(Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài)
3.2% 97.1% 28.60% 20% Mua thuốc Giới thiệu chỗ ăn nghỉ 31.4% 15.7% 28.6% 20% 4.3% Các hoạt động trợ giúp Mua thuốc
Giới thiệu chỗ ăn nghỉ Chia sẻ về bệnh
Hƣớng dẫn cách chăm sóc Khác
Đối với hoạt động trợ giúp lẫn nhau khi ngƣời khác gặp khó khăn, ngƣời nhà chăm sóc bệnh nhân chia sẻ họ thƣờng đƣợc giúp đỡ những việc nhƣ: mua thuốc 31.4%, giới thiệu chỗ ăn nghỉ 15.7%, chia sẻ thông tin về bệnh 28.6%, hƣớng dẫn cách chăm sóc ngƣời bệnh 20%. Những hoạt động trợ giúp cũng xuất phát từ chính nhu cầu của ngƣời bệnh và ngƣời chăm sóc. Việc tìm đƣợc chỗ nghỉ ngơi giá rẻ, hợp lý thậm chí có thể ở chung, ở ghép cùng những ngƣời khác sẽ tiết kiệm chi phí sinh hoạt, đồng thời cũng có cơ hội giao lƣu chia sẻ cùng các gia đình khác. Trong thời gian đó và thời gian chăm sóc ngƣời bệnh ở viện, ngƣời nhà chăm sóc bệnh nhân có thể cùng nhau trò chuyện, những ngƣời đã có thời gian chăm sóc ngƣời bệnh trƣớc đó chia sẻ với những ngƣời đến sau về cách chăm sóc ngƣời bệnh ung thƣ nhƣ thế nào, chế độ dinh dƣỡng ra sao. Bên cạnh đó, có những loại thuốc không có trong danh mục bảo hiểm buộc gia đình ngƣời bệnh phải tự chi trả và mua thuốc thì việc giới thiệu địa chỉ bán thuốc tin cậy hoặc mua giúp họ cũng là điều cần thiết.
“Ai bận không ra ngoài được thì mình giúp mua cơm, mua đồ sinh hoạt hàng ngày. Mọi người giúp anh trông con hộ, hoặc chăm con hộ ấy vì anh con trai mà, không khéo lắm. Rồi đi mua thuốc hộ ở mấy viện K1, K2 nếu anh không đi được”
(PVS, Nam, 35 tuổi, Người nhà chăm sóc bệnh nhân)
Khi đƣợc hỏi về mức độ hài lòng của ngƣời nhà chăm sóc bệnh nhân khi nhận đƣợc sự giúp đỡ từ những ngƣời xung quanh có 42% ngƣời đánh giá là ngƣời khác giúp đã giúp đỡ họ rất nhiệt tình, 49.3% ngƣời cho rằng ngƣời khác giúp đỡ mình nhiệt tình, 5,7% ý kiến cho rằng bình thƣờng và 2.9% ý kiến cho rằng ngƣời khác không giúp đỡ gì nhiều. Nhƣ vậy có thể nhận thấy, xuất phát từ nhu cầu của ngƣời nhà chăm sóc bệnh nhân, khi gặp khó khăn họ luôn nhận đƣợc sự giúp đỡ từ ngƣời khác tùy thuộc vào mức độ khó khăn khác nhau mà nhận đƣợc mức độ trợ giúp khác nhau.
Ngƣời nhà chăm sóc bệnh nhân chia sẻ một số hoạt động mà những ngƣời trong cùng phòng thƣờng giúp đỡ nhau bao gồm: chăm bệnh nhân cùng, chia sẻ đồ đạc, mua cơm, đỡ bệnh nhân đi lại, đẩy xe lăn, gọi bác sĩ, lấy nƣớc, mua thuốc, trông con hộ…
Thông qua những hành động, những việc làm thƣờng ngày đó đã phần nào giúp cho các gia đình bệnh nhân hiểu và cảm thông với nhau hơn. Họ gắn bó, san sẻ và giúp đỡ nhau bất cứ khi nào mà ngƣời khác cần. Qua đó cũng đã để lại những kỉ niệm tốt đẹp không chỉ đối với ngƣời nhà chăm sóc bệnh nhân mà còn cả với bệnh nhân, và giúp cho những “việc tử tế” ấy đƣợc nhân rộng. Tình cảm giữa con ngƣời với con ngƣời cũng từ đó mà gắn kết hơn, không phải chỉ có gia đình mới có tình thƣơng, mà giữa con ngƣời với con ngƣời, ở một hoàn cảnh nhất định, một thời điểm nhất định tình yêu thƣơng vẫn luôn đƣợc sẻ chia.
