Với Sở Thông tin và Truyền thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp cận thông tin của công chúng nam định về vấn đề xây dựng nông thôn mới qua báo chí (Trang 123 - 132)

3.2 .Một vài giải pháp cơ bản

3.3. Một số kiến nghị cụ thể đối với các cơ quan, tổ chức, ban ngành của tỉnh

3.3.2.1. Với Sở Thông tin và Truyền thông

Nhận thức rõ vai trò đặc biệt quan trọng của công tác thông tin tuyên truyền trong việc tạo nên sự thống nhất trong tổ chức, sự đồng thuận trong xã hội. Hàng năm, Sở cần xây dựng các Kế hoạch triển khai công tác thông tin tuyên truyền xây

dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh, trọng tâm là đôn đốc, hƣớng dẫn các cơ quan báo chí, cơ quan thông tin tuyên truyền của tỉnh đảm bảo công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, đồng bộ, có điểm nhấn với nội dung và hình thức đa dạng, phong phú.

Thông qua chƣơng trình mục tiêu quốc gia đƣa thông tin về cơ sở, Sở Thông tin và Truyền thông cần thƣờng xuyên tổ chức các lớp bồi dƣỡng tăng cƣờng năng lực cho cán bộ phụ trách lĩnh vực thông tin truyền thông ở cấp xã, phòng Văn hóa và Thông tin, Đài Truyền thanh – Truyền hình cấp huyện. Các khóa đào tạo này sẽ giúp cho cán bộ thông tin và truyền thông có cách nhìn tổng thể về hệ thống thông tin cơ sở; thấy đƣợc tầm quan trọng của hệ thống thông tin và truyền thông cơ sở đối với công tác thông tin, tuyên truyền, chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phƣơng; những định hƣớng của công tác thông tin và truyền thông cơ sở trong thời gian tới; nắm bắt đƣợc những nghiệp vụ cơ bản về chuyên môn kỹ thuật, cách khai thác viết tin bài. Việc tăng cƣờng năng lực cho cán bộ còn góp phần giải quyết những bất cập về tình hình nguồn nhân lực thông tin và truyền thông ở cơ sở, góp phần nâng cao chất lƣợng nội dung thông tin tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị tại địa phƣơng.

Bên cạnh đó, Sở Thông tin và Truyền thông cần tích cực hỗ trợ Đài PT-TH tỉnh và Đài Truyền thanh - Truyền hình các huyện, thị xã, thành phố sản xuất mới các chƣơng trình phát thanh, truyền hình theo chuyên đề phù hợp với tình hình đặc thù của tỉnh và của từng huyện để phục vụ ngƣời dân trên địa bàn. Thậm chí Sở có thể đặt hàng sản xuất trên sóng truyền hình của Đài tỉnh và Đài huyện tạo hiệu quả trong việc chuyển tải thông tin và tạo tính hấp dẫn trong nội dung tiếp cận thông tin của công chúng trên địa bàn Nam Định.

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh cần duy trì thƣờng xuyên việc chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh trong việc đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về chủ trƣơng, chính sách Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới với nội dung và hình thức đa dạng, phong phú. Đồng thời, để duy trì và phát triển tiêu chí số 08, hàng năm, Sở Thông tin và Truyền

thông cần thực hiện các cuộc kiểm tra, khảo sát chất lƣợng dịch vụ bƣu chính, viễn thông, internet; kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong cung ứng, kinh doanh dịch vụ bƣu chính viễn thông trên địa bàn tỉnh nhằm phát hiện các sai phạm để kịp thời chấn chỉnh nhằm mục tiêu phục vụ thông tin liên lạc thông suốt với chất lƣợng dịch vụ ngày một nâng cao, giá thành dịch vụ phù hợp, mạng lƣới dịch vụ rộng khắp đến tận các thôn, xóm, bản, làng.

