Ảnh cuộc thi tìm kiếm tài năng SV trường tháng 5/2014 (Ảnh do Văn phòng Đoàn Thanh niên trường cung cấp)
Mặc dù hoạt động này còn có những hạn chế nhất định trong công tác giáo dục bởi mục đích tổ chức của hoạt động, nhưng rõ ràng là: bằng các hoạt động thực tiễn (có thể tham gia ở nhiều mức độ từ người tham dự, cổ vũ, hoạt náo viên đến người cán bộ tổ chức phong trào hoặc thành phần trực tiếp biểu diễn như diễn viên, vận động viên...) SV sẽ dễ dàng nhận thấy tính giáo dục kỹ năng nói chung và giáo dục KNS nói riêng.
Tóm lại, hoạt động VHVN- TDTT có tầm ảnh hưởng và sức lan tỏa lớn trong SV bởi quy mô tổ chức phong trào và mức độ SV tham gia hưởng ứng rất lớn. Có tình trạng mặc dù SV ít tham gia nhưng những hiệu ứng, hệ quả của chương trình cũng có những tác dụng giáo dục kỹ năng nhất định đối với nhóm này. SV càng tích cực tham gia các hoạt động thì
trải nghiệm sẽ càng lớn và do đó sẽ càng thụ hưởng được càng nhiều các giá trị giáo dục kỹ năng trong hoạt động.
2.3.2. Đánh giá mức độ tham gia và hiệu quả giáo dục KNS trong các hoạt động tình nguyện của Đoàn TN trường
Hoạt động tình nguyện là một trong những hoạt động trọng tâm của tổ chức đoàn. Đây là hoạt động có tính trải nghiệm lớn đối với mỗi người tham gia. Các chuyến đi tới các địa phương trong hoàn cảnh thiếu thốn điều kiện sinh hoạt và phải đảm nhận nhiều công việc mới, việc khó sẽ giúp cho tình nguyện viên có thể trải nghiệm thực tế qua đó đúc rút được những KNS thiết thực và hữu ích. Chính vì vậy, đánh giá của SV về tính giáo dục KNS trong hoạt động này của đoàn sẽ cho thấy rõ mối tương quan giữa hoạt động tình nguyện và tính giáo dục KNS.
Bảng 2.9. Tƣơng quan giữa mức độ tham gia vào hoạt động tình nguyện với ý kiến đánh giá của SV về tính giáo dục KNS của các hoạt
động này
Mức độ quan tâm tham gia hoạt động tình nguyện của SV
Đánh giá của SV về tính giáo dục KNS của hoạt động này
Tổng Không có hoặc ít Vừa đạt, tốt Cần nhân rộng 1. Biết nhưng không
tham gia Tần suất 0 30 23 53 Tỷ lệ 0 56,2 43,8 100 2. Có tham gia Tần suất 7 45 45 97 Tỷ lệ 7 46,5 46,5 100 3. Tích cực tham gia Tần suất 2 3 3 8 Tỷ lệ 20 40 40 100 Tổng 13 58 49 200
Trong số 200 SV khảo sát thì có 42/200 (21%) SV chưa biết đến hoạt động tình nguyện của đoàn. Để đảm bảo tính tương quan, chúng tôi chỉ đánh giá những người thuộc nhóm: Tích cực tham gia, có tham gia, và biết nhưng không tham gia.
Vì chỉ có 8/200 (4%) thuộc nhóm tích cực tham gia nên tôi gộp nhóm này vào nhóm có tham gia để có được tần suất 105/200 với tỷ lệ 52,5 % người tham gia. Tuy nhiên, vẫn có 9/200 SV (chiếm 4,5%) số người có tham gia (và tích cực tham gia) nhưng lại đánh giá tính giáo dục KNS trong các hoạt động là không có hoặc rất ít. Điều này cho thấy, trong hoạt động tình nguyện vẫn còn những tồn tại, hoạt động này cũng cần thường xuyên đổi mới nội dung, phương thức tổ chức để nâng cao hiệu quả hoạt động.