“Lần đầu đưa con đến đây, mọi người tận tình chỉ dẫn giúp đỡ lắm. Không biết đi làm thủ tục hay siêu âm, chiếu chụp, khám cho con ở đâu ai ở phòng biết họ dẫn đi đến tận nơi ấy”
(PVS, Nam, 35 tuổi, Người nhà chăm sóc bệnh nhân) “Kỉ niệm à… kỉ niệm thì chị cũng chẳng biết nữa… Ở đây mọi người ai cũng nhiệt tình giúp đỡ nhau hết mà em. Có đượt con chị mới vào viện thế là con chị bị sốt ấy, thế là mọi người cũng xúm vào hỏi thăm. Chỉ có là cái người mà người ta giúp đỡ chị nhiều nhất tù hồi mà chị mới đưa con vào viện thì con người ta mới mất rồi am ạ. Mất đợt Tết ấy, lúc con nhà chị mổ thì gọi điện thoại hỏi thăm thì con chị ấy mất rồi. Thế nên là chị cũng buồn lắm em”
“Kỉ niệm thì nhiều lắm cháu ạ vì Liêm điều trị ở đây cũng nhiều năm rồi. Kỉ niệm đáng nhớ nhất có lẽ là đợt Đội sinh viên làm CTXH thực hiện tâm nguyện của Liêm đó là tặng quà cho tất cả các bệnh nhân đang điều trị tại khoa. Phần quà tuy không quá lớn về mặt kinh tế nhưng lại động viên mọi người rất nhiều. Ngày hôm ấy ai cũng vui vẻ, các cháu được nhận quà thì phấn khởi”
(PVS, Nữ, 57 tuổi, Nhóm đồng đẳng)
2.2. Nhu cầu của bệnh nhân
Đặc thù là khoa Nhi nên những bệnh nhân điều trị tại khoa đều là bệnh nhi dƣới 16 tuổi. Độ tuổi của bệnh nhi cũng rất đa dạng, bao gồm: trẻ sơ sinh, trẻ em dƣới 6 tuổi, thiếu niên, thanh thiếu niên. Theo nhƣ quan sát của ngƣời nghiên cứu thì hiện nay số bệnh nhi điều trị ở khoa nhi ở trong độ tuổi từ 4 đến 12 tuổi. Do vẫn đang ở trong tuổi ăn tuổi chơi, chƣa có đủ kiến thức để có thể hiểu về bệnh, mức độ nghiêm trọng cũng nhƣ tỉ lệ thành công của bệnh nên hầu hết các em chỉ cảm thấy đau mỗi khi phải truyền hóa chất, tiêm thuốc và buồn chán vì phải nằm viện quá lâu.
Những tâm tƣ nguyện vọng của các em thƣờng đƣợc gửi gắm qua các buổi sinh hoạt chung cùng với các tình nguyện viên vào cuối tuần. Thông qua các hoạt động nhƣ: vẽ tranh, tô tƣợng, diễn kịch, hát, múa…đã giúp cho các em cảm thấy vui vẻ sau những ngày dài điều trị tại viện, qua đó tình nguyện viên và gia đình cũng biết đƣợc về những mong muốn của con mình mà trƣớc giờ không hề bộc lộ ra ngoài.
