Khung lý thuyết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình tự hỗ trợ cho người nhà chăm sóc bệnh nhân trong bệnh viện (nghiên cứu tại khoa nhi bệnh viện k3 tân triều, hà nội) (Trang 29)

Đánh giá nhu cầu của ngƣời nhà chăm

sóc bệnh nhân

Tìm hiểu nhu cầu mong muốn đƣợc hỗ trợ từ phía ngƣời nhà

chăm sóc bệnh nhân

Xác định nhu cầu ƣu tiên

Xây dựng mô hình tự hỗ trợ cho ngƣời nhà chăm sóc bệnh nhân tại Khoa Nhi bệnh viện

K3 Tân Triều - Hà Nội

Ý nghĩa của mô hình Nội dung, kế hoạch hoạt động Mục đích hoạt động

NỘI DUNG CHÍNH Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài

1.1.1. Khái niệm công cụ

1.1.1.1. Công tác xã hội

Có rất nhiều cách hiểu và cách định nghĩa khác nhau về CTXH. Dƣới đây, ngƣời nghiên cứu xin đƣợc phép trích dẫn một số luận điểm, ý kiến của các tổ chức, chuyên gia có uy tín trong lĩnh vực CTXH:

Theo Foundation of Social Work Practice (Cơ sở thực hành CTXH): CTXH là một môn khoa học ứng dụng để giúp đỡ mọi ngƣời vƣợt qua những khó khăn của họ và đạt đƣợc một vị trí ở mức độ phù hợp trong xã hội. CTXH đƣợc coi nhƣ một môn khoa học vì nó dựa trên những luận chứng khoa học và những nghiên cứu đã đƣợc chứng minh. Nó cung cấp một lƣợng kiến thức có cơ sở thực tiễn và xây dựng những kĩ năng chuyên môn hóa.

Theo NASW – Hiệp hội nhân viên CTXH Quốc gia: CTXH là những hoạt động chuyên nghiệp nhằm mục đích giúp đỡ các cá nhân, nhóm và cộng đồng trong hoàn cảnh khó khăn, để họ tự phục hồi chức năng hoạt động xã hội và để tạo ra các điều kiện thuận lợi cho họ đạt đƣợc mục đích của cá nhân.

Theo Từ điển XHH (G.Endruweit và G. Trommsdorff – NXB Thế giới, Hà Nội, 2001): CTXH là một dịch vụ xã hội đã chuyên môn hóa, một việc giúp đỡ có tính cá nhân để giải quyết những vấn đề xã hội đặc biệt.[5]

Trên cơ sở những quan niệm, định nghĩa trên tôi (ngƣời nghiên cứu) có thể đƣa ra một khái niệm, định nghĩa CTXH theo cách hiểu của ngƣời nghiên cứu nhƣ sau: “Công tác xã hội là một ngành, một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp, một dịch vụ xã hội nhằm giải quyết các vấn đề xã hội của cá nhân, nhóm và cộng đồng khi gặp khó khăn mà họ không tìm được cách giải quyết để giúp họ lấy lại cân bằng trong cuộc sống”.

1.1.1.2. Nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp

NVCTXH chuyên nghiệp là những ngƣời đƣợc đào tạo chuyên môn về CTXH từ một trƣờng đại học hoặc một định chế đƣợc công nhận, có cấp bằng hoặc chứng chỉ trong ngành CTXH.Họ thƣờng làm việc trong các cơ quan CTXH thuộc chính phủ hoặc phi chính phủ. Một số làm việc với cá nhân, trong khi những ngƣời khác thì làm việc với các nhóm hoặc cả một cộng đồng.

