Giai đoạn nghiên cứu thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu một số trở ngại tâm lí ngôn ngữ của học sinh lớp 6 khi học tiếng Anh (Trang 32 - 33)

Ch−ơng 2 : nội dung vμ ph−ơng pháp nghiên cứu

2.2. Tiến trình nghiên cứu

2.2.2. Giai đoạn nghiên cứu thực tiễn

Trong giai đoạn này, chúng tôi sử dụng nhiều ph−ơng pháp khác nhau, đó là các ph−ơng pháp: điều tra bằng bảng hỏi, trắc nghiệm, quan sát, trò chuyện - phỏng vấn và sử dụng ph−ơng pháp thống kê toán học để phân tích kết quả nghiên cứu.

2.2.2.1. Thiết kế phiếu điều tra

- Mục đích: hình thành nội dung phiếu điều tra - Xây dựng phiếu điều tra

T− liệu để xây dựng bảng hỏi đ−ợc chúng tôi khai thác từ các nguồn sau:

Một, lấy ý kiến chuyên gia (các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực tâm lý, các giáo viên ngoại ngữ và lãnh đạo các tr−ờng phổ thông).

Hai, Một số công trình nghiên cứu ở Việt Nam và n−ớc ngoài về các vấn đề liên quan đến đề tài.

Ba, khảo sát thăm dò một số giáo viên và học sinh THCS, xác định thông tin nhằm chỉnh sửa những câu hỏi ch−a đạt yêu cầu.

Tổng hợp t− liệu từ các nguồn này, chúng tôi đã xây dựng nên 2 loại phiếu điều tra (một loại phiếu dành cho học sinh và một loại dành cho giáo viên) và một bài kiểm tra d−ới dạng các bài tập trắc nghiệm dành cho học sinh.

- Thời gian: từ tháng 01/2006 đến tháng 03/2006

2.2.2.2. Điều tra chính thức

- Mục đích:

+ Tìm hiểu thực trạng những trở ngại tâm lý ngôn ngữ của học sinh lớp 6 khi học tiếng Anh.

+ Tìm hiểu những nguyên nhân gây nên những trở ngại tâm lý ngôn ngữ của học sinh lớp 6 khi học tiếng Anh.

+ Tìm hiểu những biện pháp khắc phục những trở ngại tâm lý ngôn ngữ của học sinh khi học tiếng Anh.

+ Chúng tôi tiến hành thăm lớp, dự giờ và quan sát một số tiết học tiếng Anh của học sinh để thấy những biểu hiện của các trở ngại tâm lý ngôn ngữ của học sinh trong quá trình học ngoại ngữ.

+ Tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi đối với giáo viên và học sinh.

+ Cho học sinh làm bài trắc nghiệm tiếng Anh nh− một bài kiểm tra thực sự để thấy rõ hơn những biểu hiện của trở ngại tâm lý ngôn ngữ trong quá trình học sinh học ngoại ngữ.

- Thời gian: Từ tháng 04/2006 đến tháng 6/2006

2.2.2.3. Phân tích kết quả nghiên cứu

- Chúng tôi sử dụng các ph−ơng pháp thống kê toán học và sử lí số liệu bằng ch−ơng trình SPSS để thống kê các kết quả thu đ−ợc từ các bảng hỏi và bài tập trắc nghiệm. Số liệu thu đ−ợc sẽ là cơ sở để phân tích và đánh giá về thực trạng và nguyên nhân của các trở ngại tâm lý ngôn ngữ của học sinh lớp 6 khi học tiếng Anh.

- Thời gian: từ tháng 7/2006 đến tháng 9/2006

2.2.2.4. Hoàn thành luận văn

- Trên cơ sở lí luận và kết quả điều tra thực tiễn, chúng tôi tiến hành phân tích, tổng hợp, đánh giá và khái quát thực trạng và nguyên nhân của những trở ngại tâm lý ngôn ngữ của học sinh khi học tiếng Anh. Từ đó, đề xuất một số biện pháp khắc phục những trở ngại tâm lý ngôn ngữ và một số kiến nghị cụ thể đối học sinh, giáo viên và nhà tr−ờng phổ thông.

- Thời gian: Từ tháng 10/2006 đến tháng 5/2007

2.3. Ph−ơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu một số trở ngại tâm lí ngôn ngữ của học sinh lớp 6 khi học tiếng Anh (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)