“Khi bọn mình thực hiện chương trình “Ước mơ của bé” mỗi bé sẽ viết những tờ giấy điều ước của mình xong đưa cho các anh chị để thả theo bóng bay lên trời để ước mơ ấy, nhiều ước mơ bọn mình còn cố gắng thực hiện được chứ có nhiều em bé mong là con không còn bệnh nữa hoặc con sẽ
hết đau đớn để về nhà với em con ấy thì làm sao mình giúp được. Khổ thân lắm. Nhiều em bé mình biết là ước như vậy thôi nhưng bệnh của em nặng lắm chỉ có thể về nhà đợi ngày chết ấy. Lúc ấy bọn mình ai cũng nghẹn ngào”
(PVS, Nữ, 23 tuổi, Tình nguyện viên)
Mong ƣớc là khỏi bệnh đƣợc về nhà với bố mẹ, đƣợc đến trƣờng đi học cùng các bạn, không phải tiêm truyền nữa…là những điều ƣớc mà tất cả các bệnh nhân đang điều trị ở khoa Nhi đều kì vọng và chờ đợi.
“Em bé Nhật Minh 5 tuổi, em bé ấy thích ca sĩ Sơn Tùng lắm. Sau khi đươc CLB tìm cách cho gặp gỡ, giao lưu với Sơn Tùng về, bé vui lắm, không ăn không ngủ được, gặp ai cũng kể chuyện về Sơn Tùng thôi. Sau đó, mỗi hoạt động được tổ chức em đều xung phong lên hát, lên biểu diễn, cứ như em ấy không bị bệnh tật vậy, cảm giác đầy sức sống ấy. Một em nữa tên Khánh Linh dù bị u xương vô cùng đau đớn nhưng lúc nào trông cũng như thiên thần ấy, gặp ai cũng cười, chào hỏi và rất yêu đời. Ai hỏi cũng bảo không đau đâu, cháu vẫn bình thường”
(PVS, Nữ, 22 tuổi, Tình nguyện viên)
Có thể thấy rằng, dù ngày ngày vẫn phải chống chọi lại căn bệnh ung thƣ quái ác, oằn mình với những cơn đau sau mỗi đợt hóa trị nhƣng những bệnh nhân vẫn luôn lạc quan, vui vẻ và luôn tin vào một ngày mai tƣơi sáng hơn.
Tiểu kết chƣơng 2
Nhƣ vậy, qua kết quả nghiên cứu có thể nhận thấy ngƣời nhà chăm sóc bệnh nhân gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình chăm sóc ngƣời bệnh tại bệnh viện. Từ những khó khăn cơ bản về tài chính để chi trả cho quá trình điều trị, tiền ăn ở sinh hoạt trong quá trình điều trị, tiền lo cho con cái ăn học, các công việc nội ngoại ở nhà…trong khí đó hầu hết các gia đình đều xuất phát từ nghề nông, nguồn thu nhập không ổn định. Do vậy, quá trình điều trị bệnh của ngƣời
thân đã tạo một áp lực rất lớn đòi hỏi họ phải vƣợt qua và đƣơng đầu với nó. Khi không thể tự mình giải quyết họ mong muốn nhận đƣợc sự sẻ chia từ mọi ngƣời xung quanh, không phải chỉ về vật chất mà việc chia sẻ động viên tinh thần cũng vô cùng quan trọng. Giúp họ vƣợt qua khó khăn, ổn định tâm lý và tiếp tục yên tâm cùng ngƣời thân của mình trải qua các phác đồ điều trị để sớm khỏi bệnh.
Chƣơng 3. XÂY DỰNG MÔ HÌNH TỰ HỖ TRỢ CHO NGƢỜI NHÀ CHĂM SÓC BỆNH NHÂN TRONG BỆNH VIỆN
3.1. Cấu trúc hình thành mô hình tự hỗ trợ
Dựa trên kết quả khảo sát, hầu hết những ngƣời đƣợc hỏi đều cho rằng việc xây dựng mô hình tự hỗ trợ giữa ngƣời nhà chăm sóc bệnh nhân với nhau là vô cùng cần thiết, hỗ trợ ở đây không nhất thiết là phải giúp nhau về kinh tế mà việc hỗ trợ tâm lý cũng rất quan trọng, họ cùng nhau chia sẻ khó khăn trong quá trình điều trị ở viện.