Tổ chức chỉ đạo và kết quả thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự lãnh đạo của đảng bộ tỉnh vĩnh phúc đối với kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010 ths lịch sử 60 22 56 (Trang 69 - 79)

Tổ chức chỉ đạo

Để hoàn thành các mục tiêu được đưa ra trong Nghị quyết 03/NQ-TU, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đã chỉ đạo các ban, ngành, đơn vị có liên quan nhanh chóng đưa ra được những sự chỉ đạo cụ thể.

Tháng 12/2006, Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã trình bày bản “Quy hoạch phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2010 và định hướng có bản đến năm 2020” nhằm phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa, hướng tới phát triển nền nông nghiệp đô thị sau năm 2015. Từng bước thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp. Chuyển dịch hợp lý cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động trong nông thôn, giảm chênh lệch mức sống dân cư giữa nông thôn và thành thị.

Về nông nghiệp: Chuyển mạnh sang sản xuất nông nghiệp hàng hóa, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi trên cơ sở đảm bảo an toàn lương thực của tỉnh; thực hiện đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp bằng các cây trồng, vật nuôi có giá trị, đáp ứng nhu cầu thị trường. Hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung phục vụ chế biến và xuất khẩu. Không ngừng nâng cao giá trị sản xuất trên 01 ha đất canh tác, khai thác thế mạnh của sản xuất vụ đông.

Về lâm nghiệp: Cơ bản phủ xanh toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh. Phát triển lâm nghiệp theo hướng trồng rừng sản xuất có chất lượng tốt, năng suất và hiệu quả kinh tế cao đáp ứng nhu cầu về lâm sản cho xã hội và nhân dân trong tỉnh; tạo lập các khu rừng hỗn loài khác tuổi, nhiều tầng, bền vững; tạo ra nhiều khu rừng cảnh quan môi trường, đa dạng sinh thái rừng để góp phần phát triển du lịch sinh thái.

Về thủy sản: Khai thác có hiệu quả diện tích mặt nước hiện có vào mục đích nuôi trồng thủy sản bền vững. Tiếp tục cải tạo, chuyển đổi diện tích vùng trũng trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản chuyên canh hoặc 1 lúa - 1 thủy sản. Phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Về thủy lợi: Quản lí tốt nguồn nước trên địa bàn tỉnh, khai thác và sự dụng hợp lí tài nguyên nước, chống ô nhiễm, cạn kiệt nguồn nước. Đảm bảo nhu cầu nước tưới phục vụ sản xuất theo định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế; từng bước thực hiện tiêu úng có hiệu quả kết hợp phát triển sản xuất thủy sản, nâng cao năng lực phòng chống lũ của hệ thống đê, kè, hồ đập, bảo vệ an toàn sản xuất, dân sinh, kinh tế.

Trong năm 2006, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn còn đưa ra hai đề án: Đề án “Về cơ chế đầu tư, hỗ trợ cải tạo vùng trũng nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2006 đến 2012” nhằm khai thác có hiệu quả diện tích vũng trũng; Đề án “Kiên cố hóa kênh mương giai đoạn 2006 đến 2010” để phấn đấu hoàn thành chương trình kiên cố hóa kênh mương trên toàn tỉnh với tổng số 850 km kênh mương các loại trên cơ sở nguyên tắc đầu tư như sau:

Kiên cố hóa kênh mương phải phù hợp với quy hoạch ruộng đất, đô thị và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung.

Kiên cố hóa kênh mương theo hình thức cuốn chiếu, đồng bộ từ đầu mối công trình đến kênh cấp III, theo thứ tự kiên cố hóa kênh cấp I, cấp II và kênh cấp III trên cùng một hệ thống công trình.

Ưu tiên kiên cố hóa những hệ thống kênh mương có lưu lượng lớn thuộc những hệ thống công trình quan trọng phục vụ vùng trọng điểm kinh tế, những vùng miền núi, vùng khó khăn về nguồn nước và những công trình có hệ số mất nước cao.

Cùng thời điểm trên Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đề ra chương trình “Giống cây trồng, vật nuôi giai đoạn 2006 - 2010, định hướng 2015 tỉnh Vĩnh Phúc” nhằm đảm bảo đủ giống có chất lượng tốt để cung ứng cho nhu cầu phát triển sản xuất, trước hết là các ngành sản xuất quan trọng liên quan tới thu nhập của đông đảo nông dân và có khả năng xuất khẩu như lúa gạo, rau và cây ăn quả, lợn ngoại, bò thịt, bò sữa, cá rô phi, chép lai, các loại cây lâm nghiệp quan trọng phục vụ nhu cầu rừng sinh thái, sản xuất giấy và sản xuất gỗ.

Từng bước đưa công nghiệp hóa, hiện đại hóa vào sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, cây lâm nghiệp.