 Tại Việt Nam:

Nghị định 08/2010 và Thông tƣ 07/2010 đã có những quy định và tiêu chuẩn riêng về nhân viên CTXH chuyên nghiệp. Gồm 4 nhóm chính:

Nhân viên CTXH: Trình độ trung cấp trở lên các ngành theo quy định. Thực hiện một số nghiệp vụ cụ thể tcó yêu cầu đơn giản về lý thuyết, phƣơng pháp và kỹ năng thực hành

Công tác xã hội viên: Trình độ đại học trở lên các ngành; Chứng chỉ bồi dƣỡng nghiệp vụ CTXH; Trực tiếp hoặc chỉ đạo thực hiện các nghiệp vụ cơ bản về lý thuyết, phƣơng pháp và kỹ năng thực hành

Công tác xã hội viên chính: Tốt nghiệp đại học trở lên; Thời gian ở ngạch CTXH viên và tƣơng đƣơng 9 năm; Chủ trì tổ chức, chỉ đạo và thực hiện các nghiệp phức tạp về lý thuyết, phƣơng pháp và kỹ năng thực hành

CTV Công tác xã hội: Làm việc theo hợp đồng; Hƣởng lƣơng 1.0; Có chứng chỉ, chứng nhận hoặc bằng cấp CTXH, XHH, tâm lý, giáo dục (2015, tối thiểu bằng trung cấp)[28]

1.1.1.3. Công tác xã hội trong lĩnh vực y tế

Công tác xã hội là một nghề và một ngành giúp đỡ mỗi ngƣời, mỗi gia đình, mỗi cộng dồng giải quyết những vấn đề tâm lý xã hội của mình.

CTXH trong lĩnh vực y tế là một phân nghề, phân ngành của CTXH giúp đỡ bệnh nhân giải quyết các vấn đề tâm lý xã hội để chữa bệnh đƣợc tốt hơn; giúp đỡ các cộng đồng phòng bệnh và nâng cao sức khoẻ tốt hơn. CTXH trong lĩnh vực y tế đƣợc chia thành CTXH cho bệnh viện và CTXH cho sức khoẻ.[37]

1.1.1.4. Công tác xã hội trong bệnh viện

Công tác xã hội trong bệnh viện là các hoạt động hỗ trợ ngƣời bệnh, ngƣời nhà ngƣời bệnh và các nhân viên y tế trong bệnh viện nhằm giải quyết các vấn đề xã hội và tâm lý liên quan đến bệnh tật và quá trình khám chữa bệnh. Mục đích là hỗ trợ các nhóm đối tƣợng khắc phục những khó khăn về xã hội để đạt đƣợc hiệu quả chăm sóc sức khỏe tốt nhất. Nhân viên công tác xã hội trong bệnh viện là cầu nối để giải quy ết các mâu thuẫn giữa bệnh nhân và nhân viên y tế, giữa bệnh nhân và bệnh nhân, bệnh nhân và ngƣời nhà bệnh nhân,…Do đó, công tác xã hội trong bệnh viện thực sự có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lƣợng khám chữa bệnh. Công tác xã hội không đơn thuần chỉ là công tác từ thiện trong bệnh viện, nhƣ các bữa ăn, nồi cháo từ thiện cho bệnh nhân nghèo, tặng quà cho các bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn,… Ngoài ra, công tác xã hội trong bệnh viện là một nội dung hoạt động rất quan trọng trong quá trình chuyên nghiệp hoá lĩnh vực công tác xã hội, góp phần không nhỏ vào công cuộc chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân.[1]

1.1.1.5. Mô hình

Mô hình là công cụ giúp ta thể hiện một sự vật, hiện tƣợng, quá trình… nào đó, phục vụ cho hoạt động học tập, nghiên cứu, sản xuất và các sinh hoạt tinh thần của con ngƣời

1.1.1.6. Tự hỗ trợ

Theo Tomofumi Oka, Ph.D..Sophia Univercity: Thuật ngữ Tự hỗ trợ hay còn gọi là Self-help group/ self-help supporters là việc các cá nhân trong nhóm cùng chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau để giải quyết vấn đề nhằm đạt đƣợc hiệu quả tốt nhất.[34]

1.1.2. Một số lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu

1.1.2.1. Lý thuyết nhu cầu của Maslow

Nhu cầu là yếu tố tất yếu, cần thiết để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của cá nhân. Trong nghiên cứu này, tôi sử dụng lý thuyết nhu cầu của Abraham Maslow để tiến hành đánh giá nhu cầu của bệnh nhân và ngƣời nhà chăm sóc

bệnh nhân, dựa trên kết quả thu đƣợc xây dựng mô hình tự hỗ trợ cho bệnh nhân và ngƣời nhà chăm sóc bệnh nhân cũng nhƣ đánh giá hiệu quả trƣớc và sau khi triển khai mô hình tự hỗ trợ.

