Kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu một số trở ngại tâm lí ngôn ngữ của học sinh lớp 6 khi học tiếng Anh (Trang 39)

3.1. Thực trạng trở ngại hứng thú ngôn ngữ của học sinh lớp 6 khi học tiếng Anh

Nh− chúng tôi đã trình bầy ở ch−ơng 1, trong khuôn khổ của đề tài này, hứng thú ngôn ngữ của học sinh khi học tiếng Anh chính là hứng thú đối với hoạt động học tập tiếng Anh, hay học sinh có hứng thú thực hiện các hoạt động lời nói trong quá trình học tiếng Anh. Vì vậy, cũng nh− các loại hứng thú khác, hứng thú học tập ngoại ngữ là thái độ riêng của cá nhân đối với quá trình lĩnh hội tri thức ngoại ngữ và hình thành kĩ năng, kĩ xảo lời nói tiếng n−ớc ngoài. Hứng thú học tập ngoại ngữ (tiếng Anh) của học sinh đ−ợc thể hiện rõ qua: sự nhận thức của học sinh đối với hoạt động học tập ngoại ngữ, tình cảm, ý chí và việc sử dụng thời gian cho việc học ngoại ngữ. Để tìm hiểu những biểu hiện hứng thú đó, chúng tôi đã điều tra ở Hà Nội (2 tr−ờng với 160 học sinh) và ở Hoà Bình (2 tr−ờng với 160 học sinh). Kết quả nghiên cứu nh− sau:

3.1.1. Biểu hiện về nhận thức của học sinh đối với vai trò của hoạt động học tập ngoại ngữ

Khi cá nhân gắn bó với một đối t−ợng hoặc một hoạt động nào đó không phải chỉ do sự hấp dẫn về tình cảm của đối t−ợng mà còn do cá nhân nhận thức đ−ợc tầm quan trọng, giá trị của đối t−ợng hoặc hoạt động trong đời sống xã hội nói chung và đối với cá nhân nói riêng. Để tìm hiểu lí do học ngoại ngữ và quan niệm của bản thân học sinh về việc học ngoại ngữ chúng tôi đ−a ra câu hỏi số 1 và câu hỏi số 3 (phụ lục 1).

Về lí do học ngoại ngữ, chúng tôi đ−a ra 5 lí do thể hiện 5 mức độ hứng thú học ngoại ngữ, từ việc học ngoại ngữ là do bắt buộc đến hoạt động học ngoại ngữ hoàn toàn tự nguyện và để thoả mãn sở thích học ngoại ngữ của mình. Kết quả thể hiện qua bảng sau:

Bảng 1: Mức độ hứng thú của học sinh qua lí do học tiếng Anh

Tr−ờng Điểm trung bình Mức độ hứng thú

Lí Tự Trọng 2,3 Trung bình

Lê Quý Đôn 2,5 Cao

Lômônôxốp 2,5 Cao

Đống Đa 2,3 Trung bình

Qua bảng ta thấy sự chênh lệch điểm trung bình giữa các tr−ờng không nhiều, tuy nhiên, xét theo thang đánh giá mức độ hứng thú thì tr−ờng THCS Lê Quý đôn (TX Hoà Bình) và PTDL Lômônôxốp (TP Hà Nội) đạt mức độ hứng thú cao, tr−ờng THCS Lí Tự Trọng (TX Hoà Bình) và THCS Đống Đa (TP Hà Nội) có mức hứng thú trung bình.