Áp dụng khoa học công nghệ mới và truyền thống theo hướng sử dụng ưu thế lai, đồng thời giữ được tính đa dang sinh học, từng bước áp dụng công nghệ sinh học trong lai tạo giống. Hình thành hệ thống sản xuất và dịch vụ giống cây trồng, vật nuôi, cây lâm nghiệp phù hợp với cơ chế thị trường. Tăng cường chọn tạo được giống lai trong nước để dần thay thế nhập khẩu, phục tráng, lưu giữ các giống đặc sản địa phương gắn liền với việc xây dựng thương hiệu và chỉ dẫn địa lý.

Sau khi Nghị quyết 03NQ-TU ban hành, ngày 13/07/2006, tỉnh Vĩnh Phúc đã đưa ra kế hoạch số 2462/KH-UBND về việc Tổ chức thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc (Khoá XIV) về phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2006 - 2010, định hướng đến năm 2020 với mục địch đưa nội dung Nghị quyết vào cuộc sống đảm bảo kịp thời, sâu rộng, phát huy được truyền thống cách mạng quý báu, tính năng động, sáng tạo của mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh. Các cấp, các ngành, nhân dân trong tỉnh cần nắm chắc nội dung Nghị quyết, vận dụng linh hoạt, đề ra Chương trình hành động cụ thể, phù hợp với điều kiện của ngành, của địa phương mình.

Nhờ đó, Nghị quyết đã được sự đón nhận và tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh, là một trong những Nghị quyết nhận được sự đồng lòng chung sức của toàn thể đảng bộ và nhân dân. Ở tất cả các cấp, các ngành, các địa phương đều thành lập Ban chỉ đạo triển khai học tập quán triệt và tổ chức thực hiện Nghị quyết. Từng chi bộ, mỗi đảng viên được giới thiệu, hướng dẫn nghiên cứu kĩ nội dung để sau đó trở thành người tuyên truyền, phổ biến đến đông đảo quần chúng và gương mẫu đi đầu trong thực hiện Nghị quyết. Với vai trò của mình, Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành 27 Nghị quyết cụ thể cho từng lĩnh vực, Ủy ban nhân dân tỉnh đã xây dựng nhiều chương trình, đề án, kế hoạch cụ thể và phê duyệt hàng nghìn danh mục

đầu tư các lĩnh vực cho việc thực hiện NQ 03-TU. Các ban xây dựng đảng, các cơ quan chuyên môn của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, ban ngành đoàn thể các cấp từ tỉnh tới cơ sở đều tích cực tham gia với tinh thần trách nhiệm cao và hiệu quả thiết thực.

2.2.4. Tổ chức chỉ đạo và kết quả thực hiện

Về tổ chức thực hiện

Với mục tiêu bồi dưỡng, nâng cao kiến thức cho nông dân, tháng 11/2007, tỉnh Vĩnh Phúc đã thông qua Nghị quyết “Về bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, huấn luyện nghề ngắn hạn và cung cấp thông tin cho nông dân giai đoạn 2007 - 2010” (Số 03/2007/NQ-HĐND). Nghị quyết chỉ ra mục tiêu:

Về bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho nông dân: Trong 2 năm 2007 - 2008 mở 2.000 lớp bồi dưỡng nâng cao kiến thức lần đầu cho 200.000 nông dân (mỗi lớp 100 người, thời gian 04 ngày). Từ năm 2009 trở đi, tổ chức các lớp cập nhật kiến thức (mỗi lớp 100 người, thời gian 01 ngày).

Về huấn luyện nghề ngắn hạn: Trong 4 năm (2007 - 2010) mở 3.000 lớp huấn luyện nghề ngắn hạn cho 90.000 nông dân (mỗi lớp 30 người, thời gian từ 07 ngày đến dưới 1 tháng).

Thiết lập hệ thống thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến tỉnh, huyện, điểm tư vấn xã: nhằm cung cấp thông tin hàng ngày về cơ chế, chính sách thị trường, lao động, việc làm, kỹ thuật sản xuất, các mô hình kinh tế cho nông dân thông qua mạng Internet.

Kết quả thực hiện Về phát triển sản xuất

Thực hiện NQ 03-TU, kinh tế nông nghiệp liên tục tăng trưởng, sản xuất phát triển toàn diện và đúng hướng, cơ cấu cây trồng - vật nuôi chuyển dịch tích cực, đã hình thành một số vùng sản xuất hàng hoá tập trung chuyên canh hoặc thâm canh cao với phương thức sản xuất tiên tiến theo hướng công nghiệp, hiện đại. Trong 4 năm 2007 - 2010, đã bố trí 315,828 tỷ đồng từ ngân

sách tỉnh để hỗ trợ phát triển sản xuất. Trong đó 219,738 tỷ đồng cho miễn thuỷ lợi phí; 18,5 tỷ đồng cho Chương trình Giống cây trồng vật nuôi; 32,92 tỷ đồng cho xây dựng vùng trồng trọt sản xuất hàng hoá; 44,67 tỷ đồng cho đầu tư hạ tầng khu sản xuất chăn nuôi tập trung.