Abraham Maslow (1908- 1970), nhà tâm lý học ngƣời Mỹ, đƣợc thế giới

biết đến nhƣ là nhà tiên phong trong trƣờng phái tâm lý học nhân văn (Humanistic psychology) bởi hệ thống lý thuyết về thang bậc nhu cầu (Hierarchy of Needs) của con ngƣời. Ngày từ khi ra đời, lý thuyết này có tầm ảnh hƣởng khá rộng rãi và đƣợc ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khoa học. . Lý thuyết của ông nhằm giải thích những nhu cầu nhất định của con ngƣời cần đƣợc đáp ứng nhƣ thế nào để một cá nhân hƣớng đến cuộc sống lành mạnh và có ích cả về thể chất lẫn tinh thần.

Lý thuyết của ông giúp cho sự hiểu biết của chúng ta về những nhu cầu của con ngƣời bằng cách nhận diện một hệ thống thứ bậc các nhu cầu. Ông đã đem các loại nhu cầu khác nhau của con ngƣời, căn cứ theo tính đòi hỏi của nó và thứ tự phát sinh trƣớc sau của chúng để quy về 5 loại sắp xếp thành thang bậc về nhu cầu của con ngƣời tƣ thấp đến cao.

Nhu cầu sinh lý: Đây là nhu cầu cơ bản để duy trì cuộc sống của con

ngƣời nhƣ nhu cầu ăn uống, ngủ, nhà ở, sƣởi ấm và thoả mãn về tình dục. Là nhu cầu cơ bản nhất, nguyên thủy nhất, lâu dài nhất, rộng rãi nhất của con ngƣời. Nếu thiếu những nhu cầu cơ bản này con ngƣời sẽ không tồn tại đƣợc. Đặc biệt là với trẻ em vì chúng phụ thuộc rất nhiều vào ngƣời lớn để đƣợc cung cấp đầy đủ các nhu cầu cơ bản này. Ông quan niệm rằng, khi những nhu cầu này chƣa đƣợc thoả mãn tới mức độ cần thiết để duy trì cuộc sống thì những nhu cầu khác của con ngƣời sẽ không thể tiến thêm nữa.

Nhu cầu an toàn:An ninh và an toàn có nghĩa là một môi trƣờng không

nguy hiểm, có lợi cho sự phát triển liên tục và lành mạnh của con ngƣời. Nội dung của nhu cầu an ninh: An toàn sinh mạng là nhu cầu cơ bản nhất, là tiền đề cho các nội dung khác nhƣ an toàn lao động, an toàn môi trƣờng, an toàn nghề nghiệp, an toàn kinh tế, an toàn ở và đi lại, an toàn tâm lý, an toàn nhân sự,…

Đây là những nhu cầu khá cơ bản và phổ biến của con ngƣời. Để sinh tồn con ngƣời tất yếu phải xây dựng trên cơ sở nhu cầu về sự an toàn. Nhu cầu an toàn nếu không đƣợc đảm bảo thì công việc của mọi ngƣời sẽ không tiến hành bình thƣờng đƣợc và các nhu cầu khác sẽ không thực hiện đƣợc. Do đó chúng ta có thể hiểu vì sao những ngƣời phạm pháp và vi phạm các quy tắc bị mọi ngƣời căm ghét vì đã xâm phạm vào nhu cầu an toàn của ngƣời khác.

