KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thái độ bàng quan của người dân với các hiện tượng xã hội (Trang 59)

3.1.Thực trạng của thái độ bàng quan xã hội

3.1.1. Thái độ của ngƣời dân về các tình huống giúp đỡ

Nhận thức

Câu hỏi "Khi chứng kiến một tình huống hoặc sự cố bất ngờ xảy ra trên đường, ông/ bà nghĩ" cho chúng tôi kết quả như sau:

Các nhận định Tần suất Tỷ lệ %

Không phải việc của mình không nên can thiệp 30 6

Cân nhắc tùy vào tình hình thực tế 371 74.2

Ai cũng có lúc cần sự hỗ trợ của người khác 99 19.8 Tổng 500 100 Tỷ lệ % 19.8 74.2 6 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Ai cũng có lúc cần sự trợ giúp của người khác

Cân nhắc tùy vào tình hình thực tế

Không phải việc của mình không nên can thiêp

Biểu đồ 3.1 Nhận thức của người dân trong các tình huống giúp đỡ

Quan sát biểu đồ chúng ta thấy 74,2 % số người lựa chọn phương án “cân nhắc suy nghĩ tùy vào tình hình thực tế”. Với một câu hỏi chung mà chúng tôi thiết kế rất khó để những cá nhân đứng giữa ranh giới giữa giúp đỡ và không giúp đỡ quyết định một việc gì đó, vì vậy họ thường cân nhắc. Cân nhắc, đắn đo là chính xác và nên làm, tuy nhiên sự cân nhắc làm con người trở nên thận trọng rụt rè. Thậm chí quá trình cân nhắc khiến họ phản ứng chậm trong những tình huống khẩn cấp cần sự hỗ trợ ngay và có thể dẫn tới việc không hành động. Tại sao con người

60

lại rụt rè trước một việc làm tốt? Có thể là sự thay đổi của xã hội, sự phức tạp của môi trường sống, những hiểm họa, lừa bịp… đang trở nên phổ biến khiến cá nhân rụt rè trước một hành động nghĩa hiệp. Có 6% người trả lời rằng “không phải là việc của mình, không can thiệp”. Con số này không cao, điều đó chứng minh con người ngày nay không vô cảm. Có thể sự phức tạp của xã hội khiến họ ý thức cho sự an toàn của bản thân, tránh xa những gì không liên quan. Tuy nhiên con số này cũng đáng lưu tâm bởi đây là nhận thức. Nhận thức của một cá nhân có thể lan truyền và nảy nở những suy nghĩ tương tự ở người khác, đặc biệt khi họ là người giáo dục. Chúng ta tìm cách tránh những điều không liên quan vì rắc rối có thể xảy ra, mặc dù bản chất sự tồn tại của con người ít nhất một lần trong đời cần người khác giúp đỡ.

Nhận thức của cá nhân về trách nhiệm xã hội. Mỗi người đều phải mang nhiều trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Trách nhiệm xã hội gồm những quy định thành văn (luật pháp) và bất thành văn (chuẩn mực xã hội) mà con người cần phải tuân theo. Trong lịch sử, trách nhiệm xã hội và tinh thần tương thân tương ái "lá lành đùm lá rách", giúp đỡ những người yếu thế luôn được đề cao. Tuy nhiên ở mỗi cá nhân ý thức trách nhiệm là khác nhau.

Trong bảng hỏi chúng tôi đưa ra 3 nhận định tìm hiểu về trách nhiệm xã hội và hành vi giúp đỡ. Câu hỏi gián tiếp “Theo ông/bà lý do nào khiến mọi người không hỗ trợ người khác trong sự cố bất thường”. Có ba mức để người được hỏi trả lời là đúng; đúng một phần; không đúng, chúng tôi muốn tìm hiểu ý thức trách nhiệm của cá nhân trong tình huống cần giúp đỡ.

Bảng 3.1: Nhận thức trách nhiệm của cá nhân trong tình huống giúp đỡ

Tình huống Giá trị Sự cố đó không đáng để tôi phải hỗ trợ Cơ quan chức năng sẽ có trách nhiệm Sẽ có người giúp, không nhất thiết tôi phải giúp

Tần suất Tỷ lệ % Tần suất Tỷ lệ % Tần suất Tỷ lệ % Đúng 50 10 80 16.0 67 13.4 Đúng một phần 197 39.4 251 50.2 231 46.2 Không đúng 253 50.6 169 33.8 202 40.4 Tổng số 500 100 500 100 500 100 Điểm trung bình 1.59 1.82 1.73

