Quan điểm xây dựng nền văn học Việt Nam mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạp chí phong hóa từ năm 1932 đến năm 1936 (Trang 45 - 51)

7. Cấu trúc của Luận văn

2.1. Sự ra đời của nhóm Tự lực Văn đoàn

2.1.2. Quan điểm xây dựng nền văn học Việt Nam mới

Đầu thế kỉ XX, trong khi xã hội Việt Nam đang trên đà hiện đại hóa thì vấn đề đổi mới văn học, đưa văn học vào quỹ đạo chung của văn học thế giới cũng trở thành một yêu cầu cấp bách. Văn học Việt Nam lúc đó đứng trước hai khả năng: Một là canh tân dần dần nền văn học truyền thống để đi tới văn học hiện đại. Hai là học tập văn học cận hiện đại phương Tây, theo hệ thống thể loại của nền văn học ấy để xây dựng nền văn học mới.

Sự thay đổi từ nền văn học cũ sang nền văn học mới theo quan điểm của các nhà tân học đó là phải hình thành một đội ngũ nhà văn mới, du nhập các thể loại của văn học phương Tây thay thế cho các thể loại có tính chức năng của văn học cũ. Văn học cũ chủ yếu lấy quan niệm “tâm” “chí” “đạo” làm cơ sở, thì quan niệm của văn học mới sẽ phản ánh hiện thưc đời sống xã hội, văn học mới sẽ sử dụng chữ Quốc ngữ thay thế cho chữ Hán, chữ Nôm, dùng ngôn ngữ của đời sống thay thế cho ngơn ngữ trang nhã đầy điển tích của văn học cũ. Đặc biệt nội dung của văn học mới là mô tả cuộc sống hàng ngày và những con người của cuộc sống hiện thực [8, tr.207]. Trong bối cảnh ấy các trí thức tân học đã chọn khả năng thứ hai. Q trình thay đổi này khơng thể khơng nhắc tới vai trị của nhóm Tự lực Văn đồn và tạp chí Phong Hóa.

Tự lực Văn đoàn hoạt động vẻn vẹn trong 10 năm (1932-1942), có thể tính từ ngày tờ Phong Hóa ra đời và kết thúc vào ngày Thạch Lam mất (ngày 28 tháng 6 năm 1942) [8, tr.553]. Trong khoảng thời gian đó Tự lực Văn đồn với tạp chí Phong Hóa đã có cơng lớn trong việc đổi mới nền văn học. Những quan điểm trong việc xây dựng nền văn học mới, nền văn học Việt Nam hiện đại được thể hiện rất rõ qua những bài báo trên tạp chí Phong Hóa.

Ngay từ số 12 (ngày 1 tháng 9 năm 1932) trong thông báo về một sự hốn đổi và cải cách thì tạp chí Phong Hóa nêu rõ quan điểm về việc đổi mới trên một số lĩnh vực trong đó có phương diện văn chương. Khi trả lời những quan điểm cho rằng Phong Hóa là một tờ báo trẻ con, Tứ Ly viết: “Mà ngẫm

cho kĩ, Phong Hóa là báo trẻ con thật. Một là vì khéo khơi hài, hai là dùng lối văn châm biếm, trào phúng, ba là dùng văn giản dị, ai cũng có thể hiểu. Không dùng giọng dạy đời, không lụ khụ, đạo mạo…lại muốn xóa bỏ những hủ tục, những điều mê tín, nhất là lại hăng hái đi theo con đường mới, tìm lý tưởng mới, khơng chịu khuất phục thành kiến, không chịu làm nô lệ ai về đường tinh thần, dám lấy tương tri mà xét đoán lấy lý tưởng mà hành động”

[41, tr.5].

Quan điểm đầu tiên của Phong Hóa đó là phải đổi mới trong văn chương nghệ thuật, phải đi theo một con đường mới, tiếp nhận học hỏi nền văn chương của các nước tiến tiến. Trong bài viết “Bàn về quốc văn” tiến sĩ văn khoa Nguyễn Mạnh Tường đăng trên Phong Hóa số 18,19 có viết: “Quốc

văn có nên dùng các văn chương ngoại quốc làm mẫu chăng? Tôi trả lời không ngần ngại nên lắm, bắt chước là một sự cần thiết của nhân loại nhưng khó khăn lại ở chỗ biết bắt chước. Theo ơng thì bắt chước đầu tiên là phải có vẻ “tân kì đặc biệt” nghĩa là khơng bắt chước y hệt mà phải bắt chước một cách có tri thức là chỉ ngắm các kiểu mẫu rồi làm khác đi, bắt chước theo mục đích văn chương là phỏng theo các lối văn, các cách viết văn thích hợp nghĩa là phải bắt chước một cách khôn khéo. Để bắt chước một cách khơn khéo được thì phải có những sự cần thiết về tri thức và phải hiểu thấu nền văn chương mà mình muốn theo nghĩa là phải có một nền giáo hóa uyên bác.Vậy ta cần bắt chước những gì, chúng ta chỉ nên bắt chước cái thể văn còn ý tưởng phải là của chúng ta” [81, tr.5]. Kết thúc bài viết tác giả đã kết luận:

“bắt chước khơn khéo và trước hết phải biết giữ được tính tình của mình và

phải lưu ý đến quốc gia nhân loại” [82, tr.5].

