Một cái áo có móc rơi cạnh dây phơi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thái độ bàng quan của người dân với các hiện tượng xã hội (Trang 74)

3.1 .Thực trạng của thái độ bàng quan xã hội

3.1.2.2. Một cái áo có móc rơi cạnh dây phơi

6.1 2.2 2.2 73.4 93.9 97.8 97.8 26.6 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Nhặt áo Ký túc xá trường Nhân văn

Nhặt áo Ký túc xá trường Nông

Nghiệp

Nhặt áo ở chung cư Tình huống giả định

Làm gì khi nhìn thấy một chiếc áo rơi cạnh dây phơi

Nhặt Không nhặt

Biểu đồ 3.5: Hành động của người dân khi nhìn thấy một chiếc áo rơi

Tỷ lệ %

75

Chúng tôi tiến hành thực nghiệm ở ba địa điểm thuộc 2 khu. Một khu vực là chung cư đại diện cho những người dân, hai là ở ký túc xá trường đại học để tìm hiểu thái độ của sinh viên. Quan sát biểu đồ chúng ta thấy có sự chênh lệch tương tự trong thực nghiệm với chiếc phong bì rơi. Những lý do cá nhân nhặt một chiếc áo lên như: "Chủ nhân của chiếc áo có thể đi tìm và họ sẽ thấy được đồ của mình bị rơi, họ sẽ vui vì không bị mất đồ. Hoặc chiếc áo của họ sẽ không bị gió cuốn đi đâu đó, bẩn và mất"; "treo lên cho khỏi bị bẩn và người nào đó đi tìm sẽ dễ thấy hơn"

hay những lý giải đơn giản như thế này: "vì đơn giản tôi thấy cần phải làm như thế", "vì thói quen"… Nhặt một cái áo rơi mang lại niềm vui cho bản thân cá nhân vì đã làm việc tốt, dù rất nhỏ và không ai khen nhưng chính mình cảm thấy vui. Những lý do đưa ra của cá nhân thể hiện chúng ta luôn mong muốn làm việc tốt, chúng ta được nuôi dưỡng và dạy dỗ để làm việc tốt. Vậy lý giải như thế nào trong trường hợp thực nghiệm tại ba địa điểm cho hai nhóm đối tượng cùng thu được kết quả là rất ít cá nhân nhặt một chiếc áo rơi? thậm chí sẵn sàng dẫm qua, bảo đứa trẻ nhặt lên bỏ xuống?

Cái áo rơi ra khỏi dây phơi vì lý do gì đó như gió hay sự bất cẩn của người sử dụng. Nhặt một cái áo rơi cạnh dây phơi treo lên một vị trí nào đó giúp cái áo không bị bẩn bởi người qua đường khác, hoặc không bị bay đi đâu đó, đây là một hành động đơn giản. Chi phí cá nhân phải trả cho hành động không có giá trị với bản thân. Để loại bỏ suy nghĩ chiếc áo bị vứt đi, không còn giá trị. Chúng tôi đã thiết kế một số yếu tố như lấy một chiếc áo mới, màu trắng, có móc. Lý do nào khiến cá nhân không nhặt một chiếc áo rơi treo lên dây phơi?

76

Ảnh 3.6 không nhặt áo rơi ở chung cư No 6A Khu đô thị Linh Đàm

Ảnh 3.7 Không nhặt áo rơi ở ký túc xá Mễ Trì

Trong bảng hỏi, do khách thể trả lời phải tự tưởng tượng ra tình huống chúng tôi thu được các lý giải như sau: sợ hiểu nhầm "đi qua ruộng dưa chớ sửa giày", " sợ người khác nhìn thấy nghĩ mình ăn cắp". Có thể sự thay đổi của xã hội khiến cá nhân luôn lo lắng rắc rối, sợ lòng tốt bị nghi ngờ; hay những quan niệm như thế này: "Không nên động vào đồ của người khác", "không có thói quen nhặt cái gì đang nằm trên đường, vì không phải lúc nào cũng rửa tay ngay được”, “không cần thiết phải làm như vậy". Những quan niệm này thể hiện những người tham gia nghiên cứu thực sự thờ ơ trước tình huống cần hỗ trợ hàng ngày. Người ta trở nên

77

thiếu ý thức với những hành động đơn giản ai cũng có thể làm, hay một sự cẩn trọng quá mức. Chúng tôi sau khi phỏng vấn thấy rằng có rất nhiều lý do được đưa ra để giải thích cho hành động của cá nhân (xem chi tiết tại phụ lục).