Các chỉ tiêu về phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản đều đạt và vượt mục tiêu của Nghị quyết. Giai đoạn 2006-2010, GDP trong nông, lâm nghiệp, thủy sản có tốc độ tăng bình quân 5,7%/năm (mục tiêu NQ là trên 5,5%/năm). Kinh tế nông nghiệp chuyển dịch mạnh theo hướng tích cực, tỷ trọng trồng trọt giảm, tỷ trọng chăn nuôi, thủy sản tăng, chăn nuôi của tỉnh đã thực sự trở thành ngành sản xuất chính.

Bảng 2.1. Cơ cấu ngành trồng trọt, chăn nuôi trong sản xuất nông nghiệp (2001 - 2010)

(Đơn vị tính: Giá trị: Tỷ đồng; Cơ cấu: %)

Năm Nông nghiệp Trồng trọt Chăn nuôi

2001 Giá trị 1644,85 1146,96 431,88 Cơ cấu 100 69,73 26,26 2005 Giá trị 2469,17 1382,03 964,59 Cơ cấu 100 55,97 39,07 2006 Giá trị 2959,62 1541,16 1273,33 Cơ cấu 100 52,07 43,02 2009 Giá trị 6013,80 2377,34 3374,85 Cơ cấu 100 39,53 56,12 2010 Giá trị 7451,00 2923,00 4178,00 Cơ cấu 100 39,2 56,1

Nếu tính cả thủy sản thì tỷ trọng năm 2005 là 42,12%, năm 2010 là 41,98%.

Trong trồng trọt

Tiếp tục chuyển dịch mạnh cơ cấu cây trồng và mùa vụ theo hướng sản xuất hàng hóa, các tiến bộ kĩ thuật tiếp tục được áp dụng rộng rãi, cơ giới hóa được đưa vào hầu hết các khâu của quá trình sản xuất đã tạo ra năng suất lao động cao, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm, góp phần thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn sang các lĩnh vực khác. Việc áp dụng kỹ thuật công nghệ và cơ giới hóa, hiện đại hóa trong sản xuất nông nghiệp được tăng cường. Việc sử dụng máy móc (máy làm đất, máy gặt đập liên hoàn...) gần như thay thế hoàn toàn lao động thủ công trước đây. Đã hình thành nhiều mô hình chuyên canh cây hàng hóa đạt giá trị kinh tế cao, bước đầu hình thành vùng nông nghiệp đô thị có năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh cao.

Tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm (2006 - 2010) trong trồng trọt đạt 2,5%/năm, giá trị thu nhập bình quân trên một đơn vị diện tích đất canh tác tăng từ 30 triệu đồng/ha năm 2005 lên 80 triệu đồng/ha năm 2010.Năng suất các loại cây trồng không ngừng tăng, năng suất lúa liên tục tăng qua các năm, năm 2011 đạt 56,26 tạ/ha, cao nhất từ trước đến nay. Sản phẩm trồng trọt đã đảm bảo về nhu cầu lương thực thực phẩm trong tỉnh, góp phần phát triển chăn nuôi và cung cấp lượng hàng hóa lớn cho vùng lân cận và các tỉnh biên giới phía Bắc.

Giai đoạn 2006 - 2010 đã xây dựng một số mô hình vùng trồng trọt sản xuất hàng hóa với tổng diện tích 16.428,44 ha cây trồng các loại như: lúa chất lượng cao, bí đỏ, bí xanh, cà chua, dưa chuột, dưa hấu, ớt, su su... Các mô hình đều có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao giúp nông dân tăng thu nhập, giảm nghèo; Hiện tại, quy mô vùng có xu hướng được mở rộng, bước đầu tạo được thói quen sản xuất hàng hóa gắn với thị trường. Một số sản phẩm đặc trưng của địa phương như: bí đỏ Vĩnh Tường, gạo Long Trì, dưa chuột An Hòa (Tam Dương), su su Tam Đảo... được phát triển và từng bước xây dựng

thương hiệu sản phẩm. Đã hình thành một số vùng trồng trọt hàng hóa như lúa chất lượng cao ở Yên Lạc, Vĩnh Tường; rau su su ở các xã ven chân núi Tam Đảo; dưa chuột, cà chua, ớt ở Tam Dương; bí xanh, bí đỏ ở Bình xuyên, Tam Đảo, Vĩnh Tường... Đồng thời đã xuất hiện một số nghề mới như: trồng cây cảnh, cây thế; cây công trình; sản xuất giống cây nông nghiệp: giống lúa, giống rau; giống cây lâm nghiệp: cây sưa, lim, lát, sấu, trám... tiêu thụ khắp các tỉnh thành trong cả nước.

