Cách biểu thị tính đặc trưng của danh từ Hán Việt thông qua việc sử dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ hán việt trong tiếng việt hiện đại (so sánh với từ hán nhật) (Trang 68 - 82)

4. Đặc trưng trong ngữ pháp của danh từ Hán Việt

4.1. Cách biểu thị tính đặc trưng của danh từ Hán Việt thông qua việc sử dụng

sử dụng từ chỉ thị

Thông thường, khi bổ nghĩa bằng từ chỉ thị như "này", "ấy" vào trước danh từ Hán Việt - hay nói cách khác là đưa thêm tính đặc trưng vào – thì trong trường hợp biểu thị người thực hiện hành vi thì sẽ sử dụng từ "người", "viên"… cịn khi biểu thị sự việc thì sẽ dùng từ "sự", "việc", "c̣c", ví dụ:

(13)×Chỉ huy này…⇒ ○ Viên/Người chỉ huy này…

(この指揮者)

(14) Sự tiến bộ ấy, thật đáng khen…

(その進捗は、賞賛に値するものである) (15) Trong cuộc khởi nghĩa này…

(この蜂起において)

(16) Anh ta chắc là có hiềm khích gì đó với họ… (彼は彼らに何か憎しみがあるのだろう) (17) Tơi khơng dính dáng gì vào sự hiềm khích ấy

(18) Làm bạo động

(暴動を引き起こす) (19) Bạo động đã xảy ra

(暴動が起こった)

(20) Cuộc bạo động ấy đã bị dập tắt (その暴動は鎮圧された)

(21)Những người Pháp lạc quan đanh giá các vụ bạo động ấy rất thấp thậm chí họ gọi những c̣c bạo đợng ấy là “điên”…

(楽観的なフランス人は、それらの暴動を低く評価し、「おろか」 とさえ言っている)

Những người Pháp lạc quan đanh giá các bạo động ấy rất thấp thậm chí họ gọi những c̣c bạo đợng ấy là “điên”…

Chúng ta có thể hiểu khi so sánh từ "hiềm khích" trong ví dụ (16) và (17) thì từ "hiềm khích" trong ví dụ "16" khơng mang tính đặc trưng so với từ "hiềm khích" trong ví dụ (17).

Hay là như trong ví dụ (18) và (19), từ "bạo đợng" khơng mang tính đặc trưng nên sẽ không cần các từ "sự", "việc", "c̣c"…

Mặt khác như ở trong ví dụ (20), (21) việc sử dụng từ chỉ thị "ấy" làm cho từ "bạo đợng" có tính đặc trưng nên việc thêm các từ "sự", "việc","cuộc" là cần thiết.

4.2. Cách biểu thị tính đặc trưng của danh từ Hán Việt thông qua việc sử dụng cụm từ bổ nghĩa mang tính giới hạn sử dụng cụm từ bổ nghĩa mang tính giới hạn

Cũng giống như khi sử dụng từ chỉ thị "này", "ấy"…, khi thêm tiền tố, câu động từ…những câu sử dụng thêm cụm từ bổ nghĩa mang tính giới hạn hay nói cách khác là “trong bối cảnh nào đó” thì các danh từ Hán Việt sẽ trở nên mang tính đặc trưng và dĩ nhiên sẽ cần phải sử dụng thêm các từ “sự”, “việc”, “c̣c”...

Trong ví dụ (23) (Tham khảo bên dưới) thì việc cần thiết phải thêm chữ "cuộc" vào trước danh từ Hán Việt "đảo chính" là do khi thêm những cụm từ bổ nghĩa mang tính giới hạn như là “tại Việt Nam”, “năm 1963”… đã tạo nên tính đặc trưng cho từ “đảo chính”.

Tương tự như vậy ở ví dụ (24) thì khi thêm những cụm từ bở nghĩa mang tính giới hạn như “của ông Đạo Tưởng”, “ở Tân Châu”, “năm 1939”… đã làm cho từ “bạo động” trở nên mang tính đặc trưng và từ đó việc thêm từ “c̣c” là điều cần thiết.

Ngồi ra, trong ví dụ (26), từ “c̣c” được thêm vào để đưa tính đặc trưng vào trong từ “khởi nghĩa”.

