Sự đổi mới văn học Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạp chí phong hóa từ năm 1932 đến năm 1936 (Trang 41 - 45)

7. Cấu trúc của Luận văn

2.1. Sự ra đời của nhóm Tự lực Văn đoàn

2.1.1. Sự đổi mới văn học Việt Nam

Sau khi hồn thành q trình xâm lược và bình định ở Việt Nam, thực dân Pháp bắt đầu bắt tay vào cơng cuộc khai thác thuộc địa. Chính sách khai thác lần thứ nhất (1897-1914) và lần thứ hai (1919-1929) của thực dân Pháp ở Đông Dương đã tác động mạnh mẽ tới tình hình kinh tế, xã hội ở Việt Nam.

Tác động mạnh nhất về kinh tế ở Việt Nam sau chính sách khai thác của thực dân Pháp là sự xuất hiện của mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa, sự xuất hiện của các thành thị, việc mở rộng buôn bán đã làm phá vỡ chính sách bế quan tỏa cảng của triều Nguyễn. Điều này đã giúp cho Việt Nam được tiếp xúc với thế giới, đưa nước ta bắt đầu hòa vào cuộc sống hiện đại.

Về mặt xã hội, bên cạnh những giai cấp trong xã hội cũ như địa chủ phong kiến và nông dân, đã xuất hiện những giai cấp mới là tư sản, tiểu tư sản và cơng nhân.

Về mặt văn hóa, việc tiếp xúc với văn hóa phương Tây đã làm cho văn hóa Việt Nam có những thay đổi mạnh mẽ. Những lực lượng bảo thủ muốn duy trì tơn ti trật tự cũ và giữ gìn văn hóa truyền thống, khơng chấp nhận việc tiếp thu văn minh phương Tây. Nhưng những lực lượng xã hội mới lại tỏ ra rất hào hứng tiếp nhận văn minh phương Tây. Họ muốn hiện đại hóa văn hóa Việt Nam trong đó có hiện đại hóa nền văn học. Đầu thế kỷ XX, bên cạnh những nhà nho vẫn tiếp tục làm thơ, phú, người nơng dân vẫn ca hát, hị vè nền văn học cũ vẫn tồn tại khắp cả nước là sự xuất hiện của một lớp nhà văn kiểu mới mở đầu cho một dòng văn học Việt Nam thời hiện đại. [8, tr.18].

Theo các nhà nghiên cứu văn học, trước thế kỉ XX văn học Việt Nam có hai dịng rõ rệt đó là dịng văn chương bác học và nền văn học bình dân. Văn chương bác học là văn chương của các nhà nho do xuất thân từ nền giáo dục Nho học, các nhà nho viết văn không phải để biểu hiện cái đẹp mà để bảo vệ đạo lý cương thường, ca tụng vua hiền tôi giỏi, giảng giải đạo lý hay là ca tụng thiên nhiên, sự thanh cao của người ẩn sĩ và phong nhã của tài tử. Văn

chương bác học phải theo một luật lệ nghệ thuật chặt chẽ, ngôn từ được gọt rũa, hoa mỹ. Văn học bình dân là của nhân dân lao động, chủ yếu là lời ca tiếng hát, câu vè, được sáng tác trong quá trình lao động, trong cuộc sống nơi thơn dã, bản thân họ khơng coi đó là văn chương nghệ thuật. Giữa hai dịng văn học này có sự khác biệt rõ rệt và xã hội phong kiến cùng với sự trì trệ của nó đã làm cho sự cách biệt ấy tồn tại một cách lâu dài.

Trong thời kì xã hội thực dân nửa phong kiến, các thành thị xuất hiện cùng với đó là đơng đảo những con người mới, những trí thức thị dân được tiếp thu nền văn hóa mới, sống khác trước và có những nhu cầu văn học hồn tồn khác, từ đó nền văn học thị dân ra đời. Không phải ngay khi xuất hiện văn học thị dân đã có thể lấn át ngay văn học nông thôn, mà hai địa bàn thành thị và nơng thơn có hai nền văn học khác nhau. Bên cạnh những nhà nho là lực lượng sáng tác chủ yếu trước đây đã xuất hiện một lực lượng sáng tác mới đó là những người làm báo, dần dần họ chuyển sang viết truyện ngắn, viết kịch đáp ứng địi hỏi của cơng chúng thành thị.

Văn học thành thị dần thay cho văn học nơng thơn, người trí thức tân học thay cho nhà nho làm chủ văn đàn. Những sự thay đổi đó khơng giống như sự thay đổi trong quân sự, chính trị: đấu tranh - tiêu diệt - thay thế, mà trải qua một quá trình đấu tranh âm thầm, lặng lẽ, chuyển hóa dần. Văn học cũ cố gắng cách tân, thích ứng với công chúng mới, nhưng bất lực, dừng lại héo mòn dần. Văn học mới ra đời đầu tiên khá mong manh, nội dung khá nghèo nàn, nghệ thuật khá ấu trĩ, những dựa vào sự phát triển nhanh chóng của thành thị, vào sự tích lũy tri thức văn học tư sản phương Tây, đã phát triển, chiếm lĩnh dần trận địa, dồn văn học cũ vào một góc trong từng người, trên tờ báo, trong cả xã hội, cho đến lúc nó phải biến mất hẳn. [8, tr.22]

Như vậy, đầu thế kỉ XX văn học Việt Nam chuyển mình, văn chương của các nhà nho bước vào giai đoạn kết thúc. Cùng lúc đó sự truyền bá của các Tân văn, Tân thư và việc thành lập các trường Nghĩa thục khắp cả nước đã ảnh

hưởng nhất định đến tư tưởng của các nhà nho yêu nước. Các sáng tác văn học của họ lại thể hiện rõ tinh thần yêu nước cổ động duy tân, đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh. Lớp nhà nho này đã sử dụng văn chương để làm cuộc cách mạng, vì vậy đã làm cho văn học chữ Hán cũng như văn học quốc âm được cách tân để dễ đi vào cơng chúng.

