-Luận văn đã khẳng định đƣợc tính cần thiết của việc nghiên cứu cách tiếp cận thông tin của công chúng qua báo chí. Luận văn đã đƣa ra nhiều hƣớng nghiên khác nhau dựa trên các lý thuyết về truyền thông đại chúng, lý thuyết xã hội học truyền thông đại chúng, lý thuyết tâm lý học báo chí - truyền thông, lý thuyết sử dụng và hài lòng. Về phƣơng pháp nghiên cứu, luận văn sử dụng các phƣơng pháp cơ bản trong đó lấy phƣơng pháp điều tra xã hội học làm trọng tâm. Tiếp cận thông tin của công chúng là một trong những quyền cơ bản của con ngƣời đƣợc quy định rất cụ thể trong các văn bản luật. Còn việc xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam hiện nay vừa là mục tiêu, vừa là yêu cầu của phát triển bền vững, vừa là nhiệm vụ cấp bách, vừa là chủ trƣơng có tầm chiến lƣợc đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp cách mạng mang tính nhân văn sâu sắc của Đảng và Nhà nƣớc. Đồng thời phải luôn nhìn nhận việc tiếp cận thông tin của công chúng về vấn đề xây dựng nông thôn mới trong xu thế vận động, biến đổi nhằm kích thích sự phát triển của báo chí.
-Hệ thống hóa các kết quả nghiên cứu về công chúng truyền thông ở cả 2 phƣơng diện lý thuyết và thực nghiệm. Nghiên cứu công chúng là một bộ phận của nghiên cứu truyền thông đại chúng, có ý nghĩa quan trọng đối với các cơ quan truyền thông. Ở Việt Nam, chƣa có nhiều các công trình nghiên cứu về công chúng báo chí truyền thông đặc biệt là rất ít các nghiên cứu việc tiếp cận thông tin của công chúng truyền thông về một vấn đề có tính chuyên biệt nhƣ xây dựng nông thôn mới.
-Kết quả khảo sát công chúng tại 2 địa bàn tỉnh Nam Định trong chƣơng 2 đã đƣa ra đƣợc những nét đặc trƣng trong cách tiếp cận thông tin của công chúng Nam
Định với vấn đề xây dựng nông thôn mới qua báo chí nhƣ tần suất tiếp cận, mục đích tiếp cận, nhu cầu tiếp cận và ứng xử của công chúng sau khi tiếp cận thông tin. Mỗi nhóm công chúng với địa bàn sinh sống, độ tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn khác nhau trong cách tiếp cận. Dựa vào đó, mỗi một loại hình báo chí, mỗi một kênh báo chí cần phải điều chỉnh cách tác động vào từng đối tƣợng cho phù hợp.
- Chƣơng 3, tác giả luận văn đã đƣa ra một số kết luận về tiếp cận thông tin của công chúng Nam Định, từ đó đề xuất một số giải pháp để cải thiện và nâng cao điều kiện tiếp cận thông tin của công chúng Nam Định. Giải pháp đó phải đƣợc thực hiện một cách đồng thời từ cả 2 phía công chúng và báo chí. Công chúng thì cần nâng cao hiểu biết và sự chủ động của mình trong cách tiếp cận. Còn báo chí thì phải nâng cao trách nhiệm của mình nhằm đáp ứng đƣợc nhu cầu tiếp cận ngày càng cao của công chúng nhƣ chất lƣợng của thông tin, phải thông tin một cách toàn diện, đƣa thông tin đa chiều. Đặc biệt với báo chí địa phƣơng cần nâng cao tính phản biện và minh bạch hóa khi đƣa tin về xây dựng nông thôn mới.