Như vậy, xây dựng nền văn chương hiện đại nghĩa là chúng ta biết học hỏi những nền văn chương tiên tiến khác nhưng phải giữ được bản sắc của mình, chúng ta có thể sử dụng những thể loại văn học mới nhưng phải có ý tưởng riêng. Văn học mới ra đời đưa văn học Việt Nam thoát ra khỏi khuôn

khổ chật hẹp của phương Đông bước vào quỹ đạo chung của văn học thế giới. Tuy nhiên, văn học mới khơng chi phối tồn bộ văn học dân tộc mà chỉ là một bộ phận có triển vọng hơn của văn học dân tộc.

Văn học Việt Nam chịu ảnh hưởng khá sâu sắc của hai lối văn là văn Tàu và văn Tây. Nếu bàn về văn chương An Nam là phải khảo cứu về thời kì Hán học. Bởi quốc văn có cội rễ ở văn Trung Hoa [37, tr.8]. Tuy nhiên, theo quan điểm của các nhà làm báo Phong Hóa thì một dân tộc chinh phục một dân tộc khác điều cần thiết thứ nhất khơng phải là đem văn chương của mình gây cho dân tộc bị chinh phục mà phải làm thế nào để cùng nhau giao dịch được. Khi nước chinh phục và nước bị chinh phục đã có sẵn một nền văn hóa tốt đẹp rồi thì nước chinh phục muốn đồng hóa nước bị chinh phục cũng là điều khó khăn mà nước bị chinh phục muốn tự ý theo nước chinh phục cũng vẫn tự cịn giữ được cái bản tính của mình. Đây chính là hồn cảnh của nước ta và nước Pháp cũng như nước ta và nước Trung Hoa từ xa xưa. Chẳng thế mà sau tất cả dân tộc Việt Nam vẫn giữ được tính chất Việt Nam, dẫu có theo phong tục, văn tự và ngôn ngữ của nước chinh phục.

Trong suốt nhiều thế kỷ các thế hệ thi nhân Việt Nam đều sử dụng song song hai hệ thống ngôn ngữ là ngôn ngữ Hán - Việt và ngôn ngữ Nôm để viết văn và làm thơ. Khi chữ Quốc ngữ xuất hiện có thể coi là hệ thống chữ cái Latinh ghi âm ngôn ngữ Nôm, bao gồm cả ngôn ngữ văn học Nôm và ngôn ngữ của nhân dân. Chữ Quốc ngữ đã trở thành ngôn ngữ văn tự lý tưởng cho văn học mới như một nền văn học mang tính đại chúng, vì nó mơ tả cuộc sống bình thường. Chiều lịng tất cả độc giả khơng loại trừ những người ít chữ nghĩa [8, tr.214]. Để mọi người đều có thể tiếp nhận nền văn học mới nghĩa là văn học mới phải sử dụng lối văn giản dị, rõ ràng.

Trong bài viết: “Hai cái thái cực” Nhất Linh cho rằng: “Người nào

rỗng tư tưởng không dám dùng lối văn giản dị vì người đọc biết ngay được mình rỗng tư tưởng. Vì vậy, phải lấy những câu văn rắc rối, những chữ nho,

những tiếng lạ để che đậy đi. Khơng làm cho người ta phục bằng tư tưởng thì lòe người ta bằng văn từ vậy. Các nhà hán nho thì dùng thật nhiều chữ nho để tỏ rằng mình học rộng, các nhà tây nho thì tìm những câu lạ, những tiếng mới thật ngộ nghĩnh để tỏ ra rằng mình khác đời. Thành thử họ khơng dùng lối văn Tàu thì họ dùng lối văn Tây, cịn cái thứ văn giản dị, rõ ràng, nói sao viết vậy mà viết cho có đầu đi, hay ở chỗ gọn gàng lưu lốt nghĩa là lối văn annam thì họ khơng dùng đến, vì họ viết văn chỉ cốt lòe những người dốt nát. Nhưng dù sao hai lối văn lòe đời kia cũng phải thay thế cho lối văn annam…” [22,

tr.8]. Như vậy, theo quan điểm của Nhất Linh văn học mới nghĩa là phải sử dụng lối văn giản dị, rõ ràng ai cũng có thể đọc và hiểu, với lối văn ấy sẽ giúp cho văn học có ảnh hưởng sâu rộng hơn trong quần chúng, là tiếng nói của quần chúng và phản ánh rõ nhất đời sống, tâm tư, tình cảm của nhân dân.