Xét theo 2 địa ph−ơng mà chúng tôi triển khai nghiên cứu thì có thể thấy khá rõ một trong những nguyên nhân dẫn đến mức độ nhận thức về lí do học ngoại ngữ của học sinh giữa các tr−ờng có khác nhau. ở TX Hoà Bình, tr−ờng THCS Lê Quý Đôn là tr−ờng chuyên của tỉnh, học sinh khi thi vào tr−ờng có sự chọn lọc khắt khe và tr−ờng có điều kiện học tập tốt, học sinh của tr−ờng th−ờng có đặc điểm là có điểm trung bình học tập cao hơn các tr−ờng khác. Theo chúng tôi đây có thể là một trong những lí do khiến mức độ hứng thú học tập ngoại ngữ của tr−ờng THCS Lê Quý Đôn cao hơn tr−ờng THCS Lí Tự Trọng. ở TP Hà Nội, khi đ−a sinh viên về thực tập tại tr−ờng PTDL Lômônôxốp, chúng tôi thấy điều kiện cơ sở vật chất của tr−ờng rất tốt, có đầy đủ các thiết bị phục vụ cho hoạt động học tiếng của học sinh, ngoài ra nhà tr−ờng cũng th−ờng xuyên có sự hợp tác với các tr−ờng học ở n−ớc ngoài nh− úc, Singapore…và có các thầy cô giáo n−ớc ngoài tham gia giảng dạy. Đây chính là những lí do mà về mặt nhận thức, học sinh tr−ờng PTDL Lômônôxốp thể hiện sự hiểu biết đúng đắn hơn và có hứng thú học ngoại ngữ cao hơn THCS Đống Đa.

Xét cụ thể từng item về lí do học ngoại ngữ, chúng tôi thấy item “Học tiếng Anh là cần thiết để nâng cao kiến thức” đ−ợc các em lựa chọn nhiều nhất ở cả 4 tr−ờng, chiếm tỉ lệ 59,4%. Tiếp đó là item “Do thấy thích thú khi đ−ợc học tiếng Anh” (21,9%) và thấp nhất là lí do “Do bố mẹ bắt em phải học” chiếm 3,1%. Các số liệu đ−ợc thể hiện cụ thể trong bảng sau:

Bảng 2: Lí do học tiếng Anh của học sinh lớp 6 (%)

STT Các lí do Tr−ờng THCS Tỉ lệ % Trung bình Lí Tự Trọng Lê Quý Đôn Lômôn ô- - xốp Đống Đa 1 Do bố mẹ bắt em phải học 1,2 1,2 2,5 7,5 3,1

2 Do tiếng Anh là môn thi tốt nghiệp 2,5 5 8,8 10 6,6 3 Học tiếng Anh là cần thiết để nâng

cao kiến thức

75 56,3 55 51,3 59,4

4 Do thấy mình có năng khiếu học tiếng Anh 8,8 15 7,5 5 9,1 5 Do thấy thích thú khi đ−ợc học tiếng Anh 12,5 22,5 26,2 26,2 21,9 Tổng 100 100 100 100 100

Nh− vậy, các em cũng đã bắt đầu nhận thấy vai trò quan trọng của việc học ngoại ngữ đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của mình, các em cũng đã ý thức đ−ợc việc học ngoại ngữ sẽ góp phần mở rộng tầm hiểu biết và nâng cao kiến thức cho bản thân. Nhiều em thấy thích thú thực sự khi đ−ợc học ngoại ngữ, nh−ng bên cạnh đó, vẫn còn một số em khẳng định việc học ngoại ngữ là do bố mẹ bắt phải học và bởi vì đó là môn thi tốt nghiệp nên mới phải học ngoại ngữ. Đây chính là nguyên nhân làm cho các em cảm thấy không thoải mái, không thích thú khi học ngoại ngữ gây trở ngại cho quá trình tiếp thu tri

thức, hình thành các kĩ xảo, kĩ năng lời nói ngoại ngữ cũng nh− thực hiện các hoạt động lời nói bằng tiếng n−ớc ngoài.

Để hiểu rõ hơn về nhận thức của học sinh về vai trò của môn tiếng Anh, chúng tôi đ−a ra câu hỏi số 2 và kết quả là không có em nào đánh giá môn tiếng Anh là không quan trọng, 94,3% các em đều khẳng định môn tiếng Anh là môn học có vai trò quan trọng, chỉ có 18 học sinh (5,7%) đánh giá là “bình th−ờng”, tỉ lệ này không có sự chênh lệch đáng kể giữa các tr−ờng phổ thông.