61

Không một khó khăn, sự cố nào xảy ra mà không đáng nhận được sự hỗ trợ. Nếu có phải chăng là sự phân biệt về hành động, có những hành động khẳng định được giá trị và ngược lại. Có 50.6% số người không đồng ý với nhận định trên, nghĩa là sự cố nào cũng xứng đáng nhận được sự giúp đỡ. Xem xét điểm trung bình của ý hỏi này là 1.59 (nằm trong khoảng 1 không đúng: 1 - 1.67 điểm) chúng ta thấy tính chất của sự cố bị người trả lời loại bỏ. Nghĩa là theo họ sự cố xảy ra dù là gì đi nữa vẫn xứng đáng được giúp đỡ. Thậm chí có 10% đồng ý rằng một vài sự cố không đáng mình phải giúp đỡ nhưng với tình huống cụ thể, 66% những người này nhặt một cái áo treo lên vào đâu đó, 70% nhặt một bức thư cho vào hòm thư, 94% làm gì đó để giúp một người đang đau đớn và 66% can thiệp bằng cách nào đó khi thấy một người bị tấn công. Điều này một lần nữa khẳng định tình huống chung không thể xác định hành động của cá nhân trong sự cố. Nhận thức thờ ơ không có nghĩa cá nhân không giúp.

Trong một vài tình huống cá nhân nhận thức được sự cố cần hỗ trợ nhưng không thấy đó là trách nhiệm của mình. Khi cá nhân lựa chọn sự ích kỷ quay đi không hỗ trợ sẽ tạo ra cho họ lợi ích tức thời như không tốn thời gian, không phiền toái, không trách nhiệm… nhưng kết quả có thể cá nhân một lúc nào đó cảm thấy khó chịu, áy náy vì không hợp tác. Nếu một cá nhân ích kỷ thiếu trách nhiệm quay đi có thể sẽ không ảnh hưởng gì đến người cần giúp, nhưng nhiều cá nhân cùng để ý đến quyền lợi của bản thân thì sẽ là mối đe dọa cho xã hội [23, pg.508]. Đôi khi sự hợp tác để hỗ trợ người nào đó trong hoàn cảnh khó khăn buộc chúng ta phải bỏ đi một số lợi ích tiềm năng, nhưng về lâu dài điều này lại vô cùng có giá trị.

Nhiều cá nhân từ chối sự hợp tác với lý do đó là trách nhiệm của cơ quan chức năng, hay của ai đó không phải của bản thân tôi. Có lẽ nền văn hóa nông nghiệp đã định hình nên một tâm lý "cha chung không ai khóc", con người dường như thiếu trách nhiệm trước xã hội. Người này nghĩ đó là việc của người kia và ngược lại, dồn trách nhiệm cho nhau và cuối cùng "quả bóng trách nhiệm" lại không nằm trong chân ai. Đổ trách nhiệm cho cơ quan chức năng là một hình thức ngụy biện cho sự thiếu trách nhiệm của bản thân đối với xã hội. Mặc dù số người đồng ý là đúng và đúng một phần là quá bán (59.6% và 66.2%), nhưng cũng có một con số không nhỏ

62

40.4% và 33.8% cho rằng không đúng. Để có cái nhìn toàn diện hơn, chúng ta đi xét điểm trung bình của các yếu tố. Sẽ có người giúp không nhất thiết mình phải giúp: 1.73 điểm; Sẽ có cơ quan chức năng có trách nhiệm, không phải việc của tôi: 1.82 điểm. Điểm trung bình các yếu tố nằm trong mức đúng một phần (1.67 - 2.34 điểm).

Vậy là các nhân tố đưa ra không hoàn toàn bị phủ định nhưng cũng không phải là nhân tố quyết định đến thái độ bàng quan của cá nhân.

Liên quan đến nhận thức bàng quan chúng tôi xin trích dẫn một câu chuyện lan truyền trên mạng internet thời gian qua. Mặc dù không rõ thực hư câu chuyện như thế nào, nhưng chúng tôi cho rằng đây là một tình huống khiến nhiều người quan tâm và có thể tìm hiểu quan điểm của mọi người một cách tự nhiên nhất.