Hay là trong ví dụ (24) cụm từ “ở Tân Châu” và ví dụ (22) cụm từ “ở Kiev” thì cả hai đều là từ mang tính chất bổ nghĩa. Tuy nhiên, “ở Tân Châu” là từ bổ nghĩa cho cụm từ “c̣c bạo đợng” cịn “ở Kiev” là phó từ bở nghĩa cho từ “xảy ra”.

Nói cách khác, từ “đảo chính” trong ví dụ (22) khơng mang tính đặc trưng. Đó là lý do chúng ta thêm từ “c̣c” vào trước từ “đảo chính” để đưa tính đặc trưng vào từ “đảo chính”..

Mặt khác, trong ví dụ (27) dù trong cụm từ "khởi nghĩa Yên Bái" có mang tính đặc trưng hay khơng thì chữ "c̣c vẫn khơng cần thiết. Vì "khởi nghĩa Yên Bái" là một danh từ riêng nên chữ "cuộc" trong "cuộc khởi nghĩa Yên Bái

được lược bỏ, rút ngắn lại.

(22) Đã xảy ra đảo chính ở Kiev

(キエフでクーデターが起こった)

(23) Cuộc đảo chính tại Nam Việt Nam năm 1963

(南ベトナムでの 1963年のクーデター)

(24) Cuộc bạo động của” ông Đạo Tưởng” ở Tân Châu năm 1939

(1939 年のタンチャウでのトァン僧による暴動)

{○C̣c bạo đợng ×bạo đợng} năm 1939

(25) Những {○c̣c khởi nghĩa ×khởi nghĩa } chống thực dân Pháp

(フランス植民地政権に対する蜂起)

(26)…kế hoạch của {○cuộc khởi nghĩa ×khởi nghĩa } đã phần nào bị địch đánh hơi thấy trước ít ngày

(蜂起の計画は、数日前に、ある程度、敵に嗅ぎ付けられていた) (26)…kế hoạch của {○c̣c khởi nghĩa ×khởi nghĩa } đã phần nào bị địch

đánh hơi thấy trước ít ngày

(蜂起の計画は、数日前に、ある程度、敵に嗅ぎ付けられていた) (27) Ý nghĩa lịch sử của khởi nghĩa Yên Bái

(イェンバイ蜂起の歴史的な意義)

○Ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Yên Bái

giữa cái thiện và cái ác. Cuộc đấu tranh đó chưa bao giờ kết thức.

(これこそが、絶え間ない善と悪との間の戦いを生じさせたもの である。その戦いは永遠に続くのである)

Nói đến việc khơng có tính đặc trưng thì cần chú ý việc sử dụng mẫu câu <làm +N> như ở dưới đây để biểu thị những cơng việc hay vai trị nào đó… (29)Làm bảo vệ ở trường học

(学校で警備員を務める)

(30)Làm chỉ huy dàn nhạc giao hưởng Boston (ボストン交響楽団指揮者を務める) (31)Làm cấp dưỡng ở một trường mầm non

(保育園で給食係を務める)

(32)Làm cố vấn quân sự cho Tưởng Giới Thạch của Trung Hoa Dân Quốc (中華民国の蒋介石の軍事顧問を務める)

Từ những ví dụ trên đây, chúng ta có thể thấy sự cần thiết của việc thêm các từ "sự", "việc", "cuộc"… vào trước các cụm danh từ Hán Việt mà được liên kết bằng các từ chỉ thị hoặc các cụm từ bổ nghĩa mang tính giới hạn.

Cụm danh từ Hán Việt được sử dụng với loại cụm từ bổ nghĩa này, về cơ bản sẽ cần phải sử dụng cùng với các từ "sự", "việc", "c̣c".... Như ở ví dụ (33) dưới đây, từ "dân chúng" đóng vai trị là người thực hiện hành vi và từ "hậu thuẫn" là từ chỉ hành vi. Tiếp đó, ví dụ (33a) là kết quả của việc danh từ hóa ví dụ (33b). Việc sử dụng từ "sự" trước từ "hậu thuẫn" là điều kiện để hoàn thành việc danh từ hóa. Tương tự, từ "sự" trước từ "chỉ huy" trong ví dụ (34)

hay từ "c̣c" trước từ "điều trần" trong ví dụ (35) đều sử dụng giống như vậy. (33) Kêu gọi sự hậu thuẫn của dân chúng…

(民衆の後押しを呼びかけ…) (33a) Sự hậu thuẫn của dân chúng… (民衆の後押し)

(33b) Dân chúng hậu thuẫn (民衆が後押しをする)