Do sự chênh lệch đáng kể về nhận thức của ngƣời dân cũng nhƣ việc đầu tƣ cơ sở vật chất ở khu vực thành thị và nông thôn, hạ tầng mạng lƣới đài truyền thanh cấp xã, thôn bị xuống cấp, hỏng hóc nhiều, công nghệ của thiết bị đã lạc hậu, hết tuổi thọ qui định; hệ thống loa truyền thanh đến các thôn, xóm chƣa phát huy hết tác dụng để phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền xây dựng nông thôn mới. Với mục đích thu hẹp khoảng cách hƣởng thụ thông tin giữa thành phố và nông thôn góp phần thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông cần tăng cƣờng cơ sở vật chất cho hệ thống thông tin và truyền thông cơ sở, tiếp tục triển khai dự án “Hỗ trợ đầu tƣ cơ sở vật chất cho hệ thống thông tin và truyền thông cơ sở” thuộc chƣơng trình MTQG xây dựng nông thôn mới. Việc đầu tƣ cơ sở vật chất cho hệ thống thông tin và truyền thông với mục đích khắc phục tình trạng lạc hậu và thiếu đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật phát thanh, truyền hình trên địa bàn tỉnh; Đồng thời, góp phần nâng cao chất lƣợng phủ sóng phát thanh, truyền hình đảm bảo mục tiêu để nhân dân trong tỉnh đƣợc hƣởng thụ các dịch vụ nghe - xem, đảm bảo công bằng trong tiếp cận các dịch vụ thông tin và truyền thông cho nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh đó để chƣơng trình XDNTM phát triển bền vững, Sở Thông tin và Truyền thông cần tích cực tham mƣu Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quan tâm hơn nữa đến lĩnh vực thông tin và truyền thông; tiếp tục đầu tƣ, nâng cấp hệ thống đài truyền thanh ở các xã nông thôn của tỉnh; Tăng cƣờng chỉ đạo, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền xây dựng nông thôn mới trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, đặc biệt đổi mới công tác thông tin tuyên truyền qua hệ thống đài truyền thanh cấp xã đến các thôn, xóm, bản làng. Đồng thời, tiếp

tục định hƣớng, chỉ đạo các doanh nghiệp bƣu chính, viễn thông củng cố, nâng cao hơn nữa chất lƣợng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật mạng lƣới phục vụ thông tin liên lạc bƣu chính, viễn thông trên địa bàn tỉnh; góp phần đáp ứng nhu cầu thông tin của ngƣời dân, giúp mọi ngƣời dân có điều kiện tiếp cận, sử dụng, nắm bắt thông tin về chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nƣớc; áp dụng khoa học kỹ thuật vào hoạt động, kinh doanh góp phần nâng cao nhận thức cải thiện chất lƣợng cuộc sống thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng.

3.2.2.2. Với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định

Xây dựng đời sống văn hóa nông thôn luôn giữ một vị trí quan trọng trong xây dựng và phát triển văn hóa, con ngƣời Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nƣớc. Đặc biệt, là trong bối cảnh hiện nay khi xây dựng nông thôn mới là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, thì phát triển văn hóa nông thôn càng có vị trí, vai trò, ý nghĩa lớn lao hơn.

Việc phát triển văn hóa nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới vừa là mục tiêu, yêu cầu của phát triển bền vững, vừa là nhiệm vụ cấp bách, chủ trƣơng có tầm chiến lƣợc đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp cách mạng mang tính nhân văn sâu sắc của Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân ta bởi văn hóa là "nền tảng tinh thần vững chắc của xã hô ̣i, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".

Phát triển văn hóa ở nông thôn là quan tâm đến phát triển văn hóa từ gốc, là tạo ra những giá trị mới của nông thôn, một nông thôn hiện đại với những giá trị mới về kinh tế, văn hóa, nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật và các quy định về văn hóa của ngƣời dân ở nông thôn; xây dựng, củng cố và phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở, tạo điều kiện để ngƣời dân ở nông thôn nâng cao mức hƣởng thụ, tham gia hoạt động và sáng tạo văn hóa; nâng cao chất lƣợng phong trào xây dựng gia đình văn hóa, ấp văn hóa, thực hiện các tiêu chí phát

triển văn hóa nông thôn mới cấp xã, tạo nền tảng vững chắc để xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã; xây dựng con ngƣời, gia đình, cộng đồng nông thôn và môi trƣờng văn hóa nông thôn lành mạnh, phong phú, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, tạo động lực thúc đẩy phát triển nông nghiệp và xã hội nông thôn mới.

Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2008 của Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Quyết định số 22/QĐ-TTg ngày 05/01/ 2010 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc Phê duyệt Đề án "Phát triển văn hóa nông thôn đến năm 2015, định hƣớng đến năm 2020",Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã luôn quan tâm đến việc phát triển văn hóa nông thôn mà nòng cốt là củng cố, nâng cao chất lƣợng phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa gắn với xây dựng nông thôn mới và các phong trào khác nhằm thực hiện tốt vai trò của văn hóa trong xây dựng nông thôn mới, nhằm phát triển văn hóa nông thôn hiệu quả, thiết thực hơn, gắn liền với việc phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. Các cuộc vận động trong phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa nhƣ xây dựng gia đình văn hoá, ấp văn hoá, xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; nếp sống văn hoá nơi công cộng ngày càng đi vào nề nếp, chất lƣợng, hiệu quả thiết thực, khơi dậy tinh thần đoàn kết ở cộng đồng dân cƣ, tác động hiệu quả đến xây dựng đời sống văn hóa ở vùng nông thôn của tỉnh.

Với vai trò là cơ quan Thƣờng trực của Ban Chỉ đạo phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch đã thƣờng xuyên chỉ đạo cấp huyện và cơ sở nâng cao chất lƣợng cuộc vận động xây dựng Gia đình văn hóa để xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, kỷ cƣơng, nề nếp, có đời sống kinh tế ổn định và phát triển, kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, tiếp thu có chọn lọc các giá trị tiên tiến của gia đình trong xã hội phát triển, có tinh thần tƣơng thân, tƣơng ái, tính tự quản, dân chủ và năng lực làm chủ trong sinh hoạt cộng đồng làm nền tảng xây dựng nông thôn mới.

Bên cạnh đó, việc nâng cao nhận thức cho ngƣời dân về văn hóa gia đình, tiêu chuẩn công nhận danh hiệu GĐVH, ý thức tự nguyện, tự giác của các gia đình

trong việc xây dựng, giữ vững danh hiệu GĐVH cũng đƣợc ngành văn hóa các cấp trong tỉnh thƣờng xuyên thực hiện bằng các hoạt động tuyên truyền tại cơ sở. Thông qua các cuộc Liên hoan GĐVH tiêu biểu ở cấp huyện và cơ sở đã kịp thời biểu dƣơng và nhân rộng các mô hình gia đình tiêu biểu vƣợt khó, làm kinh tế giỏi, phổ biến nhân rộng mô hình gia đình văn hóa ở nông thôn làm giàu từ sản xuất nông nghiệp hàng hóa và dịch vụ nông thôn, gia đình hiếu học, gia đình trẻ hạnh phúc, gia đình nhiều thế hệ chung sống mẫu mực, chăm sóc ngƣời cao tuổi, bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em…

Việc nâng cao chất lƣợng thôn xóm văn hóa, xây dựng thôn xóm văn hóa bền vững, thực sự là những điểm sáng về văn hóa ở nông thôn đƣợc thực hiện bằng những công việc cụ thể nhƣ: vận động nhân dân thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cƣới, việc tang và lễ hội; bài trừ tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan; phát huy vai trò của các Trung tâm Văn hóa – Thể thao xã, tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao nhằm nâng cao mức hƣởng thụ về văn hóa, thu hút ngƣời dân nông thôn tham gia vào các hoạt động văn hóa, thể thao trên địa bàn; xây dựng cộng đồng nông thôn ổn định về chính trị, dân chủ, hòa thuận, nhân ái giàu bản sắc dân tộc, có môi trƣờng xanh-sạch-đẹp-an toàn.