Khi đ−ợc hỏi về quan niệm thích hợp nhất của bản thân học sinh khi học ngoại ngữ, chúng tôi thu đ−ợc kết quả sau:

Bảng 3:Mức độ hứng thú học tiếng Anh của học sinh qua quan niệm của các em khi học hay đọc sách, báo tiếng Anh (%)

Tr−ờng Tổng số

học sinh

Mức độ hứng thú

Rất cao Cao Trung bình Thấp Rất thấp

Lí Tự Trọng 80 31.3 23,7 42.5 0 2.5

Lê Quý Đôn 80 37,5 26,3 36.3 0 0

Lômônôxốp 80 41,3 18,8 26.3 11.3 2.5

Đống Đa 79 31,6 15.1 39.2 12.7 1.3

Tổng 319 35,4 21.0 36.1 6,0 1.6

Nếu xét về ĐTB thì không có sự chênh lệch đáng kể giữa các tr−ờng. Tất cả các tr−ờng đều đạt mức độ nhận thức cao với ĐTB thấp nhất là 2,6 (THCS Đống Đa) và cao nhất là 3,0 (THCS Lê Quý Đôn), PTDL Lômônôxốp và THCS Lí Tự trọng đều đạt ĐTB là 2,8. Do vậy, để phân tích kĩ hơn, chúng tôi xét theo mức độ hứng thú của từng item và đ−ợc kết quả nh− bảng trên.

Quan niệm của học sinh khi học tiếng Anh thể hiện mức hứng thú trung bình và rất cao chiếm tỉ lệ nhiều nhất, lần l−ợt là 36,1% và 35,4% và không có sự chênh lệch đáng kể về tỉ lệ giữa hai mức độ này. Học sinh ở các tr−ờng khác

nhau có các quan niệm cho thấy mức độ hứng thú học tiếng Anh khác nhau. Tr−ờng PTDL Lômônôxốp có số học sinh có mức hứng thú rất cao chiếm tỉ lệ nhiều nhất, 41,3% học sinh thấy rất thích thú khi đ−ợc học hay đọc sách báo bằng tiếng Anh. Tr−ờng THCS Lí Tự Trọng có tỉ lệ học sinh có hứng thú học tiếng Anh ở mức trung bình cao nhất (42,5%), tiếp đó là tr−ờng THCS Đống Đa (39,2%), THCS Lê Quý Đôn (36.3%) và cuối cùng là PTDL Lômônôxốp (26,3%). Tuy nhiên, qua bảng ta cũng thấy rằng số học sinh có mức hứng thú thấp và rất thấp ở 2 tr−ờng ở Hà Nội nhiều hơn. Tr−ờng Lômônôxốp có 11,3% và tr−ờng Đống Đa có 12,7% học sinh có mức hứng thú học tiếng Anh thấp. Số học sinh có mức hứng thú rất thấp ở Lômônôxốp là 2,5% và ở Đống Đa là 1,3%. Tỉ lệ này ở tr−ờng THCS Lí Tự Trọng là 2,5%.

Rất nhiều học sinh có những biểu hiện về nhận thức cho thấy các em bắt đầu có hứng thú học ngoại ngữ, các em nhận thấy tiếng Anh là môn học có ích và chủ động học bài, đồng thời nhiều em sau quá trình học tập với môn ngoại ngữ này cũng đã cảm thấy rất thích thú khi đ−ợc học ngoại ngữ, hay cả khi đ−ợc đọc sách, báo bằng tiếng n−ớc ngoài. Với điều kiện học tập tốt về cả cơ sở vật chất và môi tr−ờng tiếng, tr−ờng PTDL Lômônôxốp có số học sinh hứng thú với hoạt động học tiếng Anh cao nhất. Những tr−ờng khác, với ph−ơng pháp giảng dạy mới, sử dụng nhiều ph−ơng tiện trực quan hơn, sách giáo khoa trong những năm gần đây cũng đ−ợc in ấn đẹp hơn, có nhiều tranh ảnh minh họa… nên số học sinh hứng thú với môn tiếng Anh cũng chiếm tỉ lệ khá cao. Tuy nhiên, bên cạnh một số học sinh nhận thức đúng về vai trò của môn tiếng Anh và rất hứng thú với việc học tiếng Anh thì vẫn còn một số em cho rằng môn tiếng Anh không quan trọng lắm và bị cha mẹ ép buộc phải học tiếng Anh hay vì đó là môn thi tốt nghiệp nên phải học, do vậy mức độ hứng thú không cao. Do đó, vẫn còn nhiều em “thấy không cần thiết phải học hay đọc sách, báo bằng tiếng Anh” hay chỉ khi nào cô giáo yêu cầu, hoặc có bài tập thì mới “học hay đọc sách, báo bằng tiếng Anh” (mức độ hứng thú thấp).

