Xây dựng các hệ thống tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm theo tiêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề tham gia của doanh nghiệp việt nam vào chuỗi cung ứng cho các doanh nghiệp nhật bản từ năm 2005 đến nay cơ hội và thách thức (Trang 84 - 85)

Hình 2.1 : Cụm công nghiệp hiệu quả của Canon

3.3 Giải pháp chủ yếu để các doanh nghiệp Việt Nam có thể tham gia

3.3.3 Xây dựng các hệ thống tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm theo tiêu

chuẩn quốc tế

Trong xu thế toàn cầu hoá, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần phải có một tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm cao. Chất lượng sản phẩm chính là thước đo để đánh giá năng lực của nhà sản xuất. Và đặc biệt trong chuỗi cung ứng, do đặc thù chuyên môn hoá, mỗi nhà sản xuất sẽ chịu trách nhiệm gia công một chi tiết, linh phụ kiện là các nguyên liệu đầu vào cho một quy trình sản xuất khác, nên kiểm định chất lượng trong chuỗi cung ứng là một trong những quy trình quan trọng không thể thiếu. Chất lượng của sản phẩm cũng quyết định giá cả, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, sự chênh lệch về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm giữa nhà cung cấp nội địa và các doanh nghiệp đầu tư cũng là một nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của chuỗi cung ứng. Các doanh nghiệp đầu tư thường yêu cầu khắt khe đối với các nhà cung cấp nội địa. Chỉ khi sản phẩm đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế thì mới có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh, sản

phẩm mới có khả năng tham gia vào mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu thuộc các ngành công nghệ cao được.

Việt Nam cần tiến hành hỗ trợ tài chính để đổi mới công nghệ như tăng cường ngân sách đầu tư, hỗ trợ kinh phí để doanh nghiệp mua bản quyền công nghệ từ nước ngoài và ứng dụng hiệu quả sự chuyển giao công nghệ của thế giới. Hoạt động hỗ trợ trên có thể thực hiện theo chương trình hoặc theo từng giai đoạn. Ở mỗi giai đoạn cần phải điều tra, đánh giá và điểu chỉnh đúng với mục tiêu kế hoạch đề ra.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần hỗ trợ thành lập và phát triển các tổ chức kiểm định, đánh giá chất lượng sản phẩm đạt trình độ quốc tế thuộc nhiều thành phần kinh tế; thúc đẩy chuyển giao công nghệ từ các công ty lớn với các doanh nghiệp, đặc biệt là nguồn công nghệ cao mà các công ty đầu tư nước ngoài mang vào Việt Nam. Thông qua đó nâng cao dần các tiêu chuẩn đánh giá để làm hài lòng các doanh nghiệp mua hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề tham gia của doanh nghiệp việt nam vào chuỗi cung ứng cho các doanh nghiệp nhật bản từ năm 2005 đến nay cơ hội và thách thức (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)