Với phƣơng châm "Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm" hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở của tỉnh đã ngày càng đƣợc mở rộng, phát triển.

Để tiếp cận nông thôn mới của công chúng Nam Định đƣợc cải thiện và nâng cao, là một cơ quan quản lý Nhà nƣớc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch cần giải quyết đồng bộ một số biện pháp sau:

Một là, tăng cƣờng công tác lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển văn hóa nông thôn, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nƣớc về phát triển văn hóa nông thôn giữa các ngành, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở.

Hai là, tiếp tục tập trung tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về văn hóa và phát triển văn hóa nông thôn; ý thức chấp hành pháp luật và các quy định về văn hóa, thể thao của ngƣời dân ở nông thôn.

Ba là, tăng cƣờng nguồn lực phát triển văn hóa nông thôn (tăng mức đầu tƣ từ ngân sách Nhà nƣớc, đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa văn hóa), trong đó quan trọng nhất là xây dựng, củng cố và phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở; nâng cao chất lƣợng tổ chức, hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa, thông tin và thể thao ở nông thôn; tạo điều kiện để ngƣời dân ở nông thôn nâng cao mức hƣởng thụ, tham gia hoạt động và sáng tạo văn hóa. Tiếp tục đầu tƣ xây dựng các thiết chế văn hóa-thể thao theo tiêu chí số 6 trong Bộ Tiêu chí xây dựng xã nông thôn mới. Đồng thời tiếp tục thực hiện có hiệu quả tiêu chí số 16 để góp phần hoàn thành chỉ tiêu xây dựng xã nông thôn mới trong năm 2015 và định hƣớng đến năm 2020. Huy động sức mạnh của toàn xã hội nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, khích lệ sáng tạo các giá trị văn hóa mới, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm giàu văn hóa dân tộc.

Bốn là, xây dựng con ngƣời, gia đình, cộng đồng nông thôn và môi trƣờng văn hóa nông thôn lành mạnh, phong phú, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; tạo chuyển biến về xây dựng nếp sống văn hóa, xây dựng môi trƣờng xã hội, bảo vệ di sản văn hóa và môi trƣờng sinh thái nông thôn tạo động lực thúc đẩy phát triển nông nghiệp và nông thôn mới.

Năm là, đẩy mạnh phong trào "Toàn đân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" một cách đồng bộ, thực chất, góp phần có hiệu quả vào việc ổn định an ninh trật tự, an toàn xã hội, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ở nông thôn. Trong đó, chú trọng việc xây dựng, công nhận, tái công nhận các danh hiệu văn hóa (tránh chạy theo thành tích) nhƣ: Gia đình văn hóa, ấp văn hóa, xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới, nếp sống văn hóa nơi công cộng; phong trào toàn dân rèn luyện thể dục thể thao theo gƣơng Bác Hồ vĩ đại, tạo nền tảng vững chắc và góp phần thiết thực trong việc xây dựng xã nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

Sáu là, kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ cho phát triển văn hóa nông thôn. Xây dựng chiến lƣợc phát triển đội ngũ cán bộ văn hóa cơ sở trong đó đặc biệt chú trọng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng, bố trí

cán bộ lãnh đạo, quản lý văn hóa ở cơ sở đủ sức đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Bảy là, tăng cƣờng công tác thi đua khen thƣởng; tổng kết rút kinh nghiệm thực tiễn; xây dựng, nhân rộng mô hình điểm, các điển hình tiên tiến; nghiên cứu, đánh giá tác động hiệu quả các hoạt động văn hóa cơ sở ở nông thôn.

Riêng với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cơ quan thƣờng trực tham mƣu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Ban chỉ đạo XDNTM của tỉnh cần chỉ đạo và tổ chức triển khai toàn diện các nội dung Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh việc tổ chức thực hiện, Sở cần tăng cƣờng kiểm tra, đôn đốc các huyện, thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp cận thông tin của công chúng nam định về vấn đề xây dựng nông thôn mới qua báo chí (Trang 123 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)