Câu chuyện kể về một chiếc xe bus chở khách đang chạy trên đường đồi. Có ba người trong số hành khách mang vũ khí để mắt tới cô lái xe. Chúng bắt cô dừng xe và muốn “vui vẻ” với cô. Cô lái xe kêu cứu, mọi người đều im lặng. Lúc ấy một người đàn ông trung niên tiến đến yêu cầu ba người này dừng lại, nhưng ông đã bị chúng đánh. Ông lớn tiếng kêu gọi các hành khách khác ngăn hành động của 3 kẻ kia tuy nhiên không ai hưởng ứng. Ba kẻ đã thực hiện được ý đồ xấu của mình với cô lái xe. Khi quay lại, cô có ý đuổi người đàn ông vừa tìm cách giúp mình xuống đường, ông lão phản kháng vì chính ông đã giúp cô mà bị đối xử như vậy. Cô lái xe cương quyết nếu ông không xuống xe sẽ không chạy. Lúc này hành khách nhao nhao đồng lòng yêu cầu người đàn ông xuống xe, họ nói: “Ông ra khỏi xe đi, chúng tôi có nhiều công chuyện đang chờ, không thể trì hoãn thêm nữa!”. Một vài hành khách khỏe hơn tìm cách lôi người đàn ông xuống xe. Chiếc xe bus tiếp tục hành trình… Cô gái đã lái xe và cố ý lao xuống vực.

Câu chuyện đã nhận được rất nhiều ý kiến bình luận, chúng tôi xem đó là một cách thức gián tiếp giúp chúng ta nhìn nhận thái độ của mọi người. Tại thời điểm nghiên cứu riêng trên trang facebook, chúng tôi ghi nhận được 3062 người nhấn nút "thích", 1168 lượt chia sẻ thông điệp và 338 bình luận.

63

Ảnh 3.1 chụp từ diễn đàn

Tiến hành phân tích các ý kiến, chúng tôi mã hóa các ý kiến theo ba hành động chính của câu chuyện, hành động của cô gái, ông lão đi xe và người xung quanh.

Chuyện ba người khách trên xe muốn “vui vẻ” với cô gái được coi là một sự cố. Hành động của người xung quanh là hình ảnh của đám đông khi chứng kiến một sự cố bất thường. Ông lão đi xe có hành động giúp đỡ cô là đại diện của người giúp đỡ. Hành động của cô gái đâm xe xuống vực cho tất cả hành khách trên xe cùng chết là hành động trả thù những người đã không giúp đỡ mình. Không xét đến động cơ của cô gái chúng tôi quan tâm đến hậu quả của hành động mà mọi người nhìn thấy. Mỗi hành động chúng tôi mã hóa thành 3 biến: đồng tình sẽ hành động như nhân vật; không đồng tình và không ý kiến.

Trong số 151 ý kiến tiến hành khảo sát có 88,7% người trả lời sẽ hành động như ông lão, đây là hành động cao thượng mang đậm chất vị tha, nghĩa là trong suy nghĩ chúng ta luôn luôn cao thượng và mong muốn điều tốt đẹp đến với người khác. Hành động của người xung quanh với cô gái thể hiện rõ thái độ của mọi người khi chứng kiến sự cố. Người không giúp đỡ sẽ được nhận định là bàng quan, vô cảm. Chúng tôi cho rằng ở đây có thể có một cơ chế phòng vệ khiến cá nhân không thể thẳng thắn nói quan điểm của mình, họ sẽ bị những người khác trong diễn đàn đánh giá không tốt. Không ai muốn hình ảnh của mình xấu trong mắt người khác, dù là trên mạng. Các bình luận này được tổng hợp từ facebook. Tại đây, mỗi người có một cái tên, địa chỉ cá nhân và có bạn bè. Quan điểm suy nghĩ của họ sẽ được nhiều người biết đến, cho nên 90,1% những ý kiến thu được cho rằng mình sẽ

64

không hành động như những người xung quanh. Dù là có hay không một cơ chế phòng vệ, dù là trong ý nghĩ nhưng điều này cũng chứng tỏ con người không hề vô cảm trước khó khăn của người khác. Nếu xảy ra sự phòng vệ chứng tỏ họ cảm nhận được sự đánh giá không tốt của người khác cho một hành động đi ngược lại với chuẩn mực của xã hội. Do vậy đây là một yếu tố cản trở sự bàng quan.

Có 6 người chiếm 4% trả lời có thể mình sẽ là người chết cùng với cô gái kia vì mình không biết làm gì giúp cô ta cả, hoặc lý giải rằng không đủ bình tĩnh, bị chi phối bởi đám đông…. Đây là những phân tích sâu sắc, lời bộc lộ chân tình của người không hành động gì. Họ có thể là những cá nhân không vô cảm nhưng chưa tự tin hay vì lý do nào khác không thể làm gì giúp cô gái. "Thực ra nói 13 người kia vô cảm cũng không hẳn đã đúng. Chúng ta cũng đặt mình vào họ rồi sẽ thấy. Chỉ đơn giản như khi trên xe bus thấy người móc túi mấy ai sẽ ngăn chặn lại hay cũng chỉ im lặng cho qua chuyện. Ai cũng sợ liên luỵ đến mình mà thôi" (Nickname Phương Nguyễn gửi 26.11.2011).

