Đội ngũ người làm báo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạp chí phong hóa từ năm 1932 đến năm 1936 (Trang 29 - 38)

7. Cấu trúc của Luận văn

1.3. Cấu trúc của báo Phong Hóa

1.3.2. Đội ngũ người làm báo

Tạp chí Phong Hóa với nhiều mảng đề tài khác nhau nên cũng quy tụ một đội ngũ làm báo đông đảo. Trong giai đoạn đầu mới xuất bản báo do ông Phạm Hữu Ninh làm chủ, với 13 số đầu tiên Phong Hóa khơng có một đội ngũ viết bài riêng nhưng vẫn có một số lượng người làm báo khá đơng. Có những người tham gia viết chỉ 1,2 bài những cũng có những cây bút xuất hiện khá nhiều trong 13 số báo của Phong Hóa. Sau đây là bảng phân bổ số lượng bài viết của các tác giả trong giai đoạn đầu của tạp chí Phong Hóa:

Bảng 1.1: Đội ngũ làm báo Phong Hóa từ số 1 đến số 13

STT Họ tên (Bút hiệu) Chuyên mục,

đề tài Bài viết tiêu biểu

Số lượng bài viết

1 Trần Khánh Giư (T.K.Giư, Bán Than)

Tiểu thuyết. Cải lương hương tục

Tôi không ngờ (tt), Chiến tranh ở Mãn Châu, Tân học cựu học…

16

2 Kỳ Hoa Văn đàn, thơ, tiểu thuyết. Sử kí và địa dư.

Mùa hoa gạo,Đức Thánh Gióng, Con rồng cháu tiên…

14

3 Khúc Giang Bia Phong Hóa Nhân nghĩa bà Tư đỗ. Anh hùng rơm.

10

4 Nguyễn Tuấn Giao (N.T.G)

Tiểu thuyết, Gương thể thao

Săn bắn, Bóng

chuyền, Ten nit, Đi xe đạp

11

5 Hưng Bang Chuyện Phong Hóa

Khổ vì văn, Hai vị nước lã q hơn ngọc ngà.

6

6 Ngơ Đình Chiêu Văn dịch 6

7 Quần đệ tử Hài văn Tiểu thư chạy, Nói có sách…

5

8 Đào Thiện Ngơn Dịch thơ, bia Phong hóa

5

9 Nghịch Nhĩ Văn đàn 5

10 Tố Tâm Tiểu thuyết, Văn nữ giới

Phu xướng phụ tịng, Tính nói xấu.

4

11 Hứa Do Phong Hóa giải thích

3

12 Đào Quang Thiện Bia Phong Hóa 2 13 Trần Đỗ Truyện ngắn,

Bia Phong Hóa

14 Nhuệ Thủy Văn đàn 2 15 Thần Lang B.X.D Văn dịch 2

16 N.D Tùng Viên Văn đàn 2

17 Bi Thời Khách Bia Phong hóa 1

18 Vô Danh Thi Văn đàn, thơ 1 19 T. V. Bình Khoa học

thưởng thức

1

20 Nam Thành Tùng Vi Văn đàn 1

21 Thanh Xuyên Văn dịch 1

22 Liê Mai Văn đàn, dịch thơ

2

23 Đông Hà Văn đàn 1

24 Đạt Lang Biên thuật 1

25 Lê Thị Ngọc Lan Phụ nữ 1

26 Sào Phủ Văn đàn 1

27 Nguyễn Cát Ngạ Văn đàn 1

28 Mẫn Thế Nhân Đoản kịch Con ai 1

29 Tứ Trung V.L Tôi nghĩ 1

30 Đào Dương Môn Văn đàn 1

31 Đặng Vũ Quý Hài văn Nhà từ thiện với ông trọc phú.