Nh− vậy, về nhận thức của học sinh về vai trò của môn tiếng Anh, hầu hết học sinh đều nhận thấy môn tiếng Anh có vai trò quan trọng và cần thiết để nâng cao kiến thức, mở rộng tầm hiểu biết của các em. Nhiều em đã khẳng định rằng mình cảm thấy rất thích thú khi đ−ợc học ngoại ngữ hay đ−ợc đọc sách, báo bằng tiếng n−ớc ngoài. Một số em cho rằng các em học môn này vì thấy mình có năng khiếu học tiếng Anh. Tỉ lệ học sinh có hứng thú và ch−a thực sự có hứng thú học tiếng Anh không có sự chênh lệch đáng kể giữa các tr−ờng, tuy nhiên, với điều kiện thuận lợi của mình, tr−ờng PTDL Lômônôxốp có tỉ lệ học sinh thể hiện mức độ nhận thức về vai trò và lí do học ngoại ngữ cao nhất. Bên cạnh một tỉ lệ khá lớn học sinh nhận thức đúng về vai trò của môn tiếng Anh và có hứng thú học ngoại ngữ này thì vẫn còn một số em đánh giá ch−a đúng về vai trò của môn ngoại ngữ và ch−a thực sự hứng thú khi học tiếng Anh.

Qua thực trạng nhận thức của học sinh về vai trò của môn ngoại ngữ nh− trên, chúng tôi thấy có một số trở ngại về nhận thức khiến các em ch−a có hứng thú học ngoại ngữ nh− sau:

Thứ nhất, bên cạnh nhiều học sinh có nhận thức đúng về vai trò của môn tiếng Anh thì vẫn còn một số học sinh nhận thức ch−a đúng về vai trò của môn học này. (chiếm 5,7%).

Thứ hai, nhiều em nhận thấy mình phải học tiếng Anh là do bố mẹ bắt buộc và vì nó là môn thi tốt nghiệp nên buộc phải học (9,6%).

Thứ ba, một số em nhận thấy không cần thiết khi phải học hay đọc sách, báo bằng tiếng Anh và chỉ khi nào có bài tập hay cô giáo yêu cầu thì mới học tiếng Anh (7,6%).

Đây là những trở ngại về nhận thức khiến cho nhiều em ch−a có hứng thú học ngoại ngữ và điều đó có ảnh h−ởng trực tiếp tới kết quả học ngoại ngữ của học sinh.

3.1.2. Biểu hiện về xúc cảm, tình cảm của học sinh đối với hoạt động học tập ngoại ngữ

Xúc cảm vừa là biểu hiện rõ rệt nhất, vừa là điều kiện của hứng thú. Xúc cảm với đối t−ợng là một dấu hiệu không thể thiếu đ−ợc của hứng thú. Mặt nhận thức không thể thay thế cho hứng thú mà phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhận thức và xúc cảm của cá nhân với đối t−ợng mới có thể có hứng thú. Tuy nhiên, không phải bất kì mặt cảm xúc nào cũng tạo nên hứng thú. Niềm vui nhất thời ch−a phải là biểu hiện của hứng thú mà chỉ có những biểu hiện cảm xúc tích cực, bền vững của cá nhân với đối t−ợng mới có thể trở thành một mặt, một dấu hiệu không thể thiếu đ−ợc của hứng thú.

Chúng tôi đ−a ra câu hỏi số 5 (Phụ lục 1) với 5 mức độ xúc cảm thể hiện mức hứng thú tăng dần. Cách tính điểm t−ơng tự nh− câu hỏi 1 và 3. Kết quả là ĐTB của tất cả học sinh là 2,9, đạt mức hứng thú cao, không có sự chênh lệch nhiều giữa kết quả của 4 tr−ờng đ−ợc điều tra với số ĐTB thấp nhất là 2,7 (tr−ờng THCS Đống Đa) và cao nhất là 3,1 (tr−ờng THCS Lê Quý Đôn).