Nhu cầu xã hội:Nhu cầu này bắt nguồn từ những tình cảm của con ngƣời

đối với sự lo sợ bị cô độc, bị coi thƣờng, bị buồn chán, mong muốn đƣợc hòa nhập, lòng tin, lòng trung thành giữa con ngƣời với nhau. Nội dung của nhu cầu này phong phú, tế nhị, phức tạp hơn. Bao gồm các vấn đề tâm lý nhƣ: Đƣợc dƣ luận xã hội thừa nhận, sự gần gũi, thân cận, tán thƣởng, ủng hộ, mong muốn đƣợc hòa nhập, lòng thƣơng, tình yêu, tình bạn, tình thân ái là nội dung cao nhất của nhu cầu này. Lòng thƣơng, tình bạn, tình yêu, tình thân ái là nội dung lý lƣởng mà nhu cầu về quan hệ và đƣợc thừa nhận luôn theo đuổi. Nó thể hiện tầm quan trọng của tình cảm con ngƣời trong quá trình phát triển của nhân loại.

Nhu cầu đƣợc tôn trọng:Nội dung của nhu cầu này gồm hai loại: Lòng

tự trọng và đƣợc ngƣời khác tôn trọng: Lòng tự trọng bao gồm nguyện vọng muồn giành đƣợc lòng tin, có năng lực, có bản lĩnh, có thành tích, độc lập, tự tin, tự do, tự trƣởng thành, tự biểu hiện và tự hoàn thiện; Nhu cầu đƣợc ngƣời khác tôn trọng gồm khả năng giành đƣợc uy tín, đƣợc thừa nhận, đƣợc tiếp nhận, có địa vị, có danh dự,… Tôn trọng là đƣợc ngƣời khác coi trọng, ngƣỡng mộ. Khi đƣợc ngƣời khác tôn trọng cá nhân sẽ tìm mọi cách để làm tốt công việc đƣợc giao. Do đó nhu cầu đƣợc tôn trọng là điều không thể thiếu đối với mỗi con ngƣời.

Nhu cầu tự khẳng định mình: Maslow xem đây là nhu cầu cao nhất

trong cách phân cấp về nhu cầu của ông. Đó là sự mong muốn để đạt tới, làm cho tiềm năng của một cá nhân đạt tới mức độ tối đa và hoàn thành đƣợc mục tiêu nào đó.Nội dung nhu cầu bao gồm nhu cầu về nhận thức (học hỏi, hiểu biết,

nghiên cứu,…) nhu cầu thẩm mỹ (cái đẹp, cái bi, cái hài,…), nhu cầu thực hiện mục đích của mình bằng khả năng của cá nhân.

Hình 1.1. Sơ đồ lý thuyết bậc thang nhu cầu Maslow

1.1.2.2. Lý thuyết hệ thống sinh thái

Lý thuyết về hệ thống sinh thái đƣợc phát triển vào đầu thập kỷ 1970, nhƣng sau đó đã đƣợc Meyer (1983) tiếp tục xây dựng và mở rộng ra để đáp ứng nhu cầu giảng dạy của Mỹ và đã bao gồm những vấn đề liên quan đến cộng đồng, nhóm và gia đình vào nội dung của lý thuyết này. Ngoài ra, việc giảng dạy hiện nay của lý thuyết này ở Việt Nam và ở nhiều nƣớc khác còn bao gồm nhiều yếu tố đa dạng hơn nhƣ sự công bằng xã hội và quyền con ngƣời chứ không còn đơn thuần chỉ tập trung vào những nội dung công việc nhƣ trƣớc đây.

Lý thuyết hệ thống và sinh thái giúp cho những ngƣời thực hành công tác xã hội phân tích đƣợc thấu đáo sự tƣơng tác giữa các hệ thống xã hội hoặc bên trong các hệ thống này và có thể hình dung ra đƣợc những tƣơng tác này sẽ ảnh hƣởng đến hành vi của khách hàng nhƣ thế nào.

Hệ thống sinh thái gồm hai ý tƣởng: Môi trƣờng sinh thái của cá nhân khi cá nhân đó đang cố gắng để thích nghi với môi trƣờng xung quanh; hệ thống khi nhìn vào mối tƣơng quan của những bộ phận khác nhau.