Tuy nhiên, sự thay đổi giữa văn học cũ và văn học mới cũng diễn ra những cuộc đấu tranh vô cùng phức tạp. Bởi một số văn sĩ khi tìm hiểu nền văn học mới vẫn cho rằng: “văn phải có vẻ, có mĩ thuật, nghĩa là phải dùng điển

tích. Văn học khơng có đặc tính ấy khơng phải là văn… tuy nó là văn. Vậy một bài văn hay, có tư tưởng hay cảm được lịng người, tả được vẻ đẹp của trời đất hay diễn được những nỗi khuất khúc của tâm lý, mà khơng dùng điển tích là văn gì…chứ khơng phải là văn được” (Ơng Lê Dư đi tìm “văn mới”) [42, tr.9].

Theo Tứ Ly: “nếu chỉ dùng điển tích mới gọi là văn, thì bao giờ chẳng phải

dùng đến kho văn cũ, bao giờ làm văn chẳng giống văn cũ? Làm thế nào cho mới được mà ông Lê Dư phải mất cơng lặn lội đi tìm…Chỉ cịn một cách khơng dùng điển tích gì cả. Nhưng nó lại khơng phải là văn mất. Thật là rầy…cho ông Lê Dư.” (Mượn văn) [42, tr.9]. Qua câu chuyện ông Lê Dư đi tìm văn mới,

Phong Hóa thể hiện quan điểm của mình trong xây dựng nền văn học mới, đó là lối văn có tư tưởng, tả được vẻ đẹp của trời đất của lịng người mà khơng dùng đến điển tích giống như lối văn cũ, bởi nếu dùng điển tích điều thường thấy trong văn học cũ thì văn mới sẽ khơng cịn là mới nữa.

Các thành viên của Tự lực Văn đồn đều là trí thức Tây học, chính vì vậy quan điểm của họ khi xây dựng nền văn học mới là phải học tập văn học cận hiện đại phương Tây, theo hệ thống thể loại của nền văn học ấy. Trong khi đó, văn học Việt Nam thời trung đại lại tiếp thu có chọn lọc và sáng tạo tinh hoa từ nền văn học Trung Quốc. Các thể loại văn học thời kì này chủ yếu là các thể văn hành chính như chiếu, cáo, hịch, biểu, văn tế, câu đối. Thơ chữ Hán với quy định chặt chẽ về thể, tứ. Văn xuôi tự sự như sử kí, truyện truyền kì, thơ Nơm đường luật. Hầu hết những thể loại trên khi sáng tác các tác giả đều phải tuân theo những quy luật chặt chẽ. Văn học mới thì thể loại đa dạng hơn với thơ, kịch nói, văn xi chính luận (tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện vừa) ký, phóng sự… Ngồi ra cịn có văn học dịch, các tác phẩm văn học nước ngoài được dịch ra tiếng Việt để phổ biến trong nước. Đối với những thể loại mới này người viết được tự do sáng tác, tự do thể hiện quan điểm, tự do thể hiện tư tưởng tình cảm, có thể viết ngắn hoặc dài, thay đổi nhiểu phong cách viết khác nhau mà không sợ bị bó hẹp bởi những quy định chặt chẽ khắc khe như văn học cũ.

Là lực lượng đi đầu trong việc xây dựng nền văn học Việt Nam hiện đại, những thể loại văn học mới này được Tự lực Văn đoàn thể hiện rõ trong các sáng tác của mình được đăng trên các số báo của tạp chí Phong Hóa. Với một trào lưu thơ mới mở đầu cho tên tuổi của một số nhà thơ nổi tiếng sau này như Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận… hay những tiểu thuyết nổi tiếng của Nhất Linh, Khái Hưng, phóng sự của Trọng Lang, kịch của Vi Huyền Đắc, Đoàn Phú Tứ… Điều đặc biệt là: “Từ năm 1932, các nhà văn trong Tự lực

Văn đoàn đã mở ra một thời kỳ văn học mới, nghiêng về những quan niệm nhân sinh và xã hội của phương Tây. Nhất Linh, Hoàng Đạo và nhóm Tự lực Văn đồn đã chủ trương một cách tân hoàn toàn trong văn học, một mặt đấu tranh cho giải phóng cá nhân, coi cá nhân (individu) là cơ sở của xã hội, mặt khác đấu tranh cho sự trong sáng của ngơn ngữ và hiện đại hóa các thể loại văn học.” [8, tr.530].