Số người không nhặt một chiếc áo rơi trong tình huống giả định là 26.6% và trong thực tế tại khu chung cư có 97.8%; ký túc trường đại học 93.9% và 97.8%. So với chiếc phong bì thì chiếc áo rơi là một tình huống có yếu tố nhạy cảm hơn khiến hành động giúp đỡ trở nên thưa vắng. Cái áo có thể làm bẩn tay người nhặt, giá trị rõ ràng không làm nhiều cá nhân tò mò hay một món lời có thể có. Cầm một chiếc áo của ai đó rơi cũng có thể bị nghi là ăn cắp… phải chăng đây là yếu tố khiến cá nhân ngần ngại? Trong thực nghiệm khi chúng tôi đặt câu hỏi "điều gì khiến ông /bà không nhặt cái áo lên?" thu được câu trả lời "của người ta kệ người ta", "tưởng ai đó vứt đi", "để đó cho chủ của nó dễ tìm hơn"… Khi hỏi những người nhặt lên "theo ông/bà lý do nào khiến người khác không nhặt cái áo rơi lên?" kết quả "những cá nhân đó không có ý thức, thiếu trách nhiệm, không quan tâm đến những điều đơn giản"…

Trong hai tình huống thực nghiệm cá nhân chỉ cần một chút ý thức, không tốn kém chi phí thời gian hay tiền bạc, không phải đánh đổi cho việc hỗ trợ tồn tại nhiều người có hành động bàng quan. Có nhiều cách lý giải cho sự bàng quan này, nhưng điều quan trọng là cá nhân cần phải học cách hợp tác hỗ trợ với sự cố. Trong nghiên cứu chúng tôi thấy luôn có mâu thuẫn giữa những gì con người tưởng tượng ra và hành động thực tế. Điều này khẳng định những cá nhân tham gia thực nghiệm và trả lời phiếu điều tra đều ý thức được tình huống cần trợ giúp nhưng tồn tại nhiều lý do cản trở hành động giúp đỡ của họ.

78

Ảnh 3.8 Trợ giúp tại Ký túc xá Mễ Trì & Ký túc xá B2 Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội

3.1.2.3. Tình huống một ngƣời đang đau đớn

Hãy tưởng tượng, nếu không may bạn đau đớn dữ dội ở nơi công cộng, lúc ấy điều bạn mong muốn nhất là gì? Có thể rất đơn giản, ai đó xung quanh hãy hỏi thăm tình trạng sức khỏe của tôi, ai đó đưa ra cho tôi một vài gợi ý, hoặc những lời nói động viên, an ủi. Chúng ta được dạy rằng hãy cư xử với người khác theo cách mà chúng ta muốn người khác cư xử với mình. Do đó hãy giúp đỡ người khác.

Chúng tôi thiết kế thực nghiệm nghiên cứu thái độ của người xung quanh với một người đang đau đớn tại ba khu vực: Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn; bến xe khách Mỹ Đình, Gia Lâm; bờ hồ Hoàn Kiếm. Mỗi địa điểm có hai trường hợp, lúc người đau đớn là nữ, lúc người đau đớn là nam chúng tôi thu được kết quả như sau:

79

Biểu đồ 3.6: Hành động của người dân khi chứng kiến một người đang đau đớn Chú thích nhận định Tình huống Số ngƣời bàng quan Số ngƣời giúp đỡ Tỷ lệ % ngƣời không giúp Tỷ lệ % ngƣời giúp 1 Giả ốm nam bờ hồ 10 5 66.7 33.3 2 Giả ốm nữ bờ hồ 32 8 80 20

3 Nam ốm Nhân văn 3 9 25 75

4 Nữ ốm Nhân văn 9 1 90 10

5 Nam ốm ở bến xe 2 7 22.2 77.8

6 Nữ ốm ở bến xe 93 5 94.9 5.1

7 Tình huống giả định 33 467 6.6 93.4

Trong tình huống giả định không rõ người cần giúp là nam hay nữ luôn luôn nhận được sự giúp đỡ nhiều nhất. Có 467 người chiếm 93.4% trả lời rằng sẽ làm gì đó để giúp họ với những giải thích như: "Sông có khúc người có lúc", "đâu thể bước qua khi một người đang đau", "giúp họ kịp thời sẽ bớt đau đớn cho họ và tránh hậu quả không đáng có với nạn nhân", "Lương tâm không cho phép nhìn người đau đớn

Giúp đỡ

Không giúp

Mã nhận định

Tỷ lệ %

80

mà không giúp". Trên đây chỉ là một vài trích dẫn, giúp ta cảm thấy ấm áp hơn về tình cảm mà con người dành cho nhau. Có những con người âm thầm hi sinh cả đời mình cho những người khác, cũng có những đứa trẻ sẵn sàng xả thân cứu người không may gặp sự cố.