Tỷ lệ biết nhưng không tham gia có tần suất 53/200, đạt tỷ lệ 26,6% số người được hỏi. Tất cả nhóm này mặc dù không tham gia nhưng họ vẫn đánh giá cao tính giáo dục KNS thông qua hoạt động tình nguyện bởi sự công khai trong mục đích hoạt động cũng như những thông tin, hình ảnh được lan truyền qua nhiều kênh từ những SV được tham gia.
Cần lưu ý con số này bao gồm cả việc biết nhưng không tham gia và đã đăng ký nhưng chưa được tham gia. Kết quả PVS cho thấy rõ điều đó:
“...ngay tại lớp của em nhiều bạn khá rụt rè và vẫn chưa biết những hoạt động của Đoàn”
“Theo mình các tổ chức các hoạt động ngắn ngày trong nhiều dịp khác nhau thì nhiều bạn sẽ tham gia được hơn là các hoạt động dài ngày vì nhiều bạn sẽ không sắp xếp thời gian tham gia được”.
(Đoàn viên nữ, PVS số 1)
“...nếu là hoạt động tình nguyện thì còn có người hỏi lại, còn các hoạt động khác thì chả mấy ai quan tâm”.
“…tôi cũng có biết đến các hoạt động đó, song để tham gia không phải dễ, nhất là các hoạt động tình nguyện ở các vùng quê, vùng biên giới hoặc hải đảo. Số lượng tuyển đã ít, các tình nguyện viên phải qua tuyển chọn gắt gao, không phải ai nộp đơn cũng được đi”
(Nam SV, PVS số 6) Như vậy, không chỉ đổi mới về nội dung, Đoàn trường còn phải đối mặt với hạn chế về quy mô tổ chức so với nhu cầu tham gia của đoàn viên. Kết quả cũng chỉ ra: những SV tham gia vào hoạt động tình nguyện của đoàn nhìn chung có ấn tượng rất tốt và đánh giá cao các hoạt động này với 46,5 % cho rằng hoạt động tình nguyện của đoàn rất có giá trị giáo dục KNS, một lượng tương đương còn đề xuất nhân rộng hoạt động này để nhiều SV có thể tham gia.
Bên cạnh các số liệu, kết quả PVS cũng cho thấy rõ điều đó:
“Cần tổ chức các hoạt động tình nguyện tại các huyện vùng sâu vùng xa, những địa phương cần sự hỗ trợ, hoặc những hoạt động phục vụ công tác công đoàn”.
(Đối tượng cán bộ đoàn là SV, PVS số 2)
“Các hoạt động giáo dục KNS của Đoàn TN tập trung nhiều ở các hoạt động tình nguyện tại các vùng quê, vùng sâu, vùng xa. Ngoài ra, các hoạt động lao động vệ sinh giảng đường, ký túc xá hay hoạt động quyên góp, từ thiện cũng hàm chứa nhiều yếu tố giáo dục KNS cho người tham gia”.
(nam SV, PVS số 6) Điều này chứng tỏ các hoạt động tình nguyện có sức lan tỏa rất lớn đối với đoàn viên, được SV đón chờ và mong muốn được đăng ký tham dự.
