cách giáo dục của ông được manh nha và triển khai trong suốt giai đoạn từ năm 1392 đến 1406. Cải cách giáo dục của ông trong giai đoạn đầu đã được thể hiện thông qua việc biên soạn, dịch thuật và giải thích lại các sách kinh điển của Nho giáo ra chữ Nôm (như đã trình bày ở phần chữ Nôm và văn hóa dân tộc) với nội dung giáo dục mang tính thực tiễn, sáng tạo và ph hợp hơn với văn hóa Việt Nam. Việc ông sử dụng chữ Nôm trong đời sống nói chung và giáo dục nói riêng với ý nghĩa là chữ quốc ngữ đã thể hiện ý thức dân tộc sâu sắc và quan điểm chính trị mới của ông.

Để phát triển nền giáo dục có tính đại chúng, Hồ Quý Ly đã sử dụng chính sách khuyến học để mở rộng việc học đến các địa phương - qua đó thể hiện tầm

nhìn của ông về nâng cao dân trí và đào tạo nhân tài cho đất nước, đây là vấn đề lớn mà sau này các triều đại phong kiến rất quan tâm. Với chính sách khuyến học này, một hệ thống trường lớp đã được thiết lập ở khắp các phủ, châu. Năm 1397, Hồ Quý Ly cho mở trường ở các châu, phủ thuộc các lộ Kinh Bắc, Sơn Nam, Hải Đông. Để tạo điều kiện cho phát triển giáo dục, ông đưa ra chính sách hỗ trợ được đánh giá là thực tế “cho ruộng công theo thứ bậc khác nhau: phủ châu lớn thì 15 mẫu, phủ châu vừa thì 12 mẫu, phủ châu nhỏ 10 mẫu để chi phí cho việc nhà…” [07, tr.717], nghĩa là Nhà nước cho phép mỗi phủ châu lấy lợi tức từ những ruộng công được chia này chi trả các khoản phí hoạt động của trường.

Thi cử thời nhà Hồ kế thừa và phát triển quy chế thi cử của các triều đại trước. Tuy nhiên, Hồ Quý Ly đã đưa ra quy định mới để tuyển chọn được những người đỗ đạt có đủ trình độ, năng lực giải quyết các vấn đề của xã hội b ng việc hai lần sửa đổi quy chế thi cử. Lần thứ nhất vào năm 1396, với cương vị là Nhập nội phụ chính thái sư, ông đã quy định cách thức thi chọn nhân tài (thi cử nhân) một cách cụ thể, bãi bỏ phép viết ám tả cổ văn, d ng thể văn bốn kì (Tứ trường văn thể): kì thứ nhất thi một bài kinh nghĩa, phải từ 500 chữ trở lên; kỳ thứ hai thi một bài thơ Đường luật và một bài phú cổ thể hoặc thể Ly tao, thể Văn tuyển; kỳ thứ ba thi chiếu, chế, biểu mỗi thể một bài; kỳ thứ tư thi một bài Văn sách, d ng điển tích ở sách kinh, sách sử và thời sự để ra đầu bài [07, tr.713]. Ngoài ra, các khoa thi cũng được quy định rõ ràng: cứ năm trước thi Hương thì năm sau thi Hội, mỗi kỳ cách nhau một năm, người nào trúng tuyển ở những kỳ thi này sẽ được nhà vua ra đề thi, đây là khởi đầu cho việc tổ chức thi Hương, Hội hay cử nhân của các triều đại phong kiến sau này.

Lần thứ hai cải tiến quy chế thi cử là vào năm 1404, ngoài 4 kỳ thi theo quy định năm 1396, vua nhà Hồ đã bổ sung thêm kì thi viết chữ và toán học. Và chỉ 2 năm sau đó, nhà Hồ đã tuyển dụng được 170 người b ng hình thức thi 5 kỳ, trong đó có những người tài năng như Nguyễn Trãi, Lý Tử Tấn, Vũ Mộng Nguyên, Hoàng Hiến, tuy nhiên sau đó bị gián đoạn do nhà Minh xâm lược nước ta. Thái độ đề cao đối với Nho giáo và nho sỹ của Hồ Quý Ly đã có tác dụng rất lớn trong nhân dân, qua đó cũng chứng tỏ một bước phát triển đáng kể của Nho học và Nho giáo dưới thời nhà Hồ. Theo Giáo sư Trần Văn Giàu, dưới thời nhà Hồ, Nho giáo được

Nhà nước khuyến khích mạnh mẽ hơn bất cứ triều đình nào trước đây. Điều chắc chắn là đến nhà Hồ, Nho giáo đã chiếm ưu thế tuyệt đối trong bộ máy Nhà nước [10, tr.71]. B ng nhận thức tầm quan trọng của việc thi toán học trong hệ thống thi quốc gia, ta thấy được Hồ Quý Ly đã đánh giá rất cao toán học trong việc phát triển tư duy logic, khoa học, qua đó cho thấy cái nhìn mới m , tiến bộ, thực tiễn trong hệ thống tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là sau khi triều Hồ sụp đổ, các triều đại phong kiến tiếp theo đã không đưa toán học vào dạy học và thi cử.

Qua những cải cách của Hồ Quý Ly trong lĩnh vực giáo dục, ta có thể thấy mặc d chỉ mới thực hiện các chính sách đổi mới giáo dục chưa lâu (15 năm) và cũng chưa tạo thành hệ thống lý luận về tư tưởng cải cách giáo dục, nhưng tư tưởng cải cách về giáo dục của Hồ Quý Ly trong khoảng hơn mười năm cuối thế kỉ XIV đầu thế kỉ XV đã đạt được những kết quả nhất định đáng ghi nhận, đã góp phần tạo nên một lớp sĩ phu được đào tạo bài bản hơn, toàn diện hơn so với thời kỳ trước. Mong muốn xây dựng một nền giáo dục mang bản sắc dân tộc, ph hợp với thực tiễn là những đóng góp tiêu biểu, tiến bộ trong tư tưởng chính trị và hành động thực tiễn của Hồ Quý Ly, tiếc r ng việc cải cách giáo dục của ông chỉ được thực hiện trong thời gian ngắn. Trong bài nghiên cứu của mình, tác giả Phạm Cúc đã có những đánh giá tương đối khách quan về việc cải cách giáo dục của Hồ Quý Ly: “Về cải cách giáo dục của Hồ Quý Ly, đưa ra vẫn gợi cho ta nhiều bài học có ích về cải cách giáo dục, và chắc đây là mặt có nhiều thành công nhất của Hồ Quý Ly trong cuộc đời hoạt động chính trị đầy mưu lược, táo bạo và có lắm mâu thuẫn của ông” [17].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng chính trị của hồ quý ly (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)