Cao pháp trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng chính trị của hồ quý ly (Trang 68)

Chƣơng 2 : NỘI DUNG TƢ TƢỞNG CHÍNH TRỊ CỦA HỒ QUÝ LY

2.4. cao pháp trị

Không phải khi lập nên nhà Hồ, Hồ Quý Ly mới quan tâm tới việc xây dựng hệ thống pháp luật, mà ngay từ khi còn làm quan trong triều đình nhà Trần, Hồ Quý Ly đã thấy xã hội đầy rẫy sự bất an, loạn lạc, phép tắc trong triều không còn quy củ như trước, điều đó là do pháp luật, kỉ cương không được đề cao. Chính vì vậy, khi lên làm vua, ông đã rất quan tâm đến pháp luật, xem đó là cơ sở để kiện toàn bộ máy chính quyền, củng cố quyền lực chính quyền, tăng cường sức mạnh quân đội để trấn áp sự phản kháng của các thế lực th địch bên trong, chống trả sự xâm lược

từ bên ngoài và quản lý xã hội. Việc đề cao tư tưởng pháp trị của Hồ Quý Ly ph hợp với yêu cầu xã hội lúc bấy giờ, đồng thời thể hiện bước phát triển về mặt kiến trúc thượng tầng của xã hội Việt Nam nói chung và chính quyền nhà Hồ nói riêng.

Với tư tưởng đề cao pháp trị, xây dựng hệ thống luật pháp cho quốc gia, nên d chỉ tồn tại được 7 năm và cũng chưa xây dựng được một bộ luật hoàn chỉnh như một số vương triều khác. Thế nhưng vương triều Hồ mà đứng đầu là Hồ Quý Ly đã cố gắng đẩy mạnh công việc lập pháp và d ng mọi biện pháp, có hình phạt nặng để bảo đảm thượng tôn của pháp luật.

Trong việc xây dựng hệ thống luật lệ của Nhà nước, Hồ Quý Ly có sự kế thừa luật lệ thời Lý - Trần, tuy nhiên pháp luật thời Hồ được hình thành nh m thiết lập an ninh trật tự xã hội, củng cố quốc phòng, trấn áp những mầm mống và đối tượng phá hoại, đồng thời phục vụ công cuộc cải cách toàn diện. Vì vậy, một mặt kế thừa những hình phạt của nhà Lý, Trần, nhưng hình phạt của nhà Hồ trong một số tội lại rất nghiêm khắc, mang tính răn đe đối với những ai cố tình vi phạm như “Ai làm tiền giả phải tội chết, tịch thu điền sản vào Nhà nước. Cấm h n tiền đồng, không được chứa và tiêu riêng; đều thu lại chứa tại Ngao trì ở kinh thành và ở trị sở các xứ. Ai phạm cấm thì cũng phải tội như trên” [07, tr.713]. “Nhân dân ai trộm măng (tre gai d ng để bảo vệ thành ở phía ngoài) thì xử tử” [07, tr.726]. Tuy nhiên không phải hệ thống pháp luật của nhà Hồ chỉ có những hình phạt, mà còn dành phần thưởng cho những người lập được công trạng lớn, những người này sẽ được nhà vua ban thưởng chức tước, tiền bạc, tiệc rượu…

Luật pháp thời nhà Hồ cũng có nhiều tiến bộ hơn so với các triều đại trước trong vấn đề kỹ thuật xây dựng văn bản pháp luật, thể hiện tính cụ thể, chặt chẽ trong từng điều khoản bảo đảm tính khả thi và nghiêm minh của pháp luật Nhà nước. Như trong quy định về thu thuế, nhà Hồ truy thu thuế ở tất cả loại hình kinh doanh (có loại hình kinh doanh tuy xuất hiện đã lâu nhưng không được các triều đình trước chú ý tới, đó là buôn bán trên thuyền và vận tải thủy) nhưng việc đánh thuế được chia thành từng mức khác nhau phụ thuộc vào quy mô lớn nhỏ của đối tượng kinh doanh; thế nhưng việc đánh thuế của nhà Hồ còn thể hiện sự tiến bộ, nhân văn hơn ở chỗ là có biện pháp miễn giảm, hỗ trợ đối với những đối tượng khó khăn trong xã hội “đinh nam không có ruộng và tr mồ côi, đàn bà góa chồng, d có ruộng đều không phải đóng” [07, tr.734].