Xét theo nội dung của từng item biểu hiện 5 mức độ xúc cảm khác nhau (thể hiện mức độ hứng thú tăng dần), chúng tôi có kết quả sau:

Bảng 4: Kết quả nghiên cứu biểu hiện xúc cảm của học sinh lớp 6 khi học tiếng Anh

STT Nội dung Mức độ hứng thú Tỉ lệ %

1 Học tiếng Anh thật nặng nề Rất thấp 1,6

2 Em không thích học tiếng Anh Thấp 1,3

3 Bình th−ờng, khó nói rõ tâm trạng của mình Trung bình 30,1

4 Em thấy thích thú Cao 38,3

5 Thấy rất thích thú và thoả mãn Rất cao 28,8

Nhìn chung, trong số 316 học sinh ở 4 tr−ờng đ−ợc điều tra thì tỉ lệ học sinh cảm thấy học tiếng Anh thật nặng nề không thích học tiếng Anh chiếm tỉ

hứng thú trung bình, cao và rất cao không có sự chênh lệch nhiều. Trong đó, tỉ lệ học sinh có biểu hiện xúc cảm thể hiện mức hứng thú cao là 38,3%, chiếm tỉ lệ nhiều nhất trong số các biểu hiện về mặt xúc cảm, tiếp đó là biểu hiện xúc cảm ở mức trung bình (30,1%) và biểu hiện xúc cảm ở mức rất cao (28,8%).

So sánh theo từng tr−ờng, chúng tôi có bảng số liệu sau:

Bảng 5:Mức độ xúc cảm của học sinh trong quá trình học tiếng Anh (xét theo từng tr−ờng) Tr−ờng THCS Tổng số học sinh Mức độ hứng thú (%)

Rất cao Cao Trung bình Thấp Rất thấp

Lí Tự Trọng 79 26,6 36,7 35,4 0 4,1

Lê Quý Đôn 79 36,7 41,8 21,5 0 0

Lômônôxốp 79 29,1 34,2 35,4 4,1 0

Đống Đa 79 22,8 40,5 27,8 3,8 5,1

Tổng 316 28,8 38,3 30,1 1,3 1,6

ở tất cả các tr−ờng, số học sinh tập trung ở mức độ xúc cảm thể hiện mức hứng thú cao nhiều hơn so với các mức độ hứng thú khác, trong đó, 41,8% học sinh tr−ờng Lê Quý Đôn có biểu hiện xúc cảm thể hiện mức hứng thú cao với môn tiếng Anh, chiếm tỉ lệ cao nhất. Với biểu hiện xúc cảm ở mức rất cao (thấy rất thích thú và thoả mãn), tr−ờng Lê Quý Đôn chiếm tỉ lệ cao nhất với 36,7%, tiếp đó là Lômônôxốp (29,1%). Mặc dù, về mặt nhận thức (nh− đã phân tích ở phần 3.1.1.1), chúng tôi đều nhận thấy rất nhiều học sinh tr−ờng Lômônôxốp có nhận thức đúng đắn và biểu hiện mức độ hứng thú cao với hoạt động học ngoại ngữ, số học sinh có biểu hiện về nhận thức ở mức trung bình chiếm tỉ lệ thấp, tuy nhiên, về mặt xúc cảm thì tỉ lệ học sinh tr−ờng này có mức độ biểu hiện xúc cảm khi học ngoại ngữ ở mức trung bình và mức cao là t−ơng đ−ơng nhau (35,4% và 34,2%), mức hứng thú rất cao của học sinh Lômônôxốp thấp hơn,

chiếm 29,1% và có tới 4,1% học sinh có mức hứng thú thấp với việc học ngoại ngữ. Biểu hiện về mức độ xúc cảm thấp nhất với hoạt động học tập ngoại ngữ đều tập trung ở hai tr−ờng Lí Tự trọng (4,1%) và Đống Đa (5,1%).

Nh− vậy, bên cạnh nhiều học sinh có biểu hiện xúc cảm thể hiện mức hứng thú cao và rất cao thì vẫn còn rất nhiều em chỉ có biểu hiện xúc cảm khi học ngoại ngữ ở mức trung bình, mức thấp và rất thấp. Đây là một trở ngại lớn cho hoạt động học tập ngoại ngữ, bởi nếu hoạt động học ngoại ngữ diễn ra trong tâm trạng nặng nề, không thích thú và thoải mái thì hoạt động này khó có thể

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu một số trở ngại tâm lí ngôn ngữ của học sinh lớp 6 khi học tiếng Anh (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)