Ảnh 2.3. Hình ảnh hoạt động tình nguyện tại địa phƣơng
Ảnh xây dựng công trình thanh niên tại Quảng Bình tháng 7/2013 (Ảnh của sinh viên Nguyễn Hải Nam)
Ảnh 2.4. Ảnh hoạt động thiện nguyện tại địa phƣơng
Ảnh chuyến đi tình nguyện tại Lào Cai vào tháng 1/2013 (Ảnh do Văn phòng Đoàn Thanh niên trường cung cấp)
Tóm lại, hoạt động tình nguyện của Đoàn Thanh niên có mức độ quan tâm tham gia của SV đông đảo nhất. Hoạt động này có được sự hưởng ứng mạnh mẽ của SV, được SV đánh giá hiệu quả giáo dục KNS nổi trội bởi tính trải nghiệm rất lớn và thực tế rất lớn của hoạt động. Có thể khẳng định đây là một trong những hoạt động tiêu biểu của tổ chức đoàn có sức lan tỏa lớn trong SV bởi nội dung và hình thức tổ chức gần gũi và cuốn hút được SV tham gia. Vì vậy, hiệu quả giáo dục KNS cho SV qua hoạt động tình nguyện rất tốt, cần nhân rộng.
2.3.3. Đánh giá mức độ tham gia và hiệu quả giáo dục KNS trong các hoạt động của các Câu lạc bộ, đội nhóm
Một trong những hoạt động có tính giáo dục kỹ năng một cách trực tiếp và thường xuyên đối với SV là hoạt động của các CLB, đội nhóm có tính sở thích và chuyên ngành. Thực tế không phải lúc nào cũng có các hoạt động tập trung ở cấp độ Đoàn trường mà thường xuyên nhất lại là hoạt động có tính thường kỳ của mô hình này. Các chỉ số về mức độ tham gia sẽ cho thấy đánh giá của về hiệu quả giáo dục KNS ở các hoạt động.
Ảnh Chương trình giao lưu với diễn giả người Hàn Quốc về kỹ năng và định hướng giá trị sống vào tháng 4/2014
(Ảnh do công ty Tomorrow Việt Nam cung cấp)
Khi hỏi SV về mức độ tham gia hoạt động ở CLB - đội nhóm thì có 15/200 SV (7,5%) trả lời không biết đến các hoạt động của CLB – đội nhóm cụ thể. Điều này cho thấy SV quan tâm nhiều đến các CLB sở thích; đối với các CLB đội nhóm có tính chuyên ngành thì SV ngành nào biết và tham gia CLB của ngành đó. Vì thế, tôi chỉ đánh giá những người biết đến các hoạt động của các CLB đội nhóm. Trong đó, nhóm tích cực tham gia có tần suất rất nhỏ: 12/200 (6%) nên được gộp vào nhóm có tham gia thành 85 lựa chọn (42,5%).
Bảng 2.10. Tƣơng quan giữa mức độ tham gia vào hoạt động của các CLB, đội nhóm có tính chuyên ngành và CLB, đội nhóm có tính sở thích với ý kiến đánh giá của SV về tính giáo dục KNS của các hoạt
động này
Mức độ tham gia hoạt động các đội nhóm, các CLB sở thích,
CLB chuyên ngành của SV
Đánh giá của SV về tính giáo dục KNS của hoạt động này
Tổng Không có hoặc ít Vừa đạt, tốt Cần nhân rộng 1. Biết nhưng
không tham gia
Tần suất 17 70 13 100 Tỷ lệ 16,7 70 13,3 100% 2. Có tham gia Tần suất 5 38 30 73 Tỷ lệ 6,8 52,2 41 100% 3. Tích cực tham gia Tần suất 2 2 8 12 Tỷ lệ 14,3 14,3 71,4 100% Tổng điều tra 31 115 54 200
(nguồn: số liệu từ cuộc nghiên cứu)
Hoạt động ở các CLB, đội nhóm ít có tính ràng buộc và chủ yếu là theo sở thích và dựa trên sự tự nguyện đăng ký tham gia. Vì vậy, việc tham
gia của SV ở các CLB đội nhóm có tỷ lệ ít hơn so với hoạt động VHVN, TDTT và hoạt động tình nguyện (85/200 so với 108/200 và 105/200).