Trong chăn nuôi, thủy sản

Được xác định là mũi nhọn nên lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản phát triển mạnh cả về chất và lượng. Giai đoạn 2006 - 2010, tăng trưởng bình quân của sản xuất chăn nuôi đạt 13%/năm, xuất thủy sản đạt 8,15%/năm; Năm 2010, tỷ trọng chăn nuôi, thủy sản chiếm 52,05% giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản (mục tiêu NQ 03-TU là 50% trở lên). Sản xuất chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh đã gắn với đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong tỉnh đã hình thành nên các khu sản xuất chăn nuôi tập trung trên địa bàn các huyện Lập Thạch, Tam Đảo, Tam Dương với hàng loạt các trang trại chăn nuôi chuyên canh, có qui mô đàn lớn và phương thức nuôi tiên tiến, hiện đại, đạt tới trình độ cao của sản xuất chăn nuôi. Chăn nuôi đã phát triển theo hướng công nghiệp trong hầu hết các trang trại; sản xuất thủy sản đã chuyển hẳn sang hướng chuyên canh hoặc một lúa - một cá góp phần tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Những điển hình về chăn nuôi trang trại tập trung theo vùng như: khu Đồi Mé xã Thanh Vân (Tam Dương) tập trung 22 hộ chăn nuôi gà đẻ trứng thương phẩm với tổng đàn có mặt thường xuyên đạt trên 80 nghìn con; khu Đồng Vang 1 và Đồng Tâm 1 của xã Kim Long (Tam Dương) tập trung 24 hộ chăn nuôi gà thịt với công suất 150 nghìn con/lứa; khu Cầu Trên xã Quang Sơn (Lập Thạch) tập trung các hộ chăn nuôi lợn ngoại với quy mô 200 lợn nái, 3000 lợn thịt... Các trang trại quy mô lớn đã áp dụng công nghệ tiên tiến như: chuồng lồng đối với lợn, chuồng kín chủ động điều tiết nhiệt độ, máng ăn, máng uống tự động đối với nuôi gà đẻ, gà thịt... Các tiến bộ kỹ thuật

được áp dụng rộng rãi góp phần nâng cao năng suất và chất lượng chăn nuôi. Công tác bảo vệ môi trường và xử lý chất thải được quan tâm và khuyến khích các hộ chăn nuôi thực hiện. Nhiều hình thức được áp dụng trong xử lý chất thải chăn nuôi như: làm hố ủ phân, xây dựng hầm biogas, sử dụng chế phẩm EM, chất lót nền trong hệ thống chuồng trại... góp phần cải thiện môi trường chăn nuôi. Công tác vệ sinh, phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm được tổ chức thực hiện và giám sát chặt chẽ. Thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch bệnh như: tiêm phòng định kỳ và bổ sung phòng các bệnh nguy hiểm, phun khử trùng, tiêu độc môi trường chăn nuôi cho tất cả các hộ chăn nuôi và các chợ có buôn bán gia súc, gia cầm. Nuôi trồng thủy sản cũng từng bước đi vào thâm canh, đã xuất hiện nhiều điển hình thâm canh thủy sản và cải tạo vùng trũng cấy lúa vụ mùa bấp bênh sang sản xuất 1 lúa - 1 cá có hiệu quả thuộc các huyện Lập Thạch, Bình Xuyên, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Tam Dương, góp phần làm tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích (gấp 2 - 3 lần so với khi chưa chuyển đổi), đồng thời là vùng tích nước cho sản xuất trồng trọt khi khô hạn.

Bảng 2.1. Tốc độ tăng trƣởng ngành chăn nuôi (2005 - 2010)

Sản lượng các loại Sản lượng 2005 - 2010

(%) 2005 2010 Sản lượng thịt trâu (tấn) 692 1.346 18,9 Sản lượng thịt bò (tấn) 2.048 4.324,6 20,5 Sản lượng thịt lợn hơi (tấn) 41.920 59.381,2 9,09 Sản lượng thịt gia cầm (tấn) 12.705 19.507,3 15,36 Sản lượng trứng gia cầm (triệu quả) 59,47 173,6 30,7

Sản lượng sữa (nghìn lít) 1.256 1.863 10,3

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2010) Về lâm nghiệp

Những năm qua, công tác trồng, chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng đã có những chuyển biến tích cực, góp phần giải quyết việc làm cho lao động ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự lãnh đạo của đảng bộ tỉnh vĩnh phúc đối với kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010 ths lịch sử 60 22 56 (Trang 69 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)