Quan sát biểu đồ thật khó khăn để lý giải việc cá nhân có giúp đỡ hay bàng quan trong tình huống thực. Trong quá trình làm thực nghiệm chúng tôi thấy rằng bên cạnh những cá nhân phản ứng rất nhanh với tình huống cần giúp đỡ (3 giây sau khi nghiệm viên gục xuống) thì cũng có những người chỉ đứng quan sát, hoặc thờ ơ bỏ đi. Có cá nhân đưa ra những cách trợ giúp khoa học hợp lý (gọi xe cấp cứu, hỏi bệnh viện gần nhất, hỏi đau ở đâu…), cũng có cá nhân lúng túng bối rối (chị ơi chị làm sao thế, các bác ơi làm sao bây giờ…)

Dù người đau đớn là nam hay nữ thì hành vi giúp đỡ vẫn được diễn ra. Điều phân biệt được hành vi giúp đỡ hay bàng quan rõ nhất đó là tính nguy cấp rõ ràng của tình huống. Khi thiết kế thực nghiệm có nghiệm viên tỏ ra đau đớn nhưng biểu hiện không rõ ràng: từ từ khụy xuống, ngồi gục mặt ở bến xe, tiếng kêu rên nhỏ, biểu hiện không đủ gây sự chú ý thì nhận được ít hơn sự giúp đỡ (10% trường đại học khoa học Xã hội và Nhân văn, 8.5% ở bến xe khách Mỹ Đình). Những người không giúp trong trường hợp này họ cho rằng: "nạn nhân bị say xe cần nghỉ ngơi" (tại bến xe), "thấy bạn ấy không có gì nghiêm trọng cả" (trường Nhân Văn). Đánh giá mức độ khẩn cấp nghiêm trọng của tình huống là một yếu tố khiến cá nhân có tham gia vào giúp đỡ hỗ trợ hay không. Trong trường hợp nạn nhân kêu khóc to, gây chú ý thì mọi người phản ứng rất nhanh (75% tại trường đại học và 91.5% ở bến xe khách giúp đỡ nạn nhân). Những người không giúp một nạn nhân trong trường hợp khẩn cấp rõ ràng ở thực nghiệm lý giải: "Em thấy rất sợ, giờ em vẫn còn run, nên không biết làm gì cả", "Già rồi, chẳng giúp gì được", "em thấy anh kia giúp rồi", "không muốn dây vào những chuyện không liên quan". Những lý do thu được từ bảng hỏi cho việc không hỗ trợ của người xung quanh như: "sợ phải chịu trách nhiệm về người không quen biết", hay "điều đó chưa chắc đã là cần thiết".

Nếu cá nhân không có năng lực giúp đỡ thì có thể kêu gọi sự giúp đỡ của người khác hoặc cơ quan chức năng, cũng có thể đưa ra sự hỗ trợ tinh thần như

81

những lời động viên an ủi. Đây là hình thức trợ giúp đơn giản thông minh mà cá nhân không phải lo lắng vì những phiền hà có thể có.

Để hiểu rõ hơn lý do những cá nhân không giúp đỡ khi một người đang đau đớn, chúng tôi tiến hành so sánh tương quan trong tình huống giả định.

Trong số 6.6% người không giúp trong tình huống giả định khi gặp một người đang đau đớn có 69.7% nhận thức phải cân nhắc tùy vào tình hình thực tế, 54.5% là không phải xúc động trước bất cứ khó khăn nào, 63.6% lưỡng lự trước quyết định giúp hay không giúp. Nghĩa là trên 50% người không giúp do có sự cân nhắc về tình huống. Sự cân nhắc đắn đo cũng xảy ra ở những cá nhân giúp đỡ, tuy nhiên sự khác biệt ở đây là nhận định về tình huống, ý thức trách nhiệm, hay khả năng cung cấp các chi phí. Lúc này cá nhân đã bước sang giai đoạn 3 trong cây quyết định. Một vài cá nhân không thể vượt qua được trở ngại bên ngoài điều đó cản trở họ hành động. Những cá nhân quyết định đưa ra sự giúp đỡ sau khi cân nhắc là người thực sự chín chắn, hơn nữa họ có thêm một số năng lực, tố chất mà những cá nhân dừng lại không có.