(34) Chúng ta phải làm việc dưới sự chỉ huy của vị này

(我々はこの方の指揮を受けてやらなければならない) (34a) Sự chỉ huy của vị này

(この方の指揮) (34b) Vị này chỉ huy

(この方のが指揮を取る)

(35) Cuộc điều trần của bà Hillary Clinton trước Ủy Ban Điều Tra Vụ Benghazi (ベンガジ事件に関する特別調査委員会公聴会でのヒラリー・クリ ントン氏の証言)

(35a) Cuộc điều trần của bà Hillary Clinton

(公聴会でのヒラリー・クリントン氏の証言) (35b) Bà Hillary Clinton điều trần

(ヒラリー・クリントン氏証が公聴会で証言する)

thay cho từ "cuộc điều trần".

Trong cấu trúc <cụm danh từ Hán Việt + của + người thực hiện hành vi> thì về cơ bản cần phải thêm một trong các từ "sự", "việc", "cuộc"… vào trước cụm danh từ Hán Việt. Tuy nhiên, trong mợt số trường hợp như ở dưới đây thì điều đó là khơng cần thiết. Đó là trong trường hợp sử dụng thêm các từ chỉ số nhiều như là "những" hay là "các"…. Khác với từ "thành tựu" trong ví dụ (36), trong ví dụ (37a), khơng cần thêm từ "sự" vào trước từ "thành tựu" mà ngược lại nếu khơng thêm từ "sự" vào thì sẽ tốt hơn. Hay như từ "điều trần" trong ví dụ (39) bên dưới, khác với ví dụ (35) bên trên, những từ như từ "cuộc" cũng sẽ khơng cần phải thêm vào. Đó là do việc sử dụng từ "những" có trong ví dụ (37a) và (39).

(36) Nếu thế giới công nhận sự thành tựu của khoa học… (もし世界が科学の成果を承認すれば)

(37a) Ứng dụng những thành tựu của khoa học vào đời sống (科学の成果を生活に活用する)

(37b) ×Ứng dụng những sự thành tựu của khoa học vào đời sống (38) Các bạn điều trần của Nguyễn Trường Tộ…

(グエンチュントーの(複数の)請願書) (39)Nguyễn Trường Tộ và những điều trần của ông (グエンチュントーと、その(複数の)請願書)

Về cách sử dụng từ "điều trần", để biểu hiện một cách tự nhiên, chúng ta có thể nói như sau:

◎Các bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ (グエンチュントー(複数の)請願書)

○ Các/những điều trần của Nguyễn Trường Tợ

(グエンチュントー(複数の)請願書) × Điều trần của Nguyễn Trường Tộ

(グエンチュントー(単数の)請願書)

○ Bản điều trần của Nguyễn Trường Tợ (グエンチュントー(単数の)請願書)

(◎:最も適当な表現;○:適当な表現;×:不自然な表現)

Ngồi ra, nhìn từ phương diện mức đợ chức năng của danh từ thì sẽ tăng dần theo thứ tự "giác ngợ" < "điều trần" < "báo cáo" trong các ví dụ dưới đây. (40) {○Sự giác ngợ×giác ngợ} của Nguyễn Trường Tợ

(仏の覚悟)

(41) {○Bản điều trần?điều trần} của Nguyễn Trường Tộ

(グエンチュントー(単数の)請願書)

(42) {○Bản báo cáo〇báo cáo} của ủy ban điều tra

(調査委員会の報告(書))

Trên đây chúng ta đã tập hợp các danh từ và đợng từ được trích ra từ những từ Hán Việt trong Từ điển Tiếng Việt (2011) của Vietlex. Chúng ta đã vừa tìm hiểu được nét đặc trưng của cách sử dụng những danh từ đó, vừa suy nghĩ về những vấn đề về cách sử dụng danh từ Hán Việt từ góc nhìn của những học giả người Nhật. Sau khi đã tổng kết lại những vấn đề trên đây, chúng ta chuyển sang vấn đề tiếp theo.

Nói chung, chỉ có những đợng từ Hán Việt như là "hồn thành", "chiến đấu", khi được bở sung ý nghĩa bằng những từ chỉ thị như là "ấy", "đó", thì cần phải thêm những từ chỉ hình thức như là "sự", "việc", "c̣c" vào phía trước để tạo thành "sự hồn thành này" hay "c̣c chiến đấu ấy".

