Ph−ơng pháp trắc nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu một số trở ngại tâm lí ngôn ngữ của học sinh lớp 6 khi học tiếng Anh (Trang 35 - 37)

Ch−ơng 2 : nội dung vμ ph−ơng pháp nghiên cứu

2.2. Tiến trình nghiên cứu

2.3.2.3. Ph−ơng pháp trắc nghiệm

Chúng tôi sử dụng ph−ơng pháp này để kiểm tra khả năng ghi nhớ, tái hiện và sự ảnh h−ởng của thói quen sử dụng tiếng mẹ đẻ đối với hoạt động học tiếng n−ớc ngoài của học sinh.

Dựa vào các sách giáo khoa, sách bài tập và bài tập nâng cao tiếng Anh đang đ−ợc sử dụng trong các tr−ờng phổ thông hiện nay, đồng thời có sự tham khảo ý kiến của các giáo viên ngoại ngữ, chúng tôi đã soạn một bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan (mỗi câu chỉ có một đáp án đúng duy nhất) gồm 7 bài tập nhỏ (phụ lục 3) và đ−ợc thực hiện nh− một bài kiểm tra một tiết (45 phút). Mỗi bài tập gồm 5 câu, làm đúng mỗi câu đ−ợc 1 điểm, tổng điểm toàn bài là 35 điểm, thang đánh giá nh− sau:

Thang đánh giá

Điểm 1 bài tập Điểm toàn bài kiểm tra

Điểm Xếp loại Điểm Xếp loại

4,1 - 5 Giỏi Từ 28 - 35 Giỏi

3,1 - 4 Khá Từ 23 – 27 Khá

2,1 - 3 Trung bình Từ 18 - 22 Trung bình

1.1 - 2 Yếu Từ 11 – 17 Yếu

Từ 0 - 1 Kém Từ 0 - 10 Kém

Để kiểm tra về ngữ âm - mặt hình thức của ngôn ngữ (bài tập số 1), chúng tôi chủ ý lựa chọn những từ có hình thức chữ viết giống nhau nh−ng tuỳ từng tr−ờng hợp chúng lại đ−ợc phát âm khác nhau. Qua bài tập này, chúng tôi có thể

đánh giá đ−ợc cả hai yếu tố là trí nhớ ngôn ngữ và sự ảnh h−ởng của thói quen sử dụng tiếng mẹ đẻ đối với quá trình nắm vững hoạt động lời nói ngoại ngữ.

Bài tập số 2 đ−ợc sử dụng để đánh giá về trí nhớ ngôn ngữ, để làm đ−ợc bài tập này đòi hỏi học sinh phải tái hiện đ−ợc mặt nội dung (ý nghĩa) của ngôn ngữ.

Bài tập số 3 đ−ợc sử dụng để đánh giá về trí nhớ ngôn ngữ, để làm đ−ợc bài tập này đòi hỏi học sinh phải tái hiện đ−ợc cả hình thức và nội dung của ngôn ngữ.

Thông qua bài tập số 4 và số 5, chúng tôi có thể đánh giá đ−ợc cả trí nhớ ngôn ngữ và thói quen sử dụng ngôn ngữ (tiếng mẹ đẻ). Về trí nhớ ngôn ngữ, chúng tôi tìm hiểu khả năng nhớ và vận dụng các quy tắc biến đổi ngữ pháp của học sinh (mặt hình thức của ngôn ngữ). Về thói quen sử dụng tiếng mẹ đẻ, chúng tôi chủ ý lựa chọn một số câu mà khi làm buộc học sinh phải nắm vững một số nguyên tắc trong tiếng Anh (về cách sử dụng giới từ, số đếm và số thứ tự, danh từ và tân ngữ, các thì trong tiếng Anh...), nếu học sinh t− duy hay dịch theo ngữ pháp của tiếng mẹ đẻ thì rất dễ nhầm lẫn.

Bài tập số 6 và bài tập số 7 đòi hỏi học sinh phải có kĩ năng liên kết ngữ nghĩa giữa các từ bị xáo trộn trong câu để tạo thành câu có nghĩa và kĩ năng phát hiện ra những lỗi sai (chính tả, giới từ, ngữ pháp...).

Bài tập số 6 đ−ợc sử dụng để đánh giá về trí nhớ ngôn ngữ, bài tập này đòi hỏi học sinh phải tái hiện đ−ợc các cấu trúc ngữ pháp trong tiếng Anh (mặt hình thức của ngôn ngữ).

Bài tập số 7 sẽ giúp chúng tôi tìm hiểu về thói quen sử dụng tiếng mẹ đẻ của học sinh, chúng tôi lựa chọn những câu đủ nghĩa nếu dịch theo tiếng mẹ đẻ, nh−ng nếu xét theo ngữ pháp tiếng Anh thì ch−a đúng. Do vậy, nếu học sinh áp dụng cách dịch theo từng từ (word by word) thì rất dễ sai.

Nh− vậy, chúng tôi sử dụng bài tập số 1,2,3,4,5 và 6 để tìm hiểu về trí nhớ ngôn ngữ và sử dụng bài tập 1,4,5 và 7 để đánh giá về thói quen sử dụng tiếng mẹ đẻ trong hoạt động học tập ngoại ngữ của học sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu một số trở ngại tâm lí ngôn ngữ của học sinh lớp 6 khi học tiếng Anh (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)