Tư tưởng pháp trị trong luật pháp phong kiến Việt Nam nói chung và nhà Hồ nói riêng đã hình thành nên đường lối cai trị truyền thống mang bản sắc văn hóa pháp lý phương Đông, vừa thể hiện sắc thái riêng của thể chế chính trị - pháp lý quân chủ Đại Việt. Điều đó thể hiện tư duy chính trị cởi mở của nhà nước phong kiến Việt Nam. Việc thượng tôn pháp luật ở mọi vấn đề của quốc gia là một nét mới trong việc đổi mới triều đại của Hồ Quý Ly. khía cạnh tích cực, nó ph hợp với yêu cầu của lịch sử lúc bấy giờ. Tuy nhiên tư tưởng pháp trị của Hồ Quý Ly cũng mắc những sai lầm, mà nguyên nhân cơ bản nhất là không dựa trên tư tưởng “lấy dân làm gốc” - một trong những nhân tố quan trọng để người dân an vui, triều đình thịnh trị.

Tiểu kết chƣơng 2

Là người ở vị trí quyền lực cao của triều đình nhà Trần, rồi trở thành người đứng đầu triều Hồ với mong muốn củng cố và xây dựng một Nhà nước mạnh, có đủ tiềm lực cả kinh tế và quốc phòng để “chống giặc Bắc” thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia. Đây cũng là tư tương chính trị căn bản thường xuyên chi phối sự phát triển của dân tộc mà các nhà nước phong kiến dân tộc trước Hồ Quý Ly đã thực hiện. Cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV, trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt khó khăn do tình hình trong nước và k th xâm lược bên ngoài trực tiếp đe doạ. Để có đủ nguồn lực bảo vệ nền độc lập dân tộc, Hồ Quý Ly đã khởi xướng và tổ chức thực hiện nhiều chính sách cải cách, đổi mới đất nước. Nói một cách khác, những nội dung cơ bản của tư tưởng chính trị của Hồ Quý Ly như: độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia; xây dựng Nhà nước mạnh, thống nhất, tập quyền tuyệt đối theo Nho giáo; đề cao văn hoá dân tộc, chống giáo điều Nho giáo, thực hiện pháp trị… đã được thể hiện qua những chính sách cải cách cụ thể của Hồ Quý trong suốt thời gian kể từ khi ông làm quan trong triều đình nhà Trần và 7 năm tồn tại của nhà Hồ (1400 - 1407).

Chƣơng 3: BÀI HỌC LỊCH SỬ VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI

CÔNG CUỘC ĐỔI MỚIỞ VIỆT NAM HIỆN NAY

3.1. TRONG CẢI CÁCH ĐỔI MỚI, CŨNG NHƢ TRONG CHỐNG NGOẠI XÂM PHẢI TÔN TRỌNG TƢ TƢỞNG CHÍNH TRỊ TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM LÀ ĐỀ CAO DÂN, DỰA VÀO DÂN ĐỂ DỰNG NƢỚC VÀ GIỮ NƢỚC

3.1.1. Cuộc kháng chiến chống quân Minh thất bại nhanh chóng vì nguyên nhân cơ bản nhà Hồ mất lòng dân từ ngay khi Hồ Quý Ly thực hiện cải cách

Với mong muốn đưa đất nước vượt qua thời kỳ suy thoái và có đủ nguồn lực, sức mạnh để chống giặc ngoại xâm. Hồ Quý Ly đã kiên trì theo đuổi và quyết tâm thực hiện tư tưởng chính trị của mình là xây dựng nhà nước quân chủ phong kiến trung ương tập quyền; đề cao độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia. Chính vì vậy, để kiên trì đường lối chính trị của mình, Hồ Quý Ly đã tiến hành cải cách trên nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, quân sự,… Tuy thời gian tiến hành cải cách không lâu, hơn nữa, công cuộc cải cách của Hồ Quý Ly diễn ra trong hoàn cảnh đất nước gặp rất nhiều khó khăn, vừa phải đối phó với nguy cơ xâm lược ngày càng hiện hữu, nên không tránh khỏi những mặt hạn chế. Nhưng hạn chế lớn nhất dẫn đến thất bại của Hồ Quý Ly và vương triều Hồ chủ yếu vẫn là không được sự ủng hộ của nhân dân, một trong những yếu tố quyết định đến sự thành bại đối với một chính sách hay sự tồn vong của một chính thể cầm quyền. Vì vậy, nhìn nhận lại thất bại của nhà Hồ, có thể nói việc mất lòng dân của Hồ Quý Ly là nguyên nhân cơ bản dẫn đến đất nước bị nhà Minh đô hộ. Đúng như Nguyễn Trãi đã từng nói như một lời tổng kết: “Nhà Hồ mất nước vì mất dân”.