Mặt khác, dù danh từ Hán Việt được sử dụng dưới dạng động từ hay danh từ, tùy tḥc vào ý nghĩa hay đặc tính của nó mà có thể phân loại như dưới đây:

- Danh từ chỉ "hành động của người thực hiện hành động" hoặc là danh từ chỉ "vật, nơi chốn mà từ đó có ý nghĩa như là phương pháp, cách thức nào đó".

Ví dụ: "chỉ huy", "bợc phá", "bảo tàng".

- Danh từ chỉ "nội dung, kết quả của thao tác, đợng tác nào đó". Ví dụ: "báo cáo", "phát ngơn".

- Danh từ chỉ "động tác", "sự việc" Ví dụ: "bạo đợng", "tiến bợ".

Đầu tiên, khi thêm các từ "sự", "việc", "c̣c" vào phía trước các danh từ Hán Việt biểu thị vật, nơi chốn mà từ đó có ý nghĩa như là phương pháp, cách thức nào đó hoặc là các danh từ Hán Việt chỉ hành đợng của người thực

hiện hành đợng thì sẽ trở thành sự việc nào đó. Từ đó cũng cho ta thấy sự khác nhau rõ rệt mang tính đặc trưng trong ý nghĩa của từ Hán Việt khi khơng và có các từ "sự", "việc", "c̣c".

Tiếp theo là về danh từ Hán Việt biểu thị nội dung, kết quả. Dù là trong trường hợp này, khi thêm "sự", "việc", "cuộc" vào trước sẽ biểu thị hành động, sự việc có liên quan mật thiết về mặt ý nghĩa và hình thức.

Ngồi ra, đối với danh từ biểu thị hành đợng, sự việc, dù có thêm "sự", "việc", "c̣c" thì cũng khơng làm thay đởi q lớn ý nghĩa của từ đó.

Cuối cùng, điểm cần chú ý về mặt ngữ pháp trong danh từ Hán Việt là vấn đề tính chất của vật chỉ thị: Có hay khơng có tính đặc trưng. Đó là sự khác biệt khi so sánh với biểu hiện Hán ngữ trong tiếng Nhật.

Cụ thể hơn, khi sử dụng các từ chỉ thị như "này", "ấy" hoặc các cụm từ bở nghĩa, hay nói cách khác là khi mang tính đặc trưng thì trước danh từ Hán Việt sẽ được thêm những từ đặc biệt.

Trong trường hợp biểu thị người thực hiện hành đợng thì từ "người" hoặc "viên" sẽ được sử dụng . Ví dụ như là: "người chỉ huy này".

Đối với trường hợp biểu thị nội dung, kết quả thì những từ như từ "bản" sẽ được sử dụng. Ví dụ như: "bản cam kết này".

Tiếp đó, khi biểu thị sự việc, thơng thường sẽ sử dụng những từ như "vụ", "việc". Như trong ví dụ: "c̣c khởi nghĩa này"; "vụ bạo đợng ấy".

Ngồi ra, trong cấu trúc <cụm danh từ Hán Việt + của + người thực hiện hành vi > thì cụm danh từ Hán Việt cần thêm "sự", "việc", "cuộc" vào đằng trước. Nhưng khi thêm các từ mang nghĩa số nhiều như "những", "các"… thì sẽ khơng cần các từ "sự", "việc", "cuộc" nữa.

KẾT LUẬN

Tập trung vào các trường hợp khác nhau, tôi đã thử nghiên cứu sự khác biệt về ý nghĩa và sự khác biệt trong cách sử dụng ngữ pháp đối với những từ Hán được sử dụng trong cả tiếng Nhật và tiếng Việt.

Bằng cách học từ Hán-Việt, người Việt Nam học tiếng Nhật có thể tránh được những từ vựng có “chung chữ Hán nhưng ý nghĩa lại khác nhau”. Có thể nói rằng việc ghi nhớ các từ đồng nghĩa (cùng chữ Hán có cùng nghĩa) là điều có ý nghĩa và quan trọng đối với người học.

Bây giờ cũng vậy, những từ vựng có nguồn gốc từ chữ Hán được biểu thị thông qua các bài báo chí hay các bài văn cứng thì được nói là đạt tới trên 60% các từ đó, hơn thế nữa theo kết quả nghiên cứu có ghi về trình đợ tiếng Nhật cấp đợ 1 và 2 thì đặc biệt đợ trùng khớp của từ Hán Việt 2 âm tiết là cao. Việc học chữ Hán Việt cho dù có xem xét tình hình chữ Hán Việt hiện nay nhưng vẫn có thể nói là có ý nghĩa cho người Nhật Bản học tiếng Việt Nam và người Việt Nam học tiếng Nhật Bản.