Hành động của cô gái là hành động không rõ ràng bàng quan như hành động của những người xung quanh. Cô ấy đáng thương vì là nạn nhân mà không nhận được trợ giúp. Hành khách trên xe đáng trách khi chỉ quan tâm đến lợi ích của bản thân, không hành động trước sự ngang tàn của bọn côn đồ, trước lời kêu cứu của cô nhưng sẵn sàng đuổi ông lão (một người nghĩa hiệp) xuống để cho xe được tiếp tục chạy. Cô gái đáng thương nhưng đáng giận khi mang đến cái chết cho hành khách trên xe không giúp mình, có thể đó là phút nông nổi, tức giận và muốn trả thù… Nhiều người có thể thông cảm cho hành động này, nhưng quan điểm đồng ý với hành động của cô gái thì thực sự đáng trách. Trước tiên họ là người ngoài cuộc, họ sáng suốt hơn, họ không nếm trải nỗi đau đớn và nhục nhã như cô, có thể họ thấu cảm, biết căm thù cái xấu nhưng hành động của họ là nông nổi. Nông nổi bởi lẽ trên xe có thể có người già và trẻ em những người không đủ khả năng giúp đỡ, có thể cá nhân có những trở ngại riêng. Có 44% số người cho rằng sẽ hành động như cô gái và những người trên xe là đáng chết… "chết chưa hết tội". "Không giúp mình, không có nghĩa là những người đó phải chết, nhưng đơn giản hơn trong trường hợp

65

này tôi nghĩ cái xấu cần được loại trừ. 10 người không lẽ không địch lại 3 người.?"

(nickname Miumiu gửi 26.11.2011).

14,6% quan điểm không hành động như nhân vật và phê bình hành động của cô. “Tôi thấy cô ấy chủ ý lao xe xuống vực lại là chuyện không có lương tâm dù mình là người đáng thương nhưng không thể để số hành khách trên xe chết thảm như vậy…. (nickname Bùi Văn Chúc gửi 25.11.2011). Những cá nhân này rất sáng suốt, phân tích tình huống kỹ càng. Mặc dù vậy không thể khẳng định những cá nhân đồng ý với hành động của cô gái là hoàn toàn vô cảm. Họ có thể bị chi phối bằng cảm xúc tức thời, đôi khi phải hối hận về hành động của mình. Họ có thể là cá nhân bàng quan với khó khăn của người khác một cách vô thức.

Cảm xúc:

Biểu đồ 3.2 Cảm xúc của người dân trong tình huống giúp đỡ

Xúc cảm tình cảm là một hình thức trải nghiệm cơ bản của con người đối với sự vật hiện tượng xung quanh, xúc cảm tình cảm có tính chất đối cực ghét hay yêu, thích hay không thích, xúc động hay dửng dưng. Câu hỏi "khi chứng kiến một tình huống sự cố bất thường xảy ra cảm xúc của ông/bà là gì?". Có 11/500 người (chiếm 2.2%) cho rằng không động lòng với những điều không liên quan. Đây chính là chân dung của những cá nhân được gọi theo báo chí "mắc bệnh vô cảm". Tuy nhiên con số này rất nhỏ không đáng kể. Trong số những người không có cảm

66

xúc với những điều không liên quan vẫn có 45,5% cân nhắc trước một sự cố. Vì thế chúng ta vẫn hi vọng hành động giúp đỡ ở những cá nhân này. Có thể tồn tại động cơ vị kỷ khi giúp đỡ người khác, nhưng chúng ta nhìn vào giá trị tốt đẹp của hành động. 53% người được hỏi trả lời rằng dễ xúc động trước khó khăn của người khác. Những cá nhân này là những người rất nhạy cảm, đặt mình vào vị trí của người cần trợ giúp, hoặc là những người đã từng trải nghiệm những khó khăn tương tự. Họ sống nhiều bằng cảm xúc, giàu lòng yêu thương, thường có động cơ vị tha trong sáng.

Để tìm hiểu rõ hơn yếu tố cảm xúc của người giúp đỡ, chúng tôi tìm hiểu mức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thái độ bàng quan của người dân với các hiện tượng xã hội (Trang 59)