Thời kì 1930-1945, là thời kì đấu tranh dân tộc và giai cấp quyết liệt ở Việt Nam, thực dân Pháp ngày càng phơi bày bộ mặt tàn bạo, phát xít Nhật thì ni tham vọng làm chủ vùng Châu Á - Thái Bình Dương. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương (1930), phong trào đấu tranh và các phong trào yêu nước khác diễn ra quyết liệt tạo nên chiến thắng lịch sử vào mùa thu năm 1945. Trong bối cảnh ấy văn học cũng diễn ra cuộc đấu tranh, đồng thời là sự tác động qua lại giữa các nền văn học cách mạng, văn học hiện thực phê phán, văn học lãng mạn tiến bộ và nền văn học lãng mạn bảo thủ.

Có thể nói 15 năm trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, văn học Việt Nam gắn liền với đời sống chính trị, đây cũng là giai đoạn thay đổi mạnh nhất của văn học Việt Nam hiện đại. Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời cũng là giai đoạn mở đầu cho dịng văn học vơ sản. Các khuynh hướng lãng mạn, hiện thực phê phán đã xuất hiện và dần trở thành những dòng độc lập. Những năm từ 1929-1931, là giai đoạn phát triển của dòng văn hiện thực phê phán với các tên tuổi nổi bật như Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố… Tuy nhiên, năm 1932 lại đánh dấu một bước phát triển đột biến của dịng văn học lãng mạn với thành cơng của báo Phong Hóa, văn xi Tự lực Văn đoàn, phong trào thơ mới.

Từ năm 1930-1935, là giai đoạn văn học Việt Nam diễn ra nhiều cuộc tranh luận: “Tất cả các cuộc tranh luận đó phản ánh cuộc đấu tranh giữa lễ

giáo phong kiến, đại gia đình phong kiến với chủ nghĩa cá nhân tư sản, cuộc đấu tranh giữa tình cảm cá nhân, ý thức cá nhân chống lại những khn khổ gị bó, lối suy nghĩ và ngơn từ khn sáo của một lớp nhà nho đã lỗi thời tàn

tạ. Tự lực Văn đồn đề xướng phong trào Âu hóa là “vui vẻ trẻ trung”… Tiểu thuyết Tự lực Văn đoàn cũng đề cập đến xung đột cũ mới, lên án đại gia đình phong kiến, bênh vực tình yêu lứa đôi, bênh vực chủ nghĩa cá nhân tư sản… Văn học lãng mạn thời kì 1930-1935 gần như chiếm địa vị độc tơn trên văn đàn công khai” [8, tr.332, tr.333]. Tuy nhiên, do tách rời khỏi phong trào đấu

tranh của quần chúng, đề cao quan niệm vị nghệ thuật và chủ nghĩa cá nhân tư sản nên văn học lãng mạn không tránh khỏi đi vào bế tắc.

Giai đoạn 1936-1939, do những tác động của tình hình thế giới và trong nước các phong trào đấu tranh thời kỳ này chuyển sang giai đoạn đấu tranh công khai, hợp pháp. Sự xuất hiện nhiều tờ báo, nhà xuất bản giới thiệu văn học cách mạng nhằm giác ngộ và giáo dục tinh thần đấu tranh cho quần chúng nhân dân đã mở ra một thời kỳ mới cho văn học. Thời kỳ này văn học cách mạng và văn học hiện thực phê phán chiếm ưu thế trên văn đàn văn học công khai. Thời kỳ 1939-1945 cùng với cuộc đấu tranh mạnh mẽ của dân tộc văn học Việt Nam hiện đại vẫn tiếp tục phát triển. Bên cạnh dòng văn cách mạng thì dịng văn học hiện thực và văn học lãng mạn vẫn tồn tại và cũng có ảnh hưởng nhất định đối với nhau.

Từ năm 1930 đến năm 1945 là một giai đoạn có nhiều biến động đối với lịch sử dân tộc. Đây cũng là 15 năm nhiều biến động nhất đối với văn học nước ta. Sự chuyển biến từ một nền văn học truyền thống sang một nền văn học mới tiếp cận với văn học hiện đại đã làm cho văn học Việt Nam phát triển một cách rực rỡ và toàn diện. Sự chuyển biến này khơng thể khơng nói tới vai trị của những trí thức tân học trong đó có các thành viên của Tự lực Văn đồn. Tự lực Văn đồn với tạp chí Phong Hóa có vai trị vơ cùng quan trọng trong việc phá bỏ những hạn chế lỗi thời của xã hội cũ còn tồn tại trong văn học, mở ra một giai đoạn phát triển cho văn học hiện đại Việt Nam với những thể loại văn học mới như truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch và một trào lưu thơ mới đánh dấu sự thắng thế của dòng văn học hiện đại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạp chí phong hóa từ năm 1932 đến năm 1936 (Trang 41 - 45)