Các sử gia phong kiến thấm nhuần tư tưởng của một chủ nghĩa chính thống có cách nhìn rất khắt khe, đưa ra những phê phán nặng nề đối với các ý định và hành động “bất trung”, sát hại hoặc phế truất một nhà vua tại vị với trọng tội “tiếm ngôi”, d cho đó là một hôn quân của một vương triều đã suy vong. Hai nhân vật lịch sử với hai vương triều đã từng bị các sử gia phong kiến Việt Nam lên án gay gắt là Hồ Quý Ly với triều Hồ và sau này là Mạc Đăng Dung với triều Mạc (thế kỷ XVI).

Do quan điểm chính thống, Hồ Quý Ly đã chịu nhiều thiệt thòi. Vốn liếng chính trị và uy tín trong dân của triều Hồ quá ít ỏi, cho nên d có cố gắng thì vẫn bị mang tai tiếng là một ngụy triều tiếm ngôi. Do vậy mà cuộc kháng chiến chống quân Minh mặc d lúc đầu ở thế chủ động, lực lượng quân sỹ đông, vũ khí mạnh, trang bị quốc phòng công phu, tốn kém… nhưng nhà Hồ đã thất bại nhanh chóng. Tuy nhiên, cũng phải thấy r ng quân Minh lúc đó đang ở thế rất mạnh, và chúng đã chọn đúng thời điểm để thôn tính Việt Nam. Khi vào Việt Nam, nhà Minh đang là một đế chế lớn của châu , đã thu phục được hầu hết các nước v ng Nam , kể cả Chiêm Thành ở phía Nam của Đại Việt cũng đã thần phục nhà Minh. Về phía nhà Hồ từ thế chủ động nhanh chóng rơi vào bị động, lúng túng “quân đông mà không mạnh” do ở thế bất lợi vì thiếu một tiềm năng danh nghĩa, một sự ủng hộ tinh thần của các tầng lớp dân chúng, một sức mạnh cố kết toàn dân tộc. Chính vì vậy, đánh giá về hạn chế của Hồ Quý Ly khi để mất lòng dân, ta có thể nhìn nhận ở một số nguyên nhân sau:

Thứ nhất, nhà Hồ mất khả năng tập hợp và huy động được sức mạnh của nhân dân vào sự nghiệp chống giặc Minh xâm lược. Đó cũng là điều dễ hiểu khi những cải cách của nhà Hồ suy cho c ng cũng chỉ nh m duy trì và đảm bảo quyền lực thống trị của giai cấp thống trị. Những cải cách của Hồ Quý Ly chỉ giải quyết một phần nào mâu thuẫn do thời đại đặt ra, chứ không thể xoa dịu lòng dân. Bởi vì, để thực hiện những chính sách đó, nhà Hồ đã thực hiện nhiều biện pháp hà khắc đối với nhân dân, gây nên bất bình trong dân chúng. Ngoài ra, do đoạt ngôi vua Trần, Hồ Quý Ly đã bị người đời oán trách, lòng dân không phục vì d ng những hành động tàn bạo nh m triệt hạ vương triều Trần. Tuy nhiên, nếu xét từ góc độ sự vận động của lịch sử dưới chế độ phong kiến, hành động này của Hồ Quý Ly không phải ngoại lệ. Lịch sử đã cho thấy, cuộc chuyển giao quyền lực từ nhà Lý sang nhà Trần, được coi là sự chuyển giao trong hòa bình, vua Lý Chiêu Hoàng tự nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh để nhà Trần thay thế nhà Lý một cách hợp pháp. Nhìn bề ngoài thì như vậy, nhưng đó chỉ là kịch bản của Thái sư Trần Thủ Độ, và trên thực tế sau khi đưa được cháu mình là Trần Cảnh lên ngôi trở thành vua Trần Thái Tông mở đầu cho vương triều Trần, Trần Thủ Độ vẫn chưa hết lo lắng cho sự an toàn của vương triều mới thành lập. Trần Thủ Độ đã tiến hành một cuộc thanh trừng

những người thân thuộc với vương triều Lý, th ng tay tàn sát những người theo họ nhà vua cũ với phương châm “nhổ cỏ phải nhổ tận gốc” (lời Trần Thủ Độ). B ng chứng cho cuộc tàn sát cung đình đó là để tránh bị giết chóc, những người họ Lý đã phải đổi sang họ khác và ly tán khỏi kinh thành. Thậm chí một số người là thân tộc, con cháu các vua Lý thời đó trong cuộc truy sát của Thủ Độ đã trôi dạt theo đường biển sang tận Nam Hàn (Hàn Quốc) và những người Hàn gốc Việt ấy ngày nay vẫn luôn nhớ về tổ tiên của mình với niềm tự hào là hậu duệ của các vua triều Lý cách ngàu nay hơn bảy thế kỷ.