Thơng qua cơng trình nghiên cứu này, người đọc có thể tìm thấy mợt vài phát hiện về sự giống nhau, khác nhau giữa cách sử dụng từ ngữ gốc Hán của mỗi nước. Trong số quá nhiều hiện tượng để so sánh về ngôn ngữ, chúng tôi chỉ chọn những ví dụ tiêu biểu nhất, xét về cả ngữ âm và ngữ pháp. Hy vọng cơng trình giúp ích được cho người học tiếng từ cả hai phía, Việt Nam và Nhật Bản, dù các ngữ liệu và việc phân tích của chúng tơi chưa thể thoả mãn tất cả mong muốn. Nghiên cứu này chủ yếu lấy dữ liệu từ các từ điển Việt Nam, Nhật Bản và các văn bản hiện đại. Vì thế, khối lượng từ ngữ được so sánh có thể gần

gũi với đời sống hiện nay, nhưng chưa bao quát được nhiều vấn đề có ý nghĩa cho ngơn ngữ học, nhất là mảng tri thức và ngữ liệu thuộc nền văn học cổ điển của hai nước.

Trong tương lai, chúng tơi có thể phát triển hướng nghiên cứu này, hoặc hướng tiếp cận này đối với các hiện tượng phong phú hơn về ngôn ngữ hai nước để có thể tìm thấy những ngun tắc thú vị hơn, rợng rãi hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH

Tài liệu tiếng Việt

1. Đào Duy Anh (1932 ), Hán Việt Từ Điển, Quan Hải Tùng Thư 2. Phan Văn Các (1994), Từ Điển Từ Hán Việt, Hà Nội

3. Nguyễn Tài Cẩn (1979), Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc

Hán Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

4. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (1997), “Phân lớp từ ngữ theo nguồn gốc: các từ ngữ gốc Hán”, in trong Cơ sở ngôn ngữ

học và tiếng Việt. Nxb Giáo dục, Hà Nội, trang 213-219.

5. Thiều Chửu (1942), Hán-Việt Từ Điển, Đuốc Tuệ, Hà Nội.

6. Nguyễn Thiện Giáp (2015), Phương pháp luận và phương pháp nghiên

cứu ngôn ngữ, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

7. Simizu Masaaki, Sáng tạo văn hóa của Kanji và chữ nơm tại Việt Nam

(Trường đại học ngơn ngữ và văn hóa Osaka).

8. Hoàng Phê 1995 “Từ Điển Tiếng Việt” Trung Tâm Từ Điển Học

9. Hồ Minh Quang (2014), Việc nghiên cứu âm Hán Việt và ngữ âm tiếng

Việt ở Trung Quốc và Nhật Bản, Hồ Minh Quang, Science & Technology

development, Vol 17, No.X5-2014, trang 30 – 38.

10. Đặng Đức Siêu (2006), Dạy và học từ Hán Việt ở trường phổ thông, Nxb Giáo dục, Hà Nợi.

11. Trần Đình Sử (1977), Từ Hán Việt gốc Nhật trong tiếng Việt, “Thông báo

Hán Nôm học 1997 “(tr.552-559).

khảo, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

13. Viêtlex (2011) “Từ Điền Tiếng Việt” Trung Tâm Từ Điển Học Nxb Đà Nẵng.

Tài liệu tiếng Nhật

1. MATSUDA Makiko, THAN Thi Kim Tuyen, NGO Minh Thuy, KANAMURA Kumi, NAKAHIRA Katsuko, MIKAMI Yoshiki:

2008 “ベトナム語母語話者にとって漢越語知識は日本語学習

にどの程度有利に働くか-日越漢字語の一致度に基づく分析-” 2. Imai Akio Luận văn “現代ベトナム語における漢越語の研究 (A

Sudy on Chinese Vocabularies in Vietnamese)”

3. 川本邦衛 2011「詳解ベトナム語辞典」大修館

4. 北原保雄 2010「名鏡国語辞典」大修館

5. 竹内与之助 1986「日越小辞典」大学書林

6. 松井栄一 2005「日本語新辞典」小学新

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ hán việt trong tiếng việt hiện đại (so sánh với từ hán nhật) (Trang 68 - 82)