Nhóm tích cực tham gia có tần suất thấp 12/200 nên dữ liệu này được gộp vào nhóm có tham gia. Nhóm SV chỉ “biết nhưng không tham gia” đánh giá các hoạt động ở các CLB – đội nhóm có tính giáo dục đạt tốt với tỷ lệ cao nhất 70 %. Với thang đo vừa đạt và cần nhân rộng mô hình, cả 2 thang đo đều có ý kiến đánh giá cao với nhóm SV có tham gia là 41%, nhóm SV tích cực tham gia có đánh giá tính giáo dục KNS cao nhất với 71,4%.
Tìm hiểu về nguyện vọng của SV về các CLB, đội nhóm:
“Hiện nay, sinh viên khá là năng động , được thành lập các CLB đội nhóm, chung một sở thích, được tập hợp với nhau thì có sự liên kết chặt chẽ thì mới thu hút được các bạn sinh viên hơn”.
(nữ SV, PVS số 5)
“Các hoạt động này tạo ra sân chơi cho SV. Tại đây, SV không chỉ thỏa mãn nhu cầu giải trí mà còn được thể hiện mình và phát triển các sở thích, các năng khiếu của bản thân. Qua việc tham gia hưởng ứng hoặc trực tiếp tổ chức chương trình, SV được tiếp thu một cách tự nhiên các kỹ năng giao tiếp xã hội hay các kỹ năng tổ chức, quản lý, làm việc nhóm...
“…Để phát triển các đội nhóm, các CLB sở thích cần phải nghiên cứu và tạo điều kiện tốt nhất để thành lập và phát triển nhiều hơn các CLB, đội nhóm. Có thể phân công tới Liên chi đoàn, mỗi Liên chi phải tổ chức, quản lý ít nhất 1 CLB, đội nhóm. Các CLB đội nhóm đã hình thành rồi thì
cần đầu tư về kinh phí, con người cũng như động viên khích lệ nhiều hơn”
(Cán bộ đoàn là giảng viên trẻ, PVS số 10) Như vậy, SV dù có trực tiếp tham gia hay không song phần lớn số họ đánh giá cao hiệu quả giáo dục kỹ năng thông qua hoạt động của các CLB. Điều đó góp phần lý giải hoạt động của các CLB trong điều kiện học
tín chỉ là một giải pháp bù đắp rất tốt việc hoạt động phong trào mà ở quy mô của lớp và của Đoàn trường chưa thể đáp ứng được nhu cầu của đoàn viên, nhất là nhu cầu được giáo dục KNS.
Qua việc tìm hiểu tương quan mức độ tham gia và đánh giá của SV về tính giáo dục KNS trong các hoạt động của đoàn có thể thấy: Hiệu quả giáo dục kỹ năng được nhiều hay không phụ thuộc rất lớn vào số lượng và chất lượng các hoạt động của Đoàn. Việc tham ở nhiều mức độ khác nhau chính là những phép thử, những bài thực hành kỹ năng quan trọng cho SV. Như vậy, các hoạt động của Đoàn Thanh niên không chỉ có vai trò định hướng, giáo dục mà còn trực tiếp tạo ra môi trường cho sinh viên trải nghiệm, từ việc trực tiếp tham gia và thụ hưởng sự đào tạo, bồi dưỡng sẽ giúp giúp sinh viên đúc rút được kinh nghiệm hoạt động và có được KNS cao hơn.