Cá nhân gắn chặt với gia đình, gia đình với cộng đồng, có những cá nhân rất mạnh có thể lay chuyển cả một hệ thống lớn. Hành vi con ngƣời rất phức tạp, không có một yếu tố nào duy nhất giải thích về hành vi con ngƣời. Chúng ta phải cố gắng kết hợp các lý thuyết về cá nhân, gia đình, nhóm, xã hội và lý thuyết về thế giới để hiểu về con ngƣời theo hệ thống sinh thái. Gia đình có ranh giới, chúng ta cũng có ranh giới, bất cứ hệ thống nào cũng có ranh giới, chúng ta nghĩ đến sự tƣơng tác trong hệ thống để hiểu con ngƣời. Để hiểu một ngƣời bạn nào đó, chúng ta phải hiểu thế giới rộng hơn, phải hiểu gia đình ngƣời đó, nhóm bạn cũng làm việc, cộng đồng mà bạn đó đang tƣơng tác.

Trong một hệ thống, ta quan tâm đến tổng thể nhiều hơn sự cộng lại của các bộ phận. Mọi hệ thống có nhiều bộ phận, gia đình là thành phần của cộng đồng. Có 4 thành tố đối với mọi hệ thống: hành vi, cấu trúc, văn hóa, diễn biến của hệ thống. Chúng ta luôn luôn quan tâm đến hành vi, cấu trúc, văn hóa, diễn biến của hệ thống. Mỗi hệ thống đều có thời gian sống và nghỉ ngơi.

Hành vi: có khi gọi là năng lƣợng mang tính tâm lý (thức ăn là năng lƣợng, sự nâng đỡ về tình cảm là năng lƣợng...), hành vi là cách sử dụng năng lƣợng của mình, ví dụ tôi đang trình bày. Nếu không có nhập năng lƣợng mới, hệ thống sẽ chết dần, mọi hệ thống đều phải mở ra để tiếp nhận năng lƣợng mới. Mọi hệ thống đều thay đổi nhƣng không thay đổi quá nhanh... luôn luôn có những lực lƣợng bên trong một hệ thống, luôn có sự sống và năng lƣợng, những năng lƣợng này đẩy và kéo lẫn nhau. Khi một xã hội, một gia đình gặp một áp lực quá lớn sẽ dẫn đến stress..

Cấu trúc (kết cấu): Bất cứ hệ thống nào cũng có một bộ phận hay hệ thống bộ phận nhƣ trong cơ thể con ngƣời có nhiều hệ thống... cơ cấu cũng có nghĩa là những ranh giới, nếu nghiên cứu về gia đình trƣớc tiên phải biết về thành phần trong gia đình, những thành phần đó không bắt buộc là những gì hiện hữu mà có thể là những thành phần về tâm lý

Văn hóa (Culture) Bất cứ hệ thống nào cũng đều mang nét văn hóa riêng của nó. Trong hệ thống, hành vi văn hoá đƣợc thể hiện nhƣ thế nào?

Diễn biến của hệ thống: Bất cứ một hệ thống nào cũng thay đổi theo thời gian nhƣng bất kỳ trong hoàn cảnh nào cũng phải giữ đƣợc trạng thái tƣơng đối ổn định. Không có một cơ cấu nào tồn tại nhƣ vậy mãi.

1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài

1.2.1. Tổng quan địa bàn nghiên cứu

1.2.1.1. Cơ sở hình thành bệnh viện K3 Tân Triều

Bệnh viện K - là Bệnh viện đầu ngành trong lĩnh vực điều trị ung thƣ ở Việt Nam. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tình trạng bệnh nhân mắc bệnh ung thƣ ngày một tăng cao, dẫn đến tình trạng bệnh viện quá tải, không đáp ứng đƣợc nhu cầu khám chữa bệnh của ngƣời dân. Vì thế, Bệnh viện đã liên tục mở rộng các cơ sở khám chữa bệnh để phục vụ nhu cầu của bệnh nhân.

Từ một cơ sơ ban đầu ở địa chỉ số 43 Quán Sứ, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Bệnh viện K - đã mở rộng phát triển thêm 2 cở sở nữa đó là cơ sở2 ở Tựu Liệt, Tam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình tự hỗ trợ cho người nhà chăm sóc bệnh nhân trong bệnh viện (nghiên cứu tại khoa nhi bệnh viện k3 tân triều, hà nội) (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)