1.3.1.3 .Tâm trạng của người giúp đỡ
1.3.2.9 Nguyên nhân của tình huống cần giúp đỡ do khách quan hay chủ quan
ngất đi rồi tỉnh lại thì nhận được sự trợ giúp nhiều hơn 89%, trong trường hợp thứ 2 có 13%. [Dẫn theo Lê Văn Hảo 2, tr.345]. Vì thế điều quan trọng đối với người bị nạn đó là tạo ra nhu cầu và lên tiếng nhờ sự trợ giúp để giảm hiện tượng bàng quan của xã hội.
1.3.2.9 Nguyên nhân của tình huống cần giúp đỡ do khách quan hay chủ quan quan
Nghiên cứu của Lantane và Darley (1969), chỉ ra sự giúp đỡ được dành cho những người thực sự cần nó. Một nghiên cứu khác của Greg Schmidt và Bernard Weiner yêu cầu sinh viên cao đẳng chỉ ra độ sẵn sàng của họ khi các sinh viên khác mượn bài vở từ các sinh viên khoa trước. Những người cần sách vở vì lý do mắt họ có vấn đề rất khó nhìn nhận được sự giúp đỡ nhiều hơn so với lý do họ tới bãi biển thay vì đến lớp. Thuyết thế giới công bằng của Melvin Lerner [23, pg.488] giả định con người tin tưởng rằng thế giới là công bằng, là nơi của chính nghĩa, nơi mà mọi cá nhân nhận được những gì mình mong muốn. Người tốt thường được khen thưởng, còn người xấu sẽ bị tẩy chay. Khi người quan sát nhìn thấy cá nhân đang phải chịu đau khổ mà bản thân họ không có lỗi thì lòng tin của họ về thế giới công bằng bị lay động. Họ sẽ giúp đỡ các nạn nhân để tạo ra sự công bằng. Nhưng lòng tin về thế giới công bằng thỉnh thoảng tạo ra hành vi không giúp đỡ. Khi các nạn nhân không dễ dàng được giúp đỡ, đặc biệt là khi mà nỗi đau của họ vẫn còn. Trong hoàn cảnh này, mọi người bảo vệ lòng tin bằng cách thuyết phục bản thân họ rằng nạn nhân đã tự gây ra sự đau khổ hoặc nạn nhân là người xấu. Người xấu thì xứng đáng nhận được sự trừng phạt. Bằng việc đổ lỗi hoàn cảnh khó khăn cho các nạn nhân hoặc làm giảm giá trị của họ, mọi người có thể duy trì lòng tin về thế giới công bằng và hợp lý hóa việc trì trệ của bản thân [23, pg.488].
Quay trở lại thực nghiệm của tác giả Pilliavin, Rodin (1969) đã nói ở trên, một người ít nhận được sự trợ giúp khi hành vi của họ không được xã hội chấp nhận
46
như: say rượu, hay do gây gổ với người khác... với lý lẽ “như vậy cho đáng đời". Hơn nữa khi giúp đỡ một người bị ốm đau bệnh tật thì giá trị của người giúp đỡ được nhìn nhận khác so với giúp đỡ một người có hành vi bị xã hội lên án. Bàng quan với người có hành vi không được xã hội chấp nhận là một cách trừng phạt mà mỗi cá nhân nghĩ là xứng đáng. Nghiên cứu của tác giả Miller, Kozu & Davis (2001) cũng cho kết quả tương tự [Dẫn theo Lê Văn Hảo, 2, tr.332].