Ảnh 2.6. Ảnh hoạt động giáo dục kỹ năng của CLB Nhà quản trị tương lai
Chương trình thực tế của cuộc thi Nhà Quản trị tài ba tháng 9/2013 (Ảnh của sinh viên Nguyễn Văn Điệp)
Tóm lại, các hoạt động của Đoàn Thanh niên nhìn chung được đông đảo SV quan tâm tham gia, các hoạt động của đoàn hầu hết có tính định hướng và giáo dục rất lớn cho đoàn viên thanh niên, tuy nhiên không phải hoạt động nào cũng có tính giáo kỹ năng và vẫn còn một bộ phận nhỏ SV có tham gia nhưng việc tổ chức thiếu sự định hướng và sự chú trọng yếu tố giáo dục dẫn đến việc đánh giá hiệu quả giáo dục KNS ở nhóm này thấp.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng: các hoạt động có tính thực tế, đòi hỏi người tham gia phải trực tiếp trải nghiệm được đánh giá về hiệu quả giáo dục KNS cao (như hoạt động tình nguyện, hoạt động của các CLB đội nhóm) hơn các hoạt động có tính hưởng ứng hoặc thể hiện như hoạt động VHVN – TDTT. Nói cách khác, hiệu quả giáo dục KNS tỷ lệ thuận với sự tham gia trực tiếp và nhiệt tình của đoàn viên, họ càng trải nghiệm nhiều, kinh nghiệm và kỹ năng thu được càng lớn. Vì vậy, Đoàn Thanh niên cần đầu tư hơn để nhân rộng các hoạt động tình nguyện cũng như hiệu quả hoạt động của các CLB đội nhóm để tăng cường giáo dục KNS cho SV.
2.4. Những mong muốn của sinh viên về các hoạt động của đoàn trong thời gian tới trong thời gian tới
Đứng trước thực trạng hoạt động giáo dục KNS cũng như những hoạt động phong trào của Đoàn TN trường nói chung, SV có những đề xuất, nguyện vọng để hoạt động giáo dục KNS được tổ chức sâu sát, thiết thực hơn. Việc tìm hiểu những mong muốn tiếp theo của SV về các hoạt động của đoàn sẽ giúp phát huy hơn nữa những hoạt động có tính giáo dục KNS cao và khắc phục những tồn tại, hạn chế trong các hoạt động hiện tại của đoàn về nội dung, hình thức và thời điểm tổ chức.
2.4.1. Mong muốn của SV về nội dung tổ chức giáo dục KNS
Bảng 2.11. Mong muốn của SV về nội dung tổ chức giáo dục KNS STT Mong muốn về nội dung tổ chức hoạt động
giáo dục KNS của sinh viên
Ý kiến đánh giá Tần suất Tỷ lệ
1. trang bị các kỹ năng về giao tiếp (thương lượng, chăm sóc các mối quan hệ...)
68 34,2
2. trang bị các kỹ năng có thể trợ giúp trực tiếp cho công việc (kỹ năng lắng nghe, kỹ năng viết, kỹ năng thuyết trình...)
65 32,5
3. trang bị các kỹ năng về quản trị (giải quyết tranh chấp, quản trị rủi ro, quản lý thời gian)
38 19,2
4. trang bị các kỹ năng sinh tồn (kỹ năng ăn uống, bơi, thích ứng nhanh trong các hoàn cảnh khác nhau)
33 16,7
5. tất cả các kỹ năng trên 98 49,2
6. Ý kiếnkhác 10 5
(nguồn: số liệu từ cuộc nghiên cứu)
Nhìn vào bảng số liệu trên có thể thấy mức độ phân hóa không rõ ràng, khoảng cách không quá xa giữa những mong muốn trang bị các kỹ năng. Tuy nhiên, nổi bất nhất vẫn là nhóm mong muốn trang bị tất cả các kỹ năng trên với 49,2%, chiếm gần nửa số người được hỏi.
Mong muốn trang bị các kỹ năng về giao tiếp có tần suất lựa chọn là 34,2%. Thấp hơn một chút là tần suất lựa chọn trang bị các kỹ năng có thể trợ giúp cho công việc 32,5%. Tỷ lệ lựa chọn mong muốn trang bị các kỹ năng về quản trị đạt 19,2 % và mong muốn trang bị các kỹ năng sinh tồn đạt 16,7% chênh nhau không nhiều và thấp hơn hẳn so với lựa chọn các nhóm kỹ năng trên. Thấp nhất là các ý kiến lựa chọn khác với 5% trong đó ý kiến đề xuất trùng lặp khá nhiều trang bị thêm các kỹ năng về giao tiếp