Nhưng vì sao Trần Thủ Độ lại không bị lịch sử kết tội nặng nề như Hồ Quý Ly và Mạc Đăng Dung sau này. Có hai lý do mà Trần Thủ Độ đã khôn khéo tạo ra: thứ nhất, vua Lý Huệ Tông vì không có con trai nên đã truyền ngôi cho con gái là Lý Chiêu Hoàng; thứ hai, Lý Chiêu Hoàng tự nguyện nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh chứ không phải họ Trần cướp ngôi nhà Lý. Vì thế nhà Trần thay nhà Lý được cho là chính đáng. Mặt khác, các nhà nghiên cứu cũng cho r ng buổi đầu thời Trần, Nho giáo chưa chiếm ưu thế trong triều đình và ngoài xã hội, tam giáo vẫn thịnh hành. Cũng như thời Lý, thời Trần không chỉ thi Nho mà thi cả Tam giáo (Nho, Phật, Đạo).

Đến cuối Trần, Nho giáo đã chiếm ưu thế, đạo cương thường đã trở thành khuôn mẫu của luân lý, đạo đức của con người từ trong gia đình ra ngoài xã hội. Dưới ảnh hưởng của quan điểm “trung quân” và đạo cương thường khắt khe của Nho giáo thì hành động của Hồ Quý Ly được cho là trái đạo lý và đã không được xã hội đương thời chấp nhận. Hồ Nguyên Trừng, con cả của Hồ Quý Ly cũng đã nhận thấy điều đó, khi nói r ng: “Thần không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân có theo hay không theo thôi” [07, tr.746]. Đây chính là mối trăn trở, lo lắng của một người rất gần gũi, am hiểu Hồ Quý Ly, và cũng rất am hiểu thời cuộc; thấy được sự bất bình của xã hội khi Hồ Quý Ly phế truất vua Trần cũng như thấy được lòng dân là rất quan trọng.

Thứ hai, biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly trong chính sách hạn điền, hạn chưa thật sự triệt để, đã gây ra thất vọng đối với đông đảo nhân dân. Trong chính sách hạn điền của Hồ Quý Ly, ông đã làm hạn chế sức mạnh của tầng lớp quý tộc Trần b ng biện pháp thu hồi phần lớn ruộng đất và nông nô của họ. Nếu như ông

thực hiện cải cách lực lượng sản xuất và tư liệu sản xuất b ng việc chia ruộng cho số lao động vừa được giải phóng, thì việc tận dụng sức lao động của người dân vào sản xuất, tạo ra của cải vật chất cho xã hội và phòng bị cho chiến tranh xâm lược thì cuộc cải cách sẽ triệt để hơn. Tuy nhiên, ông đã chuyển số lao động và tư liệu sản xuất đó vào Nhà nước để họ làm quan nô, nếu Nhà nước của Hồ Quý Ly được người dân ủng hộ thì việc chuyển số lao động này sẽ không vấp phải sự bất mãn của họ. Chính vì vậy đây là hạn chế trong phương pháp cải cách của Hồ Quý Ly. Một khi có sự áp đặt khiên cưỡng thì việc đấu tranh tất yếu sẽ diễn ra, hoặc miễn cưỡng lao động trước việc cưỡng chế của Nhà nước, điều đó sẽ làm giảm năng suất lao động, giao thương buôn bán bị ngưng trệ, hệ quả là khi chiến tranh xảy ra, tinh thần chiến đấu của quân dân sẽ giảm sút vì không xây dựng được khối đoàn kết toàn dân tộc. Trong chính sách hạn nô d thu hồi rất nhiều nô lệ trong tay quý tộc Trần, nhưng không giải phóng họ mà chỉ là đổi thân phận từ gia nô thành nô tỳ của Nhà nước. Chính vì vậy đã “không giải quyết được tình trạng khủng hoảng của xã hội đương thời, đã không cải thiện được đời sống đang lao đao lay lắt của nhân dân, lại còn đè nặng lên họ b ng thuế má nặng nề, phu dịch phiền tạp”[20].

Thứ ba, những hình pháp để thực hiện chính sách của ông được đánh giá là rất hà khắc, gây phẫn nộ cho người dân. Như trong cải cách kinh tế, chính sách phát hành tiền giấy được các nhà nghiên cứu đánh giá còn nhiều hạn chế trong phương pháp thực hiện của ông, chính vì vậy dẫn đến hiệu quả không cao. Theo tác giả Trương Hữu Quýnh: “Ngay từ thời thịnh Trần tuy đồng tiền đã được sử dụng rộng rãi nhưng chưa có nhu cầu phát hành tiền giấy. Huống chi cuối Trần kinh tế suy thoái, tiền giấy ra đời, không những chưa cần thiết mà còn gây phiền hà cho dân chúng, người giàu thương nhân không muốn thi hành vì không tin ở giá trị đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng chính trị của hồ quý ly (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)