3.1.2.4. Một ngƣời bị tấn công bởi những ngƣời khác

Do có những hạn chế về kỹ năng nên chúng tôi không thể tiến hành thực nghiệm này, tuy nhiên chúng ta vẫn có thể hiểu được bản chất của hiện tượng bằng cách phân tích tình huống giả định, và quan sát một thực nghiệm chương trình camera giấu kín (ANTV) về bạo lực học đường.

82

Biểu đồ 3.7. Hành động của người dân khi thấy một người bị tấn công bởi những người khác

Biểu đồ một lần nữa cho chúng ta thấy giữa tình huống giả định và thực tế có sự chênh lệch. 62.8% giúp đỡ trong tình huống giả định trong khi chỉ có 26% giúp đỡ trong thực tế. Một người đang đau đớn có 6.6% là không giúp đỡ trong khi một người đang bị tấn công có 37.2% là tránh không can thiệp. Lý giải điều này là do tính chất của tình huống, có sự đánh cược của cá nhân cho hành động của mình. Nếu như giúp đỡ một người bị đau đớn chúng ta có thể chỉ bỏ ra thời gian, tiền bạc và trách nhiệm thì giúp một người đang bị tấn công ngoài các yếu tố trên còn có sự đánh đổi như an toàn tính mạng của bản thân. Khi cá nhân không cảm thấy an toàn họ sẽ lảng tránh và không thể hỗ trợ người khác. Trong bảng hỏi chúng tôi thu được các lý do tránh can thiệp khi một người bị tấn công như: "khi chưa hiểu rõ đầu đuôi sự việc ra sao thì tốt nhất là không nên xen vào, chưa chắc mình đã giải quyết được gì mà rất có thể mình còn bị thiệt hại không đâu", "Tất nhiên là tránh rồi. Vì bản thân yếu đuối là 1 phần, phần nhiều hơn là sợ bị vạ lây ".

Nguy cơ rủi ro là lý do mà mọi người tránh can thiệp trong một sự cố cần giúp đỡ. Rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào, những cá nhân giúp đỡ liệu có băn khoăn về lý do này: "Đặt mình trong tình huống hoàn cảnh đó nếu mình bị như vậy, mình rất cần sự giúp đỡ", "Người ta cần giúp đỡ và mình có thể giúp họ thì tại sao mình không làm? Nếu mình là người bị nạn thì sao?". Sự thấu cảm chính là động lực cho

Tỷ lệ %

83

cá nhân làm gì đó giúp nạn nhân, đây cũng chính là một hình thức tự giúp bản thân trong tương lai. Dường như chúng ta được lập trình để thấu hiểu sự lo âu của người khác và cảm thấy đó như là của chính mình. Một số người can thiệp có quan điểm rất thông minh như “có thể giúp bằng nhiều cách khác nhau, không nhất thiết phải ra mặt trực tiếp". Trong sự cố, đôi khi chỉ cần ý thức của chúng ta về việc giúp đỡ, chúng ta sẽ tìm ra hình thức hỗ trợ phù hợp không sợ liên lụy, rủi ro... như gọi điện cho cơ quan chức năng, nhờ sự chung sức của nhiều người, tìm kiếm người có khả năng trong đám đông. Hoặc một quan điểm rõ ràng "không cần biết người bị tấn công mắc tội gì nhưng chuyện gì cũng cần phải giải quyết theo pháp luật". Hi vọng những con người có tư tưởng sáng suốt, lòng vị tha yêu thương giúp đỡ người khác như những ý kiến thu được sẽ có sức lan tỏa và là tấm gương cho nhiều người.

Chúng tôi tìm thấy tương quan thuận về sự lưỡng lự cân nhắc của cá nhân trong tất cả các tình huống thực nghiệm và giả định chúng tôi đưa ra. Theo những lý giải của các nhà xã hội học Việt Nam nghiên cứu về hiện tượng bàng quan xã hội, thì chính sự thay đổi của xã hội làm cho cá nhân rụt rè trước một hành động nghĩa hiệp. Cá nhân trở nên thu mình sợ bị liên lụy đến lợi ích của bản thân. Tâm lý đề phòng cảnh giác quá mức khiến họ không tham gia hỗ trợ một người trong tình huống khó khăn chứ không phải là con người ngày nay vô cảm. Vậy chúng ta sẽ lý giải như thế nào cho thực tế một em bé hai tuổi bị người lái xe tải cán mà 18 người đi qua không giúp em? Những người không giúp lý giải: “Tôi muốn nâng cô bé dậy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thái độ bàng quan của người dân với các hiện tượng xã hội (Trang 74)