Đối với Tự lực Văn đồn, Phong Hóa là nơi đầu tiên thể hiện những quan điểm về việc xây dựng một nền văn học Việt Nam hiện đại, là nơi đầu tiên công bố các sáng tác của các thành viên. Sau này những tiểu thuyết lớn như: Nửa chừng xuân, Đoạn Tuyệt, Hồn bướm mơ tiên… đều được xuất bản

thành sách. Để tránh tình trạng mua bán các tác phẩm văn chương, theo Tự lực Văn đoàn cần có các nhà xuất bản để phụ trách cơng việc xuất bản sách như cái cách của các nước Âu - Mĩ. Vì sao phải xuất bản sách? Nhị Linh trong bài “Viết sách, xuất bản sách” đăng trên Phong Hóa, số 101 (ngày 8 tháng 6 năm 1934) có viết: “Khi ta nghĩ đến việc bán đắt bán rẻ một tác phẩm văn chương

cho một nhà in, một hiệu sách, thì ta khơng khỏi đau lịng. Mất cơng hàng tháng hàng năm, nào tra khảo, sưu tầm, nào chữa đi, chữa lại, tốn bao nhiêu đêm thức suốt sáng mới viết xong một cuốn sách. Rồi vì túng bấn mà đem bán lấy tiền…Sự đó thường xảy ra ở nước ta, những ông lái buôn chữ chỉ cần bỏ ra vài chục bạc thì tác phẩm kia nghiễm nhiên trở nên vật sở hữu của họ, con cháu họ, nó sẽ là một di sản nhà họ. Thực trạng buôn người cũng khơng tàn nhẫn bằng hạng bn chữ… Nhưng đói thì phải biết làm sao? Mà khắp trong cả nước khơng có lấy một nhà xuất bản sách, xuất bản sách theo các nước văn minh, nghĩa là để tác giả hưởng chung lãi mà vẫn giữ được bản quyền về cuốn sách đã soạn… Chúng tơi ước ao có nhiều nhà trí thức - vì chỉ có trí thức mới làm nổi - ra cáng đáng việc xuất bản sách, như các nước Âu Mĩ thì may mới triệt hết được hạng lợi dụng, bóc lột các nhà viết văn” [29, tr.1].

Như vậy, đối với văn học Việt Nam hiện đại không chỉ thay đổi về thể loại, ngơn ngữ mà cịn phải đáp ứng được nhu cầu đọc của mọi người. Nghĩa là văn học phải được xuất bản, nhà văn phải được đảm bảo về quyền lợi của mình khi sáng tác. Tuy nhiên, khơng phải bất cứ tác phẩm văn học nào cũng có thể xuất bản. Tác phẩm được xuất bản phải có giá trị được kiểm duyệt, phải trình bày có vẻ khả quan sau đó là việc quảng cáo cho cuốn sách: “Tóm

lại, muốn xuất bản sách thật là khó, phải có học vấn để lựa chọn sách hay. Phải biết khoa mỹ thuật để làm tôn giá trị cho văn chương bởi hình thức

quyển sách. Phải có tài quảng cáo để độc giả lưu ý tới sách của mình. Sau hết là phải thành thực, không những đối với người đọc, mà lại đối với mình nữa: thành thực muốn làm giàu cho văn sản nước nhà” [30, tr.2].

Nhìn chung, khi đánh giá về Tự lực Văn đồn với cơng lao trong việc đổi mới nền văn học Việt Nam hiện đại, đổi mới từ quan niệm xã hội cho đến đẩy nhanh các thể loại văn học trên con đường hiện đại hóa, làm cho ngơn ngữ văn học trở nên trong sáng và giàu có hơn. Nhà thơ Huy Cận trong cuộc hội thảo về Tự lực Văn đoàn ngày 27 tháng 5 năm 1989 tại Khoa Ngữ văn, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội nhận xét: “Ta có đủ thời gian để đánh giá

sự đóng góp của Tự lực Văn đồn. Có thể coi Tự lực Văn đồn đóng góp lớn vào văn học sử Việt Nam. Họ có hồi bão về văn hóa dân tộc. Họ có điều kiện nhưng họ khơng thích con đường làm quan làm giàu mà đi vào chuyện văn chương… Tự lực Văn đồn đã có đóng góp lớn vào nghệ thuật tiểu thuyết, vào tính hiện đại của tiểu thuyết, đóng góp vào tiếng nói và câu văn của dân tộc, với lối văn trong sáng và rất Việt Nam.”[8, tr.556]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạp chí phong hóa từ năm 1932 đến năm 1936 (Trang 45 - 51)