1

32 Lão Ôn Văn đàn 1

33 Cổ Bồn Văn đàn 1

34 Bách Mai Tư Đệ Văn đàn Tự do diễn đàn. 1

35 Hà Văn Binh 1

36 Tân Tử Bia Phong Hóa 1

37 Ngơ Đình Chiên Văn đàn 2

38 Tuyết Lâm Văn đàn 1

39 Vũ Đình Tân Văn đàn 1

40 Bùi Thuyết Lâm Văn đàn 1

Như vậy, qua bảng số liệu trên ta có thể thấy số người viết thường xuyên cho Phong Hóa giai đoạn đầu khơng nhiều. Trong đó chỉ có bốn cây bút có số lượng bài viết hơn 10 bài là Trần Khánh Giư, Kỳ Hoa, Khúc Giang và Nguyễn Tuấn Giao. Còn lại là các tác giả có bài viết từ 1 cho đến 6 bài, trong đó số tác giả chỉ có 1 bài viết chiếm số lượng khá đơng 22/40 tác giả. Chính vì chưa có một đội ngũ làm báo riêng, nội dung cũng khơng có gì mới mẻ Phong Hóa sau 13 số đầu khơng gây được tiếng vang và có nguy cơ đóng cửa.

Sau khi Nguyễn Tường Tam mua lại tờ Phong Hóa dù vẫn giữ tên ơng Phạm Hữu Ninh làm quản lý, ông Nguyễn Xuân Mai làm giám đốc chính trị, nhưng báo đã thay đổi hồn tồn về nội dung và hình thức với các mảng đề tài, thể loại và nội dung phong phú. Ông Nguyễn Tường Tam cũng với những bạn hữu của mình như Trần Khánh Giư, Hồ Trọng Hiếu, Nguyễn Tường Long, Nguyễn Tường Lân đã tạo nên một ban biên tập hoàn toàn mới cho tuần báo Phong Hóa.

Nguyễn Tường Tam (1905 -1963), quê huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải

Dương, làm giám đốc và chủ bút Phong Hóa. Ơng cũng là thủ lĩnh của nhóm Tự lực Văn đồn. Nguyễn Tường Tam có các bút hiệu như Nhất Linh, Đông

Sơn, Tam Linh, Bảo Sơn, Lãng Du, Tân Việt. Ông đam mê văn chương từ

nhỏ. Năm 1923, ông đỗ bằng Thành Chung và làm thư kí ở Sở Tài chính Hà Nội. Ơng có học qua các trường Y, Mĩ thuật thuộc Đại học Đông Dương nhưng đều bỏ giữa chừng. Năm 1927, ông đi du học Pháp và đậu Cử nhân khoa học về Lý Hóa. Ở Pháp ơng chủ yếu nghiên cứu về nghề báo và xuất bản báo. Năm 1930, ông về nước dạy học trong các trường tư và bắt đầu tham gia lĩnh vực báo chí và văn chương [62, tr.270]. Năm 1932, ơng mua lại tờ Phong Hóa, chun về vẽ minh họa cho báo, viết truyện, truyện ngắn truyện dài của ông xuất hiện đều đặn trên các số báo của tạp chí Phong Hóa.

Trần Khánh Giư (1896-1947), (bút hiệu Khái Hưng, Nhị Linh, Nhát

Cổ Am, Vĩnh Bảo, Hải Phịng. Thủa nhỏ ơng được học chữ Nho, lớn lên học chữ Pháp. Sau khi đỗ Tú tài I, ông không đi học tiếp mà mở đại lý bán dầu hỏa ở Ninh Giang. Sau đó, ơng lên Hà Nội dạy học trong trường tư thục Thăng Long [90, tr.159]. Tại đây, ông gặp và trở thành tri kỉ của Nhất Linh Nguyễn Tường Tam. Năm 1932, khi Nguyễn Tường Tam mua lại tờ Phong Hóa, Trần Khánh Giư tham gia và trở thành một trong những trụ cột của tờ báo. Mảng đề tài chủ yếu của ông là viết tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện dài, kịch, phê bình văn học…Ngồi ra ơng cịn vẽ tranh chủ yếu là minh họa cho các tác phẩm của mình trên báo.

Hồ Trọng Hiếu (1900-1976) (bút hiệu Tú Mỡ) sinh ra trong một gia

đình lao động nghèo ở Hà Nội, từ nhỏ ông đã được học chữ Hán rồi chữ Quốc ngữ. Năm 1914, ông đỗ đầu bằng Sơ học Pháp - Việt sau đó được học ở trường Bưởi. Sau khi tốt nghiệp trung học ông không học lên cao mà đi làm Thư ký cho Sở Tài chính. Tại đây ơng gặp Nguyễn Tường Tam và trở thành bạn tâm giao. Năm 1932, khi Nguyễn Tường Tam mua lại Phong Hóa, Hồ Trọng Hiếu tham gia viết bài, phụ trách chuyên mục Giịng nước ngược, đề

tài của ơng chủ yếu là thơ trào phúng [8, tr.499, tr.502].

Nguyễn Tường Long (1907-1948) (bút hiệu Hoàng Đạo, Tứ Ly, Tường Vân, Phúc Vân, Tường Minh). Quê ông ở Cẩm Giàng, Hải Dương.

Ông từng tốt nghiệp trường Luật ở Đông Dương, đậu Tú tài Pháp và làm Tham tá lục sự trong các tịa án chính quyền bảo hộ Pháp ở Bắc,Trung, Nam. Năm 1932, ơng đang làm ở Sài Gịn thì được đổi về Hà Nội đúng lúc Nguyễn Tường Tam mua lại tờ Phong Hóa. Từ số 14 trở đi Nguyễn Tường Long đã viết những bài đả kích, châm biếm bộ máy chính quyền thuộc địa và triều Nguyễn, bài trừ những hủ tục trong xã hội Việt Nam. Vì vậy, ơng được coi là người dẫn dắt linh hồn cho tờ Phong Hóa [90, tr.123, tr.124].

Nguyễn Tường Lân (1910-1942) (bút hiệu là Thạch Lam, Việt Sinh, Thiện Sĩ) là một trong những anh em của gia đình Nguyễn Tường. Thủa nhỏ

thứ nhất, ông xin thôi học để tham gia công việc làm báo với các anh. Năm 1932, ông bắt đầu viết bài cho Phong Hóa. Đề tài chính của ơng là truyện ngắn. Ngoài ra, ơng cịn viết nhiều thể loại như phóng sự, phê bình mỹ thuật, phê bình kịch nghệ, văn học, dịch thuật, tiểu luận, tùy bút [8, tr.580, tr.581].

Nguyễn Thứ Lễ (1907-1989), tên khai sinh là Nguyễn Đình Lễ, bút

hiệu Thế Lữ, Lê Ta, Lê Tây. Ông sinh ra tại Hà Nội nhưng lớn lên ở Lạng

Sơn. Ông được học chữ Nho từ năm 8 tuổi, chữ Quốc ngữ từ năm 10 tuổi. Sau này khi theo mẹ về Hải Phịng ơng xin vào lớp học đồng ấu của trường Pháp - Việt. Năm 1924, ông thi đỗ Sơ học và năm sau ông vào học trường Cao đẳng tiểu học Bonnal ở Hải Phòng. Năm 1929, ơng lên Hà Nội thi đỗ dự thính vào trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương nhưng chỉ theo học một năm. Thời gian này ông bắt đầu viết văn, làm thơ khi tờ Phong Hóa ra mắt ơng đã gửi bài và nhận được lời khen của Nhất Linh, Khải Hưng. Không lâu sau, Thế Lữ được mời vào làm việc ở Phong Hóa. Ơng sáng tác thơ văn, viết nhiều bài bình luận, phân tích về văn chương, nghệ thuật và phê bình sách.

Ngơ Xuân Diệu (1916-1985) (bút hiệu Xuân Diệu,Trảo Nha). Quê

quán tại Can Lộc, Hà Tĩnh nhưng ông sinh ra tại huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định và lớn lên ở Quy Nhơn. Sau khi tốt nghiệp Tú tài, ông đi dạy học tư và làm viên chức ở Mĩ Tho. Sau đó ra Hà Nội sống bằng nghề viết văn, sáng tác thơ. Ông sáng tác nhiều bài thơ đăng trên báo Phong Hóa.

Như vậy, khi mới thay đổi tạp chí Phong Hóa gồm có năm trụ cột chính là Nhất Linh (Nguyễn Tường Tam), Khái Hưng (Trần Khánh Giư), Tú Mỡ (Hồ Trọng Hiếu), Hoàng Đạo (Nguyễn Tường Long), Thạch Lam (Nguyễn Tường Lân). Về sau thêm hai cây bút nữa là Thế Lữ (Nguyễn Thứ Lễ) và Xuân Diệu (Ngô Xuân Diệu). Ban biên tập báo Phong Hóa cũng ra sức chiêu mộ thêm những cây bút mới để nâng cao chất lượng và sự đa dạng cho tờ báo. Chính vì vậy, Phong Hóa có một đội ngũ làm báo vơ cùng đơng đảo. Sau này trong di cảo viết tay “Đời làm báo” Nhất Linh có nhắc tới những

người khơng ở trong tịa soạn mà thường có bài đăng trên báo Phong Hóa và sau này là Ngày Nay như: Lê Thạch Kỳ tức chàng thứ 13 (viết bài khôi hài và khoa học) Đỗ Đức Thu (tiểu thuyết) Huy Cận (thơ mới), Trọng Lang (phóng sự), Bùi Hiển (truyện ngắn), Tơ Hồi (truyện ngắn), Đinh Hùng (tranh khôi hài), Nguyễn Công Hoan (truyện ngắn), Vi Huyền Đắc (kịch), Phạm Thị Cả Mốc tên thật là Phạm Cao Củng (thơ khôi hài). Họa sĩ đã từng vẽ tranh giúp như Nguyễn Gia Trí, Tơ Ngọc Vân, Trần Bình Lộc, Nguyễn Cát Tường, Trần Văn Cần, Lưu Văn Sìn…

Ngồi những nhà báo viết bài thường xun có thể nói Phong Hóa đã thu hút được một đội ngũ viết bài lên tới hàng trăm người. Nhìn chung, các thành viên tham gia viết bài cho tạp chí Phong Hóa dù có phong cách thể hiện, đề tài khác nhau, số lượng bài viết khác nhau nhưng vẫn tuân theo một tôn chỉ nhất định và đúng như lời họ quảng cáo trong Phong Hóa, số 13 (ngày 8 tháng 9 năm 1932) là: “Bàn một cách vui về các vấn đề cần thiết: Xã hội,

chính trị, kinh tế. Nói rõ về hiện tình trong nước” [47, tr.1].

Có thể nói, với số lượng đội ngũ viết báo đơng đảo đã góp phần làm nên thành cơng vang dội cho Phong Hóa sau khi số 14 được phát hành. Đội ngũ biên tập là những người viết bài nhiều nhất cho tạp chí, hầu hết có mặt trong tất cả các chuyên mục, đề tài của báo như Nguyễn Tường Tam 184 bài chưa kể số lượng tranh vẽ minh họa trong báo, Trần Khánh Giư 445 bài, Nguyễn Tường Long 400 bài, Hồ Trọng Hiếu 242 bài, Nguyễn Thế Lữ 164 bài và Nguyễn Tường Lân có 134 bài.

Ngồi ra, số lượng độc giả trên cả nước và các nhà báo tham gia viết một bài khá nhiều chiếm khoảng 220 nhà báo (chưa kể mục vui cười) chủ yếu tập trung ở các đề tài văn học như thơ, truyện ngắn, bạn đọc viết… Sự thu hút được một đội ngũ nhà báo chuyên nghiệp đã nâng cao chất lượng cả về nội dung và hình thức của tờ báo này, đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của người đọc lúc đó.

Tiểu kết chương 1

Báo chí là một loại hình văn hóa phương Tây, xuất hiện ở Việt Nam trong cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX. Với chức năng chính là truyền đạt thông tin, giai đoạn đầu thực dân Pháp đã sử dụng báo chí như một cơng cụ để cai trị nhân dân ta. Tuy nhiên, những năm đầu thế kỷ XX do những thay đổi về bối cảnh chính trị, kinh tế, xã hội trong nước báo chí ở Việt Nam có điều kiện phát triển khá mạnh, đặc biệt là dịng báo chí tiếng Việt.

Sau chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất và lần thứ hai của Pháp, xã hội Việt Nam có sự chuyển biến lớn. Bên cạnh những giai cấp cũ, những lực lượng xã hội mới xuất hiện như công nhân, tư sản, tiểu tư sản trí thức. Lực lượng trí thức mới cùng với q trình đơ thị hóa mạnh mẽ đã tạo nên một đội ngũ các nhà làm báo đơng đảo ở Việt Nam, báo chí khơng cịn là của riêng chính quyền thực dân nữa mà đã xuất hiện các tờ báo, các nhà xuất bản tư nhân. Báo chí Việt Nam giai đoạn này tăng nhanh về số lượng, phong phú về nội dung, hồn thiện về hình thức và đa dạng về thể loại.

Để phục vụ cho mục đích cai trị của mình ở Việt Nam, thực dân Pháp rất chú trọng tới việc đào tạo một đội ngũ tay sai trung thành với nước Pháp. Chính sách đó đã tạo điều kiện cho một số trí thức Việt Nam được sang Pháp du học. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933), đã làm cho Pháp gặp nhiều khó khăn, lợi dụng tình hình đó nhiều trí thức Việt Nam đã về nước hoạt động tích cực đặc biệt trong lĩnh vực báo chí. Nguyễn Tường Tam là một trí thức Tây học tiểu biểu, trong thời gian ở Pháp ông đặc biệt chú ý nghiên cứu về nghề báo và xuất bản báo. Khi về nước ơng có ý định lập một tờ báo mới nhưng không thành cơng. Năm 1932, ơng mua lại tờ báo Phong Hóa mở ra một trang phát triển rực rỡ cho tờ tạp chí này.

Phong Hóa là một tuần báo xuất bản tại Hà Nội, sau 13 số đầu tiên không gây được tiếng vang nên có nguy cơ đóng cửa. Sau khi Nguyễn Tường

Tam mua lại, Phong Hóa chuyển hướng thành một tờ báo chuyên về văn hóa, nghệ thuật mang đậm tính trào phúng. Báo Phong Hóa có cấu trúc khá hồn chỉnh rõ ràng so với các tờ báo đương thời, các bài viết trên Phong Hóa đều được chia theo các mảng đề tài phong phú. Khơng chỉ có một ban biên tập gồm các trí thức tân học, Phong Hóa cịn thu hút được một đội ngũ nhà báo viết bài chuyên nghiệp đông đảo lên tới hàng trăm người. Là một tạp chí thiên về văn hóa nghệ thuật, Phong Hóa đã dùng tiếng cười trào phúng để tấn công vào xã hội phong kiến Việt Nam lạc hậu cũ kĩ, dùng văn chương để phụng sự lý tưởng cải cách, phá hủy những hủ tục, xây đắp cuộc đời mới. Vì vậy, Phong Hóa là một trong những tạp chí tiêu biểu cho q trình tiếp nhận, giao lưu văn hóa Đơng - Tây ở Việt Nam đầu thế kỉ XX.

Chương 2

TẠP CHÍ PHONG HĨA VỚI VIỆC XÂY DỰNG NỀN VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạp chí phong hóa từ năm 1932 đến